K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CUỐI KÌ MÔN SINH 7 1. Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch đồng? 2. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày? 3. Nêu các bước sơ cứu khi bị rắn độc cắn? 4. Trình bày ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh? 5.Em hãy kể tên các bộ thú đã học và nêu...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CUỐI KÌ MÔN SINH 7

1. Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch đồng?

2. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?

3. Nêu các bước sơ cứu khi bị rắn độc cắn?

4. Trình bày ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh?

5.Em hãy kể tên các bộ thú đã học và nêu đại diện của mỗi bộ đó?

6.Sự tiến hóa của các hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện như thế nào?

7.Giải thích vì sao số lượng động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?

8. Hãy cho biết động vật quý hiếm là gì? Có mấy cấp độ phân hạng động vật quý hiếm?

1.CÔ YÊU CẦU CÁC EM SOẠN ĐỀ CƯƠNG VÀ GỞI ĐÁP ÁN LẠI CHO CÔ. CÔ LẤY DANH SÁCH CÁC EM ĐẪ NỘP VÀ BÁO CÁO VỀ TRƯỜNG ( CÔ LẤY DS VÀ CỘNG ĐIỂM VÀO CÁC CỘT ĐIỂM THƯỜNG XUYÊN NỮA ĐÓ)

2. SAU KHI SOẠN XONG GỞI QUA CÔ VÀ HỌC CHO THUỘC ĐỂ TUẦN SAU THI CUỐI KÌ NHÉ.

                             CÔ MONG CÁC EM THỰC HIỆN TỐT ĐẺ KÌ THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO

                                                           Cô Kiên

47
5 tháng 5 2021

Bài 2; 

  • Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày là vì : Lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ

 Bài 1:

  • Sự sinh sản:
    •  Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
    • Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
    • Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
    • Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.
  • Sự phát triển qua biến thái ở ếch:
    • Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước.
    • Nòng nọc mọc 2 chi sau.
    • Nòng nọc mọc 2 chi trước.
    • Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.

 Bài 4:

Ưu điểm của hiện tượng thai sinh của thú so vs đẻ trứng và noãn thai sinh ở chim & bò sát là:

- Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như chim và bò sát đẻ trứng.

- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, có sự bảo vệ của mẹ trong giai đoạn đầu đời.

=> Tỷ lệ sống sót của con sống sốt cao hơn

Bài 5:

các bộ của lớp thú gồm:

- Bộ thú huyệt (thú mỏ vịt), bộ thú túi (kanguru)

- bộ dơi (dơi ăn sâu bọ, dơi quả), bộ cá voi (cá voi xanh, cá heo)

- bộ ăn sâu bọ (chuột chù, chuột chũi), bộ gặm nhấm (chuột đồng, sóc, nhím)

- bộ ăn thịt (mèo, hổ, báo, chó sói, gấu)

- bộ móng guốc (bộ guốc chẵn: lợn, bò; bộ guốc lẻ: ngựa, tê giác)

- bộ linh trưởng (khỉ, vượn, khỉ hình người: đười ươi, tinh tinh, gorila)

Bài 6:

 

14 tháng 6 2017

1.

Đặc điểm chung:

‐ Kích thước hiển vi

‐ Cấu tạo 1 tế bào

‐ Trao đổi khí qua màng cơ thể

2.

- Gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở lưng.

- Dây chằng ở bản lề đàn hồi cùng 2 cơ khép vỏ.

- Gồm 3 lớp:

+ Lớp sừng ở bên ngoài.

+ Lớp đá vôi ở giữa.

+ Lớp xà cừ ở bên trong.

3.

Mưa nhiều giun chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể chúng ngạt thở \(\rightarrow\) giun đất hô hấp bằng da.

4.

- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.

- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

- Hô hấp bằng ống khí.

- Phát triển qua biến thái.

5.

- Giun đũa đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng, người ăn phải trứng giun ( qua rau sống, quả tươi…) , đến ruột non, ấu trùng chui ra , vào máu ,đi qua tim, phổi ,rồi lại về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đây.

6.

* Lợi ích:

- Trong tự nhiên:

+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên: San hô, hải quỳ

+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển: các rạn san hô là nơi ở cho nhiều sinh vật biển

- Đối với đời sống :

+ Làm đồ trang trí , trang sức : San hô

+ Làm thưc phẩm có giá trị : Sứa sen, sứa rô

+ Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.

+ Cung cấp nguyên liệu đá vôi: San hô đá

* Tác hại:

+ Một số loài gây độc và ngứa cho con người: Sứa

+ San hô tạo đá ngầm ảnh hưởng đến giao thông.

