Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hệ thống văn bản đã học |
Tục ngữ |
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động xã hội |
Tục ngữ về con người và xã hội |
||
Thơ trữ tình |
Sông núi nước nam |
|
Phò giá về kinh |
||
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra |
||
Bài ca Côn Sơn |
||
Bánh trôi nước |
||
Qua Đèo Ngang |
||
Bạn đến chơi nhà |
||
Sau phút chia li |
||
Thơ trữ tình hiện đại |
Cảnh khuya |
|
Tiếng gà trưa |
||
Rằm tháng giêng |
||
Thơ Đường |
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh |
|
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê |
||
Xa ngắm thác núi Lư |
||
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá |
||
Tùy bút |
Mùa xuân của tôi |
|
Một thứ quà của lúa non: Cốm |
||
Sài Gòn tôi yêu |
||
Văn bản nhật dụng |
Cổng trường mở ra |
|
Cuộc chia tay của những con búp bê |
||
Ca Huế sông Hương |
||
Nghị luận |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
|
Sự giàu đẹp của tiếng Việt |
||
Đức tính giản dị của Bác Hồ |
||
Ý nghĩa văn chương |
--Tham khảo--
Kho tàng ca dao tục ngữ đã có nhiều câu ghi lại những kinh nghiệm quý báu đó. Câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc là một trong những câu tiêu biểu và có ý nghĩa sâu sắc.
Câu tục ngữ rất ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa thật phong phú. Con và cha ở đây ngoài việc nêu mối quan hệ máu thịt trong gia đình, còn có ý nghĩa tượng trưng cho thế hệ trước và thế hệ kế cận trong xã hội. Do đó nhà ngoài nghĩa đen là một gia đình, còn có nghĩa rộng là đất nước, dân tộc. Vì hơn ở đây là hơn về mặt năng lực, hơn về trình độ, hơn về cách sống, cách làm ăn. Cách diễn đạt của câu tục ngữ mang tính khẳng định rõ rệt: Con phải hơn cha thì nhà mới ấm no sung sướng, thế hệ sau phải hơn thế hệ trước thì xã hội mới tiến bộ, dân tộc mới hạnh phúc phồn vinh.
Trước tiên, ta thấy câu tục ngữ đã khái quát được một vấn đề xã hội hoàn toàn đúng. Con hơn cha, thế hệ sau hơn thế hệ trước là một hiện tượng phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Trong cuộc sống, mỗi thế hệ đều học tập quá khứ và tích lũy thêm những kinh nghiệm của thế hệ mình Vì vậy trình độ thế hệ sau thường cao hơn thế hệ trước và cứ như thế xã hội phát triển không ngừng. Trong lịch sử phát triển, xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn, từ thô sơ mông muội tiến dần lên trình độ văn minh như hiện nay. Quá trình phát triển đó đã khẳng định thế hệ sau ngày càng tiến bộ hơn thế hệ trước và làm cho xã hội con người tiến bộ.
Ngược lại ta thử đặt một giả dụ, nếu thế hệ sau không hơn thế hệ trước, chỉ bằng thế hệ trước thôi thì xã hội sẽ như thế nào? Chắc chắn xà hội sẽ dậm chân tại chỗ, thời gian trước như thế nào, thời gian sau vẫn y nguyên như vậy và xã hội loài người vẫn chìm trong tối tăm lạc hậu mà thôi. Còn nếu thế hệ sau lại kém thế hệ trước? Một tai họa sẽ đến, xã hội loài người sẽ lùi dần về thời kì đồ đá cũ. Trong một gia đình cũng vậy, con giỏi hơn cha tức là con đã học tập hết được những kinh nghiệm do cha truyền dạy và đúc kết thêm được những kinh nghiệm của bản thân mình. Con hơn cha như vậy thì con sẽ lao động tốt hơn cha, làm việc đạt hiệu quả hơn cha và do đó cuộc sống của gia đình sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn. Trái lại, nêu con kém cha thì chẳng những con không làm được gì hơn cha mà những thành quả cha làm được cũng có nguy cơ bị con phá tan. Rõ ràng nội dung câu tục ngữ đã là một chân lí phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người nói chung, phù hợp với thực tế trong từng gia đình nói riêng.
Như vậy câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí để làm bài học cho mọi người mọi thời. Có lẽ bài học đó là: muốn nhà có phúc thì phải làm cho con hơn cha, muốn xã hội phồn vinh thì phải làm cho thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước. Để đạt được điều đó, cha phải dạy bảo, rèn luyện con, đồng thời khuyến khích, động viên con nỗ lực phát triển. Nói rộng ra trong xã hội, thế hệ đi trước phải chăm lo giáo dục thế hệ kế cận, thế hệ tương lai, đồng thời phải tin tưởng, giúp đỡ thế hệ kế cận, thế hệ tương lai suy nghĩ, sáng tạo. Mặt khác, thế hệ con phải trân trọng học tập, tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm và toàn bộ kho tàng văn hóa của thế hệ cha, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo do nâng cao, bổ sung và phát triển những kiến thức kinh nghiệm của các thế hệ trước. Câu tục ngữ đã phản đối thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của thế hệ cha anh đối với việc giáo dục thế hệ con em, đặc biệt phản đối tâm lí và thái độ coi thường hoặc tị hiềm của thế hệ trước đối với thế hệ sau, không muốn thế hệ sau vượt mình. Câu tục ngữ cũng không đồng tình với hiện tượng thế hệ con em coi thường, phủ nhận thế hệ cha anh, đặc biệt không đồng tình với thái độ lười biếng, dựa dẫm vào thế hệ đi trước để đến nỗi cửa nhà tan nát. Rõ ràng câu tục ngữ đã là bài học sâu sắc cho mọi thế hệ, cả thế hệ cha anh và thế hệ con em trong việc làm cho con hơn cha để nhà có hạnh phúc.
Do có ý nghĩa lớn lao như vậy nên câu tục ngữ đã được lưu truyền từ nhiều đời nay và đã có tác dụng to lớn đến từng gia đình và đến toàn xã hội ta trong trường kì lịch sử. Hiện tượng cha mẹ hi sinh tất cả cho con, chịu vất vả gian lao để con được học hành, để con khôn lớn hơn mình là hiện tượng phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Hiện tượng con cái trong nhà chăm chỉ học tập rèn luyện theo lời khuyên bảo, dạy dỗ của bố mẹ để nối nghiệp nhà, để làm vẻ vang cho dòng họ cũng không hiếm ở khắp nơi. Rộng ra trong phạm vi cả nước và toàn xã hội, ngay từ ngày xưa, việc chăm lo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ, thế hệ kế cận cũng được đặt ra thường xuyên và cấp thiết. Nếu không có điều đó thì làm sao trong triều Trần, các thế hệ kế tiếp nhau ba lần đánh thắng được giặc Nguyên hùng mạnh? Và liên tiếp các thời đại về sau, các thế hệ sau đã kế thừa và phát huy được trí tuệ và kinh nghiệm của thế hệ trước, liên tiếp đánh đuổi kẻ thù ngoại xâm, giữ vững bờ cõi và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn? Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo tư tưởng của Bác Hồ. Việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau được đặt ra một cách toàn diện và đồng bộ. Thế hệ cha anh để vừa làm tấm gương chói sáng về tinh thần chiến dấu, lao động để bảo vệ và xây dựng đất nước, vừa hết lòng chăm lo giáo dục bồi dưỡng thế hệ mai sau để thế hệ mai sau có đủ đức đủ tài tiếp tục sự nghiệp cách mạng mà mình đã suốt đời theo đuổi. Và các thế hệ kế cận cũng không phụ lòng tin của lớp người đi trước, đã không ngừng học hỏi, tu dưỡng đạo đức và tài năng, tiếp nối con đường các thế hệ trước đã đi và đã lập được những chiến công thần kì trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng ấm no hạnh phúc. Có được điều đó, phải chăng ít nhiều do câu tục ngữ đã thấm vào nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ chúng ta.