7.

* Vai trò:

- Ích lợi: + Làm thuốc chữa bệnh: mật ong,

+ Làm thực phẩm: nhộng ong, nhộng tằm, châu chấu

+ Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm

+ Làm thức ăn cho động vật khác: châu chấu, sâu

+ Diệt các sâu bọ có hại: ong mắt đỏ

+ Làm sạch môi trường: bọ hung

- Tác hại: + Là động vật trung gian truyền bệnh: ruồi, muỗi

+ Gây hại cho cây trồng: châu chấu,

+ Làm hại cho sản xuất nông nghiệp: sâu cuốn lá, sâu đục thân,….

14 tháng 6 2017

1: Trình bày đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh.

- Kích thước hiển vi. Cấu tạo từ một tế bào.

- Phần lớn dị dưỡng.

- Di chuyển bằng roi, long bơi, chân giả hoặc chân tiêu giảm.

- Sinh sản vô tính và hữa tính.

2: Nêu cấu tạo ngoài của vỏ trai.

- Vỏ trai gồm hai mảnh vỏ gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng.

- Mỗi mảnh vỏ gồm ba lớp :

+ Ngoài cùng : Lớp sừng

+ Ở giữa : Lớp đá vôi

+ Trong cùng : Lớp xà cừ óng ánh

3 :Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

- Vì giun đất hô hấp bằng da, khi mưa nhiều, nước ngập, trong đất thiếu không khí nên giun đất bị ngạt. Do đó chúng phải chui lên mặt đất để hô hấp.

4: Nêu đặc điểm chung của lớp sâu bọ.

- Cơ thể có 3 phần : Đầu, ngực, bụng.

- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

- Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

- Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau

- Có hệ tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn ở mặt lưng.

5: Nêu vòng đời giun đũa.

Giun đũa trưởng thành -> Trứng -> ấu trùng trong trứng -> thức ăn -> ruột non -> máu, tim, gan, phổi -> ruột non -> giun đũa trưởng thành.

6: Nêu vai trò của ngành ruột khoang.

+ Mặt lợi:

- Tạo nên hệ sinh thái biển độc đáo, là nơi sống của nhiều động vật dưới biển.

- Là nguyên liệu quý để trang trí và làm đò trang sức.

- Cung cấp nguyên liệu xây dựng.

- Là vật chỉ thị của các địa tầng trong nghiên cứu địa chất.

- Cung cấp thức ăn cho con người.

+ Mặt hại:

- Gây ngứa và độc cho người.

- Gây cản trở giao thong đường biển.

7: Nêu vai trò của lớp sâu bọ.

+ Có lợi:

- Làm thuốc chữa bệnh.

- Làm thức ăn cho con người và động vật khác.

- Thụ phấn cho cây trồng, diệt các loài sâu hại.

+ Có hại:

- Làm vật trung gian truyền bệnh cho người.

- Hại hạt ngũ cốc.

ÔN TẬP HỌC KÌ II SINH HỌC 7 NĂM HỌC: 2015 – 2016Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.- Da khô, có vảy sừng bao bọc để giảm sự thoát hơi nước.- Cổ dài để phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.- Mắt có mi cử động, có nước mắt để bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị...
Đọc tiếp

ÔN TẬP HỌC KÌ II SINH HỌC 7 NĂM HỌC: 2015 – 2016

Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.

- Da khô, có vảy sừng bao bọc để giảm sự thoát hơi nước.

- Cổ dài để phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

- Mắt có mi cử động, có nước mắt để bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.

- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu để bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

- Thân dài, đuôi rất dài là động lực chính của sự di chuyển.

- Bàn chân có 5 ngón có vuốt để tham gia di chuyển trên cạn.

Câu 2: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

- Thân hình thoi giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân phát huy tác dụng của các giác quan (mắt, tai ), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông.

So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim.

Kiểu bay vỗ cánhKiểu bay lượn
- Đập cánh liên tục

- Cánh đập chậm rãi và không liên tục; cánh giang rộng mà không đập.

- Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh.- Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió.

.Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.

* Bộ Ăn sâu bọ:- Thú nhỏ, mõm kéo dài thành vòi ngắn.

- Chi trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khỏe đào hang.

- Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, có lông xúc giác dài ở mõm.

- Các răng đều nhọn.

* Bộ Gặm nhấm: Răng cửa rất lớn, sắc, thiếu răng nanh, răng cửa cách răng hàm 1 khoảng trống hàm.

* Bộ Ăn thịt:- Răng cửa ngắn, sắc để róc xương.