Tóm lại, câu tục ngữ đã là một hạt ngọc quý trong kho tàng châu báu các kinh nghiệm sống và chiến dấu của dân tộc ta. Câu tục ngữ cũng như cả kho tàng kinh nghiệm quý đó đã giúp dân tộc ta sống, tồn tại và phát triển trước trăm ngàn khó khăn và thử thách. Học tập vốn quý của người xưa, chúng ta quyết tâm làm hết sức mình để con hơn cha, để thế hệ sau trưởng thành hơn thế hệ trước, để đất nước XHCN muôn quý ngàn yêu của chúng ta ngày càng giàu mạnh, dân tộc bất diệt của chúng ta ngày càng hạnh phúc tự do.
Kho tàng ca dao tục ngữ đã có nhiều câu ghi lại những kinh nghiệm quý báu đó. Câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc là một trong những câu tiêu biểu và có ý nghĩa sâu sắc.
Câu tục ngữ rất ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa thật phong phú. Con và cha ở đây ngoài việc nêu mối quan hệ máu thịt trong gia đình, còn có ý nghĩa tượng trưng cho thế hệ trước và thế hệ kế cận trong xã hội. Do đó nhà ngoài nghĩa đen là một gia đình, còn có nghĩa rộng là đất nước, dân tộc. Vì hơn ở đây là hơn về mặt năng lực, hơn về trình độ, hơn về cách sống, cách làm ăn. Cách diễn đạt của câu tục ngữ mang tính khẳng định rõ rệt: Con phải hơn cha thì nhà mới ấm no sung sướng, thế hệ sau phải hơn thế hệ trước thì xã hội mới tiến bộ, dân tộc mới hạnh phúc phồn vinh.
Trước tiên, ta thấy câu tục ngữ đã khái quát được một vấn đề xã hội hoàn toàn đúng. Con hơn cha, thế hệ sau hơn thế hệ trước là một hiện tượng phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Trong cuộc sống, mỗi thế hệ đều học tập quá khứ và tích lũy thêm những kinh nghiệm của thế hệ mình Vì vậy trình độ thế hệ sau thường cao hơn thế hệ trước và cứ như thế xã hội phát triển không ngừng. Trong lịch sử phát triển, xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn, từ thô sơ mông muội tiến dần lên trình độ văn minh như hiện nay. Quá trình phát triển đó đã khẳng định thế hệ sau ngày càng tiến bộ hơn thế hệ trước và làm cho xã hội con người tiến bộ.
Ngược lại ta thử đặt một giả dụ, nếu thế hệ sau không hơn thế hệ trước, chỉ bằng thế hệ trước thôi thì xã hội sẽ như thế nào? Chắc chắn xà hội sẽ dậm chân tại chỗ, thời gian trước như thế nào, thời gian sau vẫn y nguyên như vậy và xã hội loài người vẫn chìm trong tối tăm lạc hậu mà thôi. Còn nếu thế hệ sau lại kém thế hệ trước? Một tai họa sẽ đến, xã hội loài người sẽ lùi dần về thời kì đồ đá cũ. Trong một gia đình cũng vậy, con giỏi hơn cha tức là con đã học tập hết được những kinh nghiệm do cha truyền dạy và đúc kết thêm được những kinh nghiệm của bản thân mình. Con hơn cha như vậy thì con sẽ lao động tốt hơn cha, làm việc đạt hiệu quả hơn cha và do đó cuộc sống của gia đình sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn. Trái lại, nêu con kém cha thì chẳng những con không làm được gì hơn cha mà những thành quả cha làm được cũng có nguy cơ bị con phá tan. Rõ ràng nội dung câu tục ngữ đã là một chân lí phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người nói chung, phù hợp với thực tế trong từng gia đình nói riêng.
Như vậy câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí để làm bài học cho mọi người mọi thời. Có lẽ bài học đó là: muốn nhà có phúc thì phải làm cho con hơn cha, muốn xã hội phồn vinh thì phải làm cho thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước. Để đạt được điều đó, cha phải dạy bảo, rèn luyện con, đồng thời khuyến khích, động viên con nỗ lực phát triển. Nói rộng ra trong xã hội, thế hệ đi trước phải chăm lo giáo dục thế hệ kế cận, thế hệ tương lai, đồng thời phải tin tưởng, giúp đỡ thế hệ kế cận, thế hệ tương lai suy nghĩ, sáng tạo. Mặt khác, thế hệ con phải trân trọng học tập, tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm và toàn bộ kho tàng văn hóa của thế hệ cha, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo do nâng cao, bổ sung và phát triển những kiến thức kinh nghiệm của các thế hệ trước. Câu tục ngữ đã phản đối thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của thế hệ cha anh đối với việc giáo dục thế hệ con em, đặc biệt phản đối tâm lí và thái độ coi thường hoặc tị hiềm của thế hệ trước đối với thế hệ sau, không muốn thế hệ sau vượt mình. Câu tục ngữ cũng không đồng tình với hiện tượng thế hệ con em coi thường, phủ nhận thế hệ cha anh, đặc biệt không đồng tình với thái độ lười biếng, dựa dẫm vào thế hệ đi trước để đến nỗi cửa nhà tan nát. Rõ ràng câu tục ngữ đã là bài học sâu sắc cho mọi thế hệ, cả thế hệ cha anh và thế hệ con em trong việc làm cho con hơn cha để nhà có hạnh phúc.
Do có ý nghĩa lớn lao như vậy nên câu tục ngữ đã được lưu truyền từ nhiều đời nay và đã có tác dụng to lớn đến từng gia đình và đến toàn xã hội ta trong trường kì lịch sử. Hiện tượng cha mẹ hi sinh tất cả cho con, chịu vất vả gian lao để con được học hành, để con khôn lớn hơn mình là hiện tượng phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Hiện tượng con cái trong nhà chăm chỉ học tập rèn luyện theo lời khuyên bảo, dạy dỗ của bố mẹ để nối nghiệp nhà, để làm vẻ vang cho dòng họ cũng không hiếm ở khắp nơi. Rộng ra trong phạm vi cả nước và toàn xã hội, ngay từ ngày xưa, việc chăm lo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ, thế hệ kế cận cũng được đặt ra thường xuyên và cấp thiết. Nếu không có điều đó thì làm sao trong triều Trần, các thế hệ kế tiếp nhau ba lần đánh thắng được giặc Nguyên hùng mạnh? Và liên tiếp các thời đại về sau, các thế hệ sau đã kế thừa và phát huy được trí tuệ và kinh nghiệm của thế hệ trước, liên tiếp đánh đuổi kẻ thù ngoại xâm, giữ vững bờ cõi và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn? Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo tư tưởng của Bác Hồ. Việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau được đặt ra một cách toàn diện và đồng bộ. Thế hệ cha anh để vừa làm tấm gương chói sáng về tinh thần chiến dấu, lao động để bảo vệ và xây dựng đất nước, vừa hết lòng chăm lo giáo dục bồi dưỡng thế hệ mai sau để thế hệ mai sau có đủ đức đủ tài tiếp tục sự nghiệp cách mạng mà mình đã suốt đời theo đuổi. Và các thế hệ kế cận cũng không phụ lòng tin của lớp người đi trước, đã không ngừng học hỏi, tu dưỡng đạo đức và tài năng, tiếp nối con đường các thế hệ trước đã đi và đã lập được những chiến công thần kì trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng ấm no hạnh phúc. Có được điều đó, phải chăng ít nhiều do câu tục ngữ đã thấm vào nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ chúng ta.