- Răng nanh lơn, dài, nhọn để xé mồi    - Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi

- Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày.

Câu 4: Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.

* Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai.

* Ưu điểm: - Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.

- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.

Câu 5 : Tại sao thú có khả năng sống ở nhiều môi trường?

Vì: - Thú là động vật hằng nhiệt. Hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ.

      - Có bộ lông mao, tim 4 ngăn. Hệ tiêu hóa phân hóa rõ.

- Diện tích trao đổi khí ở phổi rộng. Cơ hoành tăng cường hô hấp.

- Hiện tượng thai sinh đẻ con và nuôi con bằng sữa, đảm bảo thai phát triển đầy đủ trước và sau khi sinh.

- Hệ thần kinh có tổ chức cao. Bán cầu não lớn, nhiều nếp cuộn, lớp vỏ bán cầu não dày giúp cho hoạt động của thú có những phản ứng linh hoạt phù hợp với tình huống phức tạp của môi trường sống.

Câu 6: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật. Phân biệt các hình thức sinh sản đó.

* Động vật có 2 hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái. Ví dụ: trùng roi, thủy tức

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực(tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng). Ví dụ: thỏ, chim,...

* Phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

- Không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.

- Có 1 cá thể tham gia

- Thừa kế đặc điểm của 1 cá thể

- Có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.

- Có 2 cá thể tham gia

- Thừa kế đặc điểm của 2 cá thể

 

Câu 7: Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

* Lợi ích của đa dạng sinh học:

- Cung cấp thực phẩmnguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người

- Dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị - Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo

- Trong chăn nuôi: làm giống, thức ăn gia súc

- Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, giá trị xuất khẩu

* Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học: - Đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi

- Khai thác gỗ, lâm sản bừa bãi, lấy đất nuôi thủy sản, du canh, du cư

- Ô nhiễm môi trường

* Bảo vệ đa dạng sinh học: - Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi

- Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài

Good luck !!!!!!!

9
5 tháng 5 2016

Good luck

16 tháng 10 2016

đc

10 tháng 11 2021

Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa di chuyển được trong môi trường kí sinh ? (0.5 Điểm)                                                                                            A. Có cơ bụng phát triển   B. Nhờ cơ đuôi phát triển   C. Có cơ lưng phát triển  D. Nhờ cơ dọc phát triển

Câu 1[NB] : Chức năng của tế bào gai ở thủy tức là :?A. Hấp thu chất dinh dưỡng. C. Tham gia vào hoạt động bắt mồi.B. Tiết chất để tiêu hóa thức ăn.D. Giúp cơ thể di chuyển.Câu 2[VD]: Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều là do :? A. Trâu bò thường làm việc ở các ruộng ngập nước.B. Ngâm mình tắm mát ở nước bẩn.C. Trâu, bò ăn rau, cỏ không được sạch, có kén sán.D. Uống nước...
Đọc tiếp

Câu 1[NB] : Chức năng của tế bào gai ở thủy tức là :?

A. Hấp thu chất dinh dưỡng.

C. Tham gia vào hoạt động bắt mồi.

B. Tiết chất để tiêu hóa thức ăn.

D. Giúp cơ thể di chuyển.

Câu 2[VD]: Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều là do :?

A. Trâu bò thường làm việc ở các ruộng ngập nước.

B. Ngâm mình tắm mát ở nước bẩn.

C. Trâu, bò ăn rau, cỏ không được sạch, có kén sán.

D. Uống nước có nhiều ấu trùng sán.

Câu 3[VDC]: Động vật đa dạng phong phú nhất ở vùng nào?

A. Vùng ôn đới

C. Vùng Nam cực

B. Vùng Bắc cực

D. Vùng nhiệt đới

Câu 4 [NB]: Ruột khoang có số lượng khoảng?

A. 20.000 loài

B. 15.000 loài

C. 10.000 loài

D. 5.000 loài

Câu 5 [NB]: Động vật sau đây được xếp vào lớp trùng chân giả là :?

A. Trùng giày.

C. Trùng roi.

B. Trùng biến hình.

D. Tập đoàn vôn vốc.

Câu 6 [VDC]. Bộ phận nào giúp trùng roi xanh có khả năng tự dưỡng?

A. Nhân     

B. Điểm mắt         

C. Hạt diệp lục     

D. Hạt dự trữ

Câu 7 [NB]: Trùng biến hình không có bào quan nào sau đây?

A. Lông bơi                             

C. Nhân

B. Không bào co bóp               

D. Không bào tiêu hóa

Câu 8 [NB]: Trùng giày sinh sản vô tính như thế nào?

A. Tiếp hợp                            

C. Tạo bào tử

B. Mọc chồi                            

D. Phân đôi theo chiều ngang

Câu 9 [VD]: Khi nói về trùng kiết lị, khẳng định nào sau đây sai?

A. Trùng kiết lị dinh dưỡng theo kiểu thực bào (nuốt hồng cầu của người)

B. Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chỉ khác ở chỗ chân giả ngắn

C. Khi mắc bệnh kiết lị, bệnh nhân có triệu trứng đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi

D. Bào xác của trùng kiết lị (ngoài tự nhiên) có thể bám vào cơ thể muỗi Anôphen, truyền qua máu gây bệnh cho nhiều người

Câu 10 [NB]: Sự sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi ở thủy tức nước ngọt có đặc điểm:?

A. Chồi con không tách rời khỏi cơ thể mẹ

B. Chồi con khi tự kiếm được thức ăn thì tách rời khỏi cơ thể mẹ

C. Chồi con mới sinh ra đã tách khỏi cơ thể mẹ

D. Chồi con và cơ thể mẹ có khoang tiêu hóa thông với nhau

Câu 11 [VD]: Khi nói về mối quan hệ giữa hải quỳ và tôm ở nhờ, khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Trong mối quan hệ này chỉ có hải quỳ được lợi

B. Trong mối quan hệ này chỉ có tôm ở nhờ được lợi

C. Hải quỳ và tôm ở nhờ đều mang lại lợi ích cho nhau

D. Sự phát triển của hải quỳ kìm hãm sự phát triển của tôm ở nhờ

Câu 12[NB]: Trùng roi di chuyển bằng cách?
A. Uốn lượn         

B.  Sâu đo            

C. Xoáy roi vào nước     

D. Co dãn cơ thể
Câu 13
[VD]: Động vật nguyên sinh sống kí sinh trong cơ thể người và động vật là:
A. Trùng roi         

B. Trùng kiết lị     

C. Trùng giày       

D.  Tất cả đều đúng
Câu 14
[NB]: Động vật nguyên sinh di chuyển bằng chân giả là:?
A. Trùng roi         

B.  Tập đoàn vôn vốc     

C. Trùng biến hình.        

D. Trùng lỗ
Câu 15
[NB]: Nơi kí sinh của trùng sốt rét là:?
A. Phổi người;  

 B.  Ruột động vật;    

C. Máu người;  

D.  Khắp mọi nơi trong cơ thể.
Câu 16 [NB]: Trùng sốt rét di chuyển bằng cơ quan nào?

A. Bằng roi bơi                                                       

B. Bằng lông bơi

C. Không có bộ phận di chuyển                             

D. Cả A và B

Câu 17 [NB]: Nơi kí sinh của trùng kiết lị là: ?
A. Bạch cầu            

B.  Ruột người           

C. Hồng cầu                

D.  Máu
Câu 18
[NB]: Hình thức sinh sản của trùng biến hình là:?
A. Phân đôi theo chiều ngang.   

B.  Phân đôi theo chiều dọc.         

C. Tiếp hợp.                                     

D. Phân đôi
Câu 19
[NB]: Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ?
A. Có di chuyển tích cực.                  

B.  Hình thành bào xác.           

C. Có chân giả                                  

D. Có cùng kích thước
Câu 20
[VD]: Trùng sốt rét có lối sống: ?
A. Bắt mồi.          

B. Tự dưỡng.          

C. Kí sinh.           

D.  Tự dưỡng và bắt mồi.

Câu 21[NB]: Sán lá máu thường sống kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể động vật?

A. Ruột già.         

B. Ruột non.         

C. Dạ dày.     

D. Máu.

Câu 22[VD]: Thân loại sinh vật nào sau đây có mắt và long bơi tiêu giảm và phát triển giác bám, cơ quan sinh sản?

A. Sán lá gan.                

B. Sán dây.

C. Sán lá máu.               

D. Sán bã trầu.

Câu 23[VDC]: Hiện tượng bện nhân đau mỏi cơ thể, sốt rét,cơ thể mệt mỏi, là triệu chứng của bệnh ?

A. bệnh táo bón.  

B. bệnh sốt rét.     

C. bệnh kiết lị.      

D. bệnh dạ dày.

Câu 24[VD]: Để phòng tránh bệnh sốt rét chúng ta cần làm gì?

A. Ăn uống hợp vệ sinh.

B. Mắc màn khi đi ngủ.  

C. Ăn chin uống sôi.    

D. Uống nhiều nước.

Câu 25[VDC]: Đâu là ấu trùng của sán dây khi ở trong cơ thể động vật ?