Tóm lại, câu tục ngữ đã là một hạt ngọc quý trong kho tàng châu báu các kinh nghiệm sống và chiến dấu của dân tộc ta. Câu tục ngữ cũng như cả kho tàng kinh nghiệm quý đó đã giúp dân tộc ta sống, tồn tại và phát triển trước trăm ngàn khó khăn và thử thách. Học tập vốn quý của người xưa, chúng ta quyết tâm làm hết sức mình để con hơn cha, để thế hệ sau trưởng thành hơn thế hệ trước, để đất nước XHCN muôn quý ngàn yêu của chúng ta ngày càng giàu mạnh, dân tộc bất diệt của chúng ta ngày càng hạnh phúc tự do
- Thông báo với các bạn về tình hình của lớp
- Viết văn bản gửi Giám hiệu nhà trường về tình hình của lớp
- Bày tỏ tình cảm với người thân
- Đề đạt nguyện vọng gửi thầy Hiệu trưởng
- Viết thư cho người thân báo cáo về tình hình học tập của em
Ngoài ra một số trường hợp cần viết báo cáo như:
+) Báo cáo về kết quả học tập của bản thân
+) Báo các về kết quả về kì thi ( HSG , cuối học kì , kì I .....)
+) Báo cáo về vệ sinh của lớp trong tuần
...............
1. Nội dung chính của văn bản là: Văn mẫu và vấn nạn đạo văn, thụ động trong việc làm văn.
2. Trong đoạn văn trên người viết có quan điểm không đồng tình với việc làm đúng văn mẫu, nó là tài liệu tham khảo chứ không phải dùng nó để cho ta làm văn một cách nhẹ nhành, nhanh gọn. "Văn mẫu trực tiếp tiêu diệt sự sáng tạo và khả năng cảm thụ văn chương của người học".
3. Biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích là biện pháp nghệ thuật so sánh. Hiệu quả làm cho bài viết thêm thuyết phục người đọc, người nghe.
Đôi nét về tác giả Phạm Văn Đồng
– Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) , một nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỉ XX.
– Quê quán : Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức , tỉnh Quảng Ngãi.
– Tham gia cách mạng từ lúc còn trẻ tuổi , từng bị thực dân Pháp bắt , kết án tù và đày ra Côn Đảo.
– Sau CMT8, ông có nhiều cống hiến to lớn trong việc xây dựng và quản lí nhà nước.Ông giữ nhiều cương vị trong Đảng và Nhà nước.
- Phạm Văn Đồng ( 1906 - 2000 ) một nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỉ XX .
- Quê quán : xã Đức Tân , huyện Mộ Đức , tỉnh Quãng Ngãi .
- Tham gia cách mạng từ lúc còn trẻ tuổi , từng bị thực dân Pháp bắt , kết án tù và đài ra Côn Đảo.
- Sau cách mạng tháng 8 , ông có nhiều cống hiến to lớn trong việc xây dựng và quản lí nhà nước .
Đề 1
- Mở bài:
Người xưa từng khuyên rằng:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Sức mạnh Của lời nói vượt xa những gì ta có thể nghĩ tới được. Bằng lời nói, ta có thể người khác thấy vui vẻ và hạnh phúc. Cũng bằng lời nói, ta có thể khiến người khác căm ghét và hận thù.
- Thân bài:
Lời nói là gì?
Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của nó. Bởi thế, xét đoán một lời nói trọn vẹn không phải là điều dễ dàng.
Sức mạnh của lời nói:
Không ai có thể phủ nhận được vai trò và sức mạnh của lời nói trong đời sống giao tiếp của con người. Nó không chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm mà còn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống này.
Lời nói gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Lời nói sẻ chia tình cảm, giúp người khác hiểu mình và mình thêm hiểu người khác. Nó đâu chỉ là một phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin hay thực hiện các giao kết xã hội mà còn là phương tiện để con người bày tỏ tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau.
Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Lời nói tuy dễ thực hiện nhưng chứa đựng sức mạnh lớn lao. Khi xảy ra xung đột, một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ mềm dẻo để hòa giải tất sẽ không có bạo lực xảy ra. Việc lớn sẽ thành việc nhỏ, việc nhỏ trở thành không có. Không ai muốn xảy ra bạo lực hay gây tổn thương cho người khác. Nếu biết nói lời dễ nghe thì những điều đáng tiếc có thể đã không xảy đến.
Khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Họ cảm thấy được đồng cảm sẻ chia. Từ đó, tăng cường ở họ sức mạnh vươn lên và niềm tin vào cuộc sống. Khi người khác buồn phiền, đừng quay lưng lại với họ. Cũng không cần bạn phải làm gì lớn lao. Hãy kiên nhẫn nghe họ tỏ bày và có lời khuyên đúng đắn. Lời nói chân thành, đúng lúc chẳng khác gì phép màu, làm tái sinh sự sống trong một tinh thần vốn đã héo khô.
Sức mạnh của lời nói thật không sao có thể đo đếm được. Bởi thế mà người xưa đã dùng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng người để gắn kết con người lại với nhau trong một mục đích, một nhiệm vụ, một chí hướng. Chỉ bằng bài Hịch tướng sĩ văn ngắn ngủi mà Trần Hưng Đạo đã kích động được lòng quân, giúp họ nhận thấy lỗi lầm, nhìn rõ nhìn vụ mà một lòng cùng chủ tướng quyết tâm đánh giặc cứu nước. Cũng chỉ bằng lời nói màNguyễn Trãi đã hàng phục biết bao thủ lĩnh, tướng sĩ bốn phương, giúp nghĩa quân Lam Sơn tăng cường sức mạnh mà không tốn một binh một lính nào.
Đôi khi ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu, đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực làm người. Nhưng, trong một hoàn cảnh nào đó, ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người. Bởi vậy, không nên cố chấp rằng người tốt nhất quyết không nói lời sai trái. Nếu lời nói dối có thể đem đến lợi ích lớn hơn lời nói thật thì đó lại là lời nói chân thành từ trái tim, lời nói của lương tri, thật đáng trân trọng.
Chuyện kể rằng, một năm vào mùa hạ, Tào Tháo thống lĩnh quân đội đi đánh Trương Tú. Đường hành quân rất khó khăn. Trời nóng như đổ lửa, bầu trời không một gợn mây. Mặt đất nóng giẫy, oi bức vô cùng. Quân đội của Tào Tháo đã hành quân nhiều ngày, tướng sĩ đều rất mệt mỏi. Những binh sĩ thân thể cường tráng dần dần cũng khó mà trụ nối. Để động viên tướng sĩ tiếp tục trụ vừng, Tào Tháo nói:“Phía trước kia có một rừng mơ rộng lớn rất sai quả, hãy mau lên đường, đi hết trái núi này sẽ đến rừng mơ đó!”
Các binh sĩ nghe vậy, nước miếng tứa ra đầy miệng, như là đã ăn được quả mơ thực. Bởi thế mà, tinh thần phấn chấn hơn, bước chân cũng nhanh hơn rất nhiều. Người nọ dìu người kia đi mau về phía trước. Sau đó, cho dù không tìm thấy rừng mơ, nhưng nhờ sự khích lệ của ý chí, cuối cùng họ cũng đến được nơi có nước.
Quả thực, Tào Tháo biết mình sai. Nhưng trước tình thế ấy không nói dối là không được. Cái tài của chủ tướng là biết khích lệ lòng quân đạt đến mục đích. Tướng sĩ biết Tào Tháo nói dối nhưng đã cảm thấy phấn chấn, có động lực bước tời và cuối cùng tìm được ngườn nước. Lúc này mới hay, nếu không nhờ cái rừng mơ giả dối ấy chắc có lẽ mình đã bỏ mạng trên đường mất rồi. Trong lòng cũng không có oán trách gì.