A.Sán gạo

B.Sán lá máu

C.Sán lá gan

D.Giun tròn

1
24 tháng 10 2021

cần những thần đồng help , help tui ik mai thi rùi

Câu 1 [NB]: Cấu tạo thành cơ thể của Thuỷ tức gồm?A. Một lớp tế bào.          B.  Hai lớp tế bào, giữa hai lớp tế bào là tầng keo mỏng.C. Ba lớp tế bào xếp xít nhau.   D. Gồm nhiều lớp tế bào, xen kẽ các tầng keo mỏng.Câu 2[NB]: Thuỷ tức tự vệ và bắt mồi nhờ loại tế bào?A. Tế bào hình sao.                                               B.  Tế bào...
Đọc tiếp

Câu 1 [NB]: Cấu tạo thành cơ thể của Thuỷ tức gồm?
A. Một lớp tế bào.         

B.  Hai lớp tế bào, giữa hai lớp tế bào là tầng keo mỏng.
C. Ba lớp tế bào xếp xít nhau.  

D. Gồm nhiều lớp tế bào, xen kẽ các tầng keo mỏng.
Câu 2
[NB]: Thuỷ tức tự vệ và bắt mồi nhờ loại tế bào?
A. Tế bào hình sao.                                              

B.  Tế bào hình túi có gai cảm giác.
C. Tế bào có hai roi và không bào tiêu hoá.           

D. Tế bào gai.
Câu 3
[NB]: Thuỷ tức sinh sản bằng hình thức nào ?
A. Thuỷ tức sinh sản vô tính đơn giản.         

B.  Thuỷ tức sinh sản hữu tính.
C. Thuỷ tức sinh sản kiểu tái sinh.               

D.  Thuỷ tức vừa sinh sản vô tính vừa hữu tính và có khả năng tái sinh.
Câu 4
[NB]: Hải quỳ có lối sống?
A. Bơi tự do.                                                         

B. Trôi nổi.
C. Sống bám.                                                       

D.  Tập đoàn.
Câu 5
[NB]: Sứa là loài động vật không xương ,sống ăn…:?
A. Thịt .               

B.  Cây thuỷ sinh.         

C. Động vật nguyên sinh.                  

D. Rong tảo biển.
Câu 6
[VDC]: Mối quan hệ cộng sinh giữa Tôm và Hải quỳ là gì ?
A. Cả hai đều có lợi.                

B. Tôm có lợi, Hải quy bị hại.
C.
Hải quỳ có lợi, Tôm bị hại.                      

D.Cả hai đều có hại.
Câu 7
[NB]: Cơ thể của Sứa có dạng?
A. Hình trụ.         

B.  Hình dù.         

C. Hình cầu.         

D.  Hình que.                               
Câu 8
[NB]: Sán lá gan được xếp chung vào ngành giun dẹp vì: ?

A. Chúng có lối sống kí sinh.                                

B. Chúng đều là sán.

C. Chúng có cơ thể dẹp, đối xứng hai bên.             

D. Chúng có lối sống tự do.

Câu 9 [NB]: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là:?

A. Lông bơi phát triển                

B. Mắt phát triển

C. Giác bám phát triển               

D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 10[NB] : Chức năng của tế bào gai ở thủy tức là :?

A. Hấp thu chất dinh dưỡng.

C. Tham gia vào hoạt động bắt mồi.

B. Tiết chất để tiêu hóa thức ăn.

D. Giúp cơ thể di chuyển.

Câu 11[VD]: Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều là do :?

A. Trâu bò thường làm việc ở các ruộng ngập nước.

B. Ngâm mình tắm mát ở nước bẩn.

C. Trâu, bò ăn rau, cỏ không được sạch, có kén sán.

D. Uống nước có nhiều ấu trùng sán.

Câu 12[VDC]: Động vật đa dạng phong phú nhất ở vùng nào?

A. Vùng ôn đới

C. Vùng Nam cực

B. Vùng Bắc cực

D. Vùng nhiệt đới

Câu  13 [NB]: Ruột khoang có số lượng khoảng?

A. 20.000 loài

B. 15.000 loài

C. 10.000 loài

D. 5.000 loài

Câu 14 [NB]: Động vật sau đây được xếp vào lớp trùng chân giả là :?

A. Trùng giày.

C. Trùng roi.

B. Trùng biến hình.

D. Tập đoàn vôn vốc.

Câu 15 [VDC]. Bộ phận nào giúp trùng roi xanh có khả năng tự dưỡng?

A. Nhân     

B. Điểm mắt         

C. Hạt diệp lục     

D. Hạt dự trữ

Câu 16 [NB]: Trùng biến hình không có bào quan nào sau đây?

A. Lông bơi                             

C. Nhân

B. Không bào co bóp               

D. Không bào tiêu hóa

Câu 17[NB]: Trùng giày sinh sản vô tính như thế nào?

A. Tiếp hợp                            

C. Tạo bào tử

B. Mọc chồi                            

D. Phân đôi theo chiều ngang

Câu 18 [VD]: Khi nói về trùng kiết lị, khẳng định nào sau đây sai?

A. Trùng kiết lị dinh dưỡng theo kiểu thực bào (nuốt hồng cầu của người)

B. Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chỉ khác ở chỗ chân giả ngắn

C. Khi mắc bệnh kiết lị, bệnh nhân có triệu trứng đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi

D. Bào xác của trùng kiết lị (ngoài tự nhiên) có thể bám vào cơ thể muỗi Anôphen, truyền qua máu gây bệnh cho nhiều người

Câu 19 [NB]: Sự sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi ở thủy tức nước ngọt có đặc điểm:?

A. Chồi con không tách rời khỏi cơ thể mẹ

B. Chồi con khi tự kiếm được thức ăn thì tách rời khỏi cơ thể mẹ

C. Chồi con mới sinh ra đã tách khỏi cơ thể mẹ

D. Chồi con và cơ thể mẹ có khoang tiêu hóa thông với nhau

Câu 20 [VD]: Khi nói về mối quan hệ giữa hải quỳ và tôm ở nhờ, khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Trong mối quan hệ này chỉ có hải quỳ được lợi

B. Trong mối quan hệ này chỉ có tôm ở nhờ được lợi

C. Hải quỳ và tôm ở nhờ đều mang lại lợi ích cho nhau

D. Sự phát triển của hải quỳ kìm hãm sự phát triển của tôm ở nhờ

Câu 21[NB] : Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:?

A. Gây bệnh cho người và động vật khác.

B. Di chuyển bằng tua.

C. Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống.

D. Sinh sản hữu tính.

Câu 22[NB]:Cấu Hải quỳ không có bộ phận nào sau đây?

A. Miệng.            

B. Tua miệng.                

C. Đế bám.    

D. Lục lạp.

Câu 23[VD]: Thân loại sinh vật nào sau đây có hang trăm đốt sán, mỗi đốt sán đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính?

A. Sán lá gan.                

B. Sán dây.

C. Sán lá máu.               

D. Sán bã trầu.

Câu 24[VDC]. Hiện tượng bện nhân đau bụng đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi là triệu chứng ?

A. bệnh táo bón.  

B. bệnh sốt rét.     

C. bệnh kiết lị.      

D. bệnh dạ dày.

Câu 25[VD]. Hóa thạch san hô có thể dùng để làm gì?

A. Ăn uống cho con người.      

B. Làm chỉ thị tầng địa chất .   

C.Làm thức ăn cho các loaig giáp xác.    

D.Làm ghế đá.

1
24 tháng 10 2021

cần những thần đồng help , help tui ik mai thi rùi

Câu 7: Trùng roi thường tìm thấy ở đâu?A. Trong cơ thể người.                             B. Trong nước.C. Trong đất khô.                                    D. Trong không khí.Câu 8: Trùng roi khác thực vật ở những điểm nào?A. Tự dưỡng         B. Có khả năng di chuyển    C. Có cấu tạo tế bào         D. Có diệp lụcCâu 9: Trùng roi có màu xanh...
Đọc tiếp

Câu 7: Trùng roi thường tìm thấy ở đâu?

A. Trong cơ thể người.                             B. Trong nước.

C. Trong đất khô.                                    D. Trong không khí.

Câu 8: Trùng roi khác thực vật ở những điểm nào?