Hay câu chuyện của đức Phật và người thợ săn đem lại cho ta nhiều suy nghĩ. Chuyện cũng kể rằng, một hôm đang dạo bộ trong rừng, đức Phật nhìn thấy một con hươu chạy đến, rồi rẽ hướng vào rừng. Một bên đùi có mũi tên cắm sâu, máu chảy rất nhiều. Lát sau, có một người thợ săn chạy đến, gặp đức Phật hỏi người có thấy con hươu nào chạy qua không. Đức Phật bình thản chỉ về hướng khác: “Ở hướng đó”. Người thợ săn cảm ơn đức Phật rồi hối hả chạy theo hướng tay người chỉ.
Không nói dối là một trong năm giới cấm mà đức Phật luôn tâm niệm thực hiện trì giới. Nhưng ngay trong tình thế này, phật đã buộc phải phạm giới để cứu lấy con hươu. Lúc cần cứu vật, đúng sai không cần phân biệt nữa. Nói dối mà cứu được vật, thiện căn lớn hơn là nói thật mà phạm tội sát sinh. Tránh được cái tội này nhưng lại phạm vào cái tội khác lớn hơn, nghiêm trọng hơn.
Ngược lại, có người không biết lời nói lời tốt đẹp hay cố tình dùng lời lẽ thô bỉ để sỉ nhục, gây tổn thương cho người khác thì đó là một hành động xấu xa, thật đáng lên án.
Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn, không thể nào hàn gắn nổi. Một lời nói bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời nói tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời. Một lời nói cay độc chẳng khác gì là bạo lực tinh thần. Tác hại chẳng khác gì những hành động xâm phạm thân thể người khác.
“Lời nói không là dao
mà cắt lòng đau nhói
lời nói không là khói
mà mắt lại cay cay”.
Lời nói của những người xung quanh ta sẽ định hình tính cách của ta. Mỗi ngày một ít, cứ từ từ xâm chiếm, gậm nhấm tâm hồn ta. Rồi đến một ngày, nó chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn con người.
Chuyện kể rằng, có một đứa trẻ dù năng lực yếu kém nhưng luôn được mẹ động viên và ủng hộ. Cậu ấy cảm thấy có động lực và không ngừng vươn lên. Khi trưởng thành, cậu ấy là ông chủ của một công ty.
Một cậu bé khác ở gần ấy. Dù là một cậu bé thông minh nhưng mẹ cậu ấy luôn có thái độ gắt gỏng trước những sai lầm của con. Bà chỉ biết chê bai và trừng phạt cậu bé. Không khi nào khen ngợi hay tha thứ cho cậu. Lúc nào, cậu ấy cũng thấy có một áo lực vô hình ghê gớm bao quanh mình. Không ai ủng hộ cậu ấy, cả thế giới dường như quay lưng với cậu. Cậu vô cùng chán nản, buông bỏ học hành. Lớn lên, cậu gia nhập băng cướp và gây nên nhiều trọng án.
Hai cậu bé ấy không có gì khác nhau, nhưng tương lai lại hoàn toàn khác nhau. Chỉ một lí do lớn nhất đó là hai bà mẹ đã có những lời nói khác nhau trong giáo dục con mình.
Câu chuyện cuộc đời của nhà bác học vĩ đại Edison lại càng cho ta thấy sức mạnh của lời nói và tấm lòng của người mẹ. Từ nhỏ, Edison là một cậu bé kém cỏi. Cậu học rất kém và có những câu hỏi ngớ ngẩn khiến thầy giáo của cậu rất phiền lòng. Một hôm, thầy giáo của cậu gợi mẹ cậu đến dẫn cậu về và gửi cho bà một bức thư. Về đến nhà, bà giở bức thư ra xem và sửng sốt. Thấy mẹ lo lắng, Edison đã hỏi thầy giáo đã viết gì trong bức thư ấy. Rát nhanh chóng, mẹ Edison đọc bức thư: “Con trai bà là một thiên tài. Chúng tôi không đủ sức dạy cậu bé. Bà hãy đưa cậu bé về nhà và để câu ấy tự nghiên cứu”.