A. Tự dưỡng         B. Có khả năng di chuyển    C. Có cấu tạo tế bào         D. Có diệp lục

Câu 9: Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ

A. Sắc tố ở màng cơ thể                           B. Màu sắc của hạt diệp lục

C. Sự trong suốt của màng cơ thể            D. Màu sắc của điểm mắt

Câu 10: Phương thức dinh dưỡng chủ yếu của trùng roi xanh là

A. Hoá tự dưỡng.    

B. Quang dị dưỡng. 

C. Quang tự dưỡng.

D. Hoá dị dưỡng.

Câu 11: Sinh sản của trùng roi là

A. Vô tính          

B. Hữu tính        

C. Vừa vô tính vừa hữu tính

D. Không sinh sản

Câu 12: Hình thức sinh sản của tập đoàn trùng roi là

A. Vô tính                                                B. Hữu tính

C. Vừa vô tính vừa hữu tính                    D. Không sinh sản

Câu 13: Vị trí của điểm mắt trùng roi là

A. Gần gốc roi                                         B. Trong nhân

C. Trên các hạt diệp lục                           D. Trên các hạt dự trữ

Câu 14: Sự khác nhau về nhân của trùng giày và trùng biến hình là

A. Trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 1 nhân.

B. Trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 3 nhân.

C. Trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 2 nhân.

D. Trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 3 nhân.

Câu 15: Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai?

A. Trùng biến hình luôn biến đổi hình dạng.

B. Trùng biến hình có lông bơi hỗ trợ di chuyển.

C. Trùng giàu di chuyển nhờ lông bơi.            

D. Trùng giày có dạng dẹp như đế giày.

Câu 16: Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

A. Có khả năng tự dưỡng.                        B. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.

C. Di chuyển nhờ lông bơi.                      D. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

Câu 17: Dưới đây là 4 giai đoạn trùng biến hình bắt mồi và tiêu hoá mồi:

(1): Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.

(2): Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.

(3): Không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.

(4): Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ…).

Em hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lý?

A. (4) - (1) - (2) - (3).                               

B. (3) - (2) - (1) - (4).                               

C. (4) - (2) - (1) - (3).                               

D. (4) - (3) - (1) - (2).

Câu 18: Trong các động vật nguyên sinh sau, loài động vật nào có hình thức sinh sản tiếp hợp?

A. Trùng giày.        

B. Trùng kiết lị.      

C. Trùng roi xanh.  

D. Trùng biến hình.

Câu 19: Trong các động vật nguyên sinh sau, động vật nào có cấu tạo đơn giản nhất?

A. Trùng roi.           

B. Trùng bánh xe.   

C. Trùng giày.        

D. Trùng biến hình.

Câu 20: So với trùng biến hình chất bã được thải từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trùng giày thải chất bã qua

A. Không bào co bóp.                          

B. Lỗ thoát ở thành cơ thể.

C. Bất cứ vị trí nào trên cơ thể như ở trùng biến hình. 

D. Không bào tiêu hoá.

Câu 21: Lông bơi của trùng giày có những vai trò gì trong những vai trò sau?

1. Di chuyển.  

2. Dồn thức ăn về lỗ miệng. 

3. Tấn công con mồi.

4. Nhận biết các cá thể cùng loài.

Phương án đúng là:

A. 1, 2.                     B. 2, 3.                     C. 3, 4.                     D. 1, 4.

Câu 22: Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả?

A. Trùng giày và trùng kiết lị.                 

B. Trùng biến hình và trùng roi xanh.

C. Trùng biến hình và trùng kiết lị.         

D. Trùng roi xanh và trùng giày.

Câu 23: Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào?

A. Muỗi Anôphen (Anopheles).

B. Muỗi Mansonia.

C. Muỗi Culex.                                       

D. Muỗi Aedes.

Câu 24: Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu?

A. 6 tháng.               B. 9 tháng.               C. 12 tháng.             D. 3 tháng.

Câu 25: Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì?

A. Muỗi.                 

B. Cá.                     

C. Ốc.                     

D. Ruồi, nhặng.

Câu 26: Dưới đây là các giai đoạn kí sinh của trùng sốt rét trong hồng cầu người:

(1): Trùng sốt rét sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.         

(2): Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu.

(3): Trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới.

Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lí.

A. (2) → (1) → (3). 

B. (1) → (2) → (3). 

C. (3) → (2) → (1). 

D. (2) → (3) → (1).

Câu 27: Trong các phương pháp sau, phương pháp nào được dùng để phòng chống bệnh sốt rét?

1. Ăn uống hợp vệ sinh.    

2. Mắc màn khi ngủ. 

3. Rửa tay sạch trước khi ăn.

4. Giữ vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.

Phương án đúng là

A. 1; 2.                     B. 2; 3.                     C. 2; 4.                     D. 3; 4.

Câu 28: Trong các biện pháp sau, biện pháp nào giúp chúng ta phòng tránh được bệnh kiết lị?

A. Mắc màn khi đi ngủ.                           B. Ăn uống hợp vệ sinh.

C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước.          D. Diệt bọ gậy.

Câu 29: Vị trí kí sinh của trùng kiết kị trong cơ thể người là

A. Trong máu.        

B. Khoang miệng.   

C. Ở gan.                

D. Ở thành ruột.

Câu 30: Động vật nguyên sinh có vai trò nào dưới đây?

A. Thức ăn cho các động vật lớn.

B. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo vỏ Trái Đất.

C. Chỉ thị độ sạch của môi trường nước.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 31: Động vật đơn bào nào dưới đây có lớp vỏ bằng đá vôi?

A. Trùng biến hình.    B. Trùng lỗ.    C. Trùng sốt rét.            D. Trùng kiết lị.

Câu 32: Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là sai?

A. Sống trong nước, đất ẩm hoặc trong cơ thể sinh vật.

B. Không có khả năng sinh sản vô tính.

C. Cấu tạo đơn bào.   

D. Kích thước hiển vi.

Câu 33: Động vật đơn bào nào dưới đây sống tự do ngoài thiên nhiên?

A. Trùng biến hình.    

B. Trùng kiết lị. 

C. Trùng sốt rét.                                     

D. Trùng bệnh ngủ.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là đúng?

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.                 

B. Chỉ sống kí sinh trong cơ thể người.

C. Không có khả năng sinh sản.             

D. Hình dạng luôn biến đổi.

Câu 35: Nhóm nào sau đây gồm toàn những động vật đơn bào gây hại?

A. Trùng giày, trùng kiết lị, trùng lỗ.       

B. Trùng sốt rét, trùng roi xanh, trùng biến hình.

C. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi xanh.

D. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị.

Câu 36: Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có đặc điểm nào?

A. Sinh sản vô tính với tốc độ nhanh.

B. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc kém phát triển.

C. Dinh dưỡng theo kiểu hoại sinh.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Gíup mik với, CẦN GẤP!!

0
24 tháng 3 2017
cấu tạo ngoài của thỏ

Bộ lông dày xốp
Chi trước ngắn
Chi sau dài, khỏe
Mũi thính, lông xúc giác cảm giác xúc giác nhanh, nhạy
Tai thính, vành tai lớn, dài, cử động được theo các phía

24 tháng 3 2017

Cấu tao ngoài của thỏ

Bộ lông dày xốp --> giữ nhiệt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm

Chi trước ngắn --> Đào hang, di chuyển

Chi sau dài, khỏe --> Bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi

Biện pháp bảo vệ động vật hoang dã

199 nước trên thế giới đã ký Công ước Đa dạng sinh học để bảo vệ các loài có nguy cấp và đe dọa tuyệt chủng.

Một ý tưởng thú vị khác nhằm giảm bớt những khó khăn của bài toán biến mất của các loài và chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng cho tương lai là thành lập “các ngân hàng gen”, lưu giữ mẫu gen của tất cả các loài động thực vật trong tự nhiên. Mặc dù không thể tìm kiếm, tích lũy được mẫu gen của tất cả các loài sinh vật trên trái đất nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng có thể thu thập, bảo quản mẫu gen của một số loài quý hiếm qua phương pháp bảo quản lạnh.

Frozenark của Anh là một ngân hàng gen tiêu biểu, có mục tiêu thu thập được khoảng 16.000 mẫu gen của các loài có nguy cơ tuyệt chủng và lưu giữ nguồn gen này khỏe mạnh nhất có thể trong vòng 50 năm tới. Những công trình như Frozenark sẽ đem lại cái nhìn toàn diện hơn về đời sống sinh vật học của nhiều loài động thực vật khác nhau. Một khi những công trình này thành công, nỗi lo tuyệt chủng của các loài sẽ giảm bớt.

Ngoài ra, nâng cao nhận thức và hiểu biết của con người về môi trường tự nhiên cũng là việc làm hết sức thiết thực. Các khóa học đạo đức cho học sinh, các chương trình đào tạo về sinh thái học và quản lý đa dạng sinh học sẽ khiến xã hội nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường, ngăn chặn các hành vi vi phạm đạo đức trong cuộc sống, nghiên cứu và quản lý.

Mỗi loài đều có những giá trị ẩn sâu bên trong. Việc làm biến mất hẳn một loài sinh vật được ví như việc xé những trang giấy ra khỏi cuốn vở nhưng chưa kịp đọc. Có vẻ như chúng ta đã quá quen với việc môi trường tự nhiên vô cùng đa dạng mà quên mất rằng các loài động vật hoang dã cũng cần được bảo vệ. Vì vậy, chúng ta hãy hành động trước khi quá muộn!

5 tháng 11 2021

TL ;

D . chất diệp lục

HT

5 tháng 11 2021

D nha bạn 

6 tháng 2 2021

là đáp án B Đấy