Thực tế là Edison bị đuổi học. Người mẹ đã giấu điều đó suốt bao nhiêu năm và âm thầm khích lệ ông tự học ở nhà. Khi đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng, người mẹ cũng qua đời từ lâu, trong một lần dọn dẹp ngôi nhà, Edison đã phát hiện ra sự thật ấy. Ông đã khóc rất nhiều sau đó.
- Kết bài:
Mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời động viên đúng lúc có thể giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một người đang trong cơn tuyệt vọng. Hãy biết nói lời dễ nghe, đúng đắn và chân thành để bản thân được vui vẻ và gây được điều vui vẻ ở người khác. Cuộc sống ngắn ngủi, cớ gì phải gây cho nhau những tổn thương không nên có. Lời nói chẳng mất tiền mua và luôn sẵn có trên môi. Thế nên, hãy biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đề 2
Trong giao tiếp hàng ngày, một số chúng ta thường quên đi hay bỏ qua sức mạnh của ngôn từ. Chúng ta thường không chú tâm lắm đến tác động về mặt cảm xúc mà một từ, một lời nói có thể tạo ra làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Khi nói chúng ta có khuynh hướng vội vàng thốt ra mà không biết đến hiệu lực tại lời Chúng ta không nghĩ rằng một lời thốt ra có thể kết nối, hàn gắn, yêu thương, mang 2 hay nhiều người đến gần nhau trong sự đồng cảm, hay ngược lại làm họ tan nát, đẩy trái tim họ xa nhau.
Chỉ một từ ngữ có thể khơi dậy niềm vui, hứng thú, ngạc nhiên, đồng tình, tích cực, mong đợi và tin tưởng. Ngược lại ngôn từ có thể gây sợ hãi, tức giận, tiêu cực, nghi ngờ, tiếc nuối, và buồn đau. Việc chọn từ ngữ cho lời ăn tiếng nói trong một số trường hợp có thể làm thay đổi vĩnh viễn một mối quan hệ và hành trình bạn đang đi. Chúng ta quên rằng dù ta cố gắng đến đâu, một lời khi đã thốt ra, không thể lấy lại. Kết quả của lời nói, như mũi tên lao đi vun vút- nhưng mũi tên bắn đi có thể không trúng đích và không gây tổn hại, nhưng tác dụng tốt hay xấu trong thông điệp lời nói của chúng ta có hiệu quả gần như tức thì.
Có những lời đùa cợt tưởng như vô hại, nhưng người nói nào ngờ một hai từ trong câu nói vui ấy rất vô tình đã chạm vào một nỗi đau thầm kín của người nghe. Lại có những lời châm chọc mỉa mai cố ý làm đau lòng người khác cho bỏ tức hay bỏ ghét, quả thực có tác dụng như vũ khí sát thương tâm hồn.
Thử hỏi có bao nhiêu trong số người nghe những câu đùa hay châm chọc ấy có bản lĩnh biết mình biết người, không cố chấp sẽ không nóng mặt hay tự ái mà bỏ qua cho câu đùa cợt vô tâm ấy? Ngược lại, đã có nhiều người quá nóng nảy, nổi khùng lên và “ăn miếng trả miếng” để rồi dẫn đến những phản ứng đáng tiếc của cả hai.
Ai cũng biết câu ca dao này :
“ Lời nói không mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Đây chính là sức mạnh của hiệu lực tại lời. Việc làm, các mối quan hệ gia đình và xã hội, đời sống tình cảm của chúng ta có thể bị ảnh hưởng và thay đổi nhiều từ cách ăn nói của chúng ta.
Lời nói và nụ cười là hai thứ dễ cho đi và hiệu quả nhanh nhất. Một câu nói nhẹ nhàng và ngọt ngào sẽ như một làn gió mát thổi vào lòng ai đó trong một ngày oi ả. Có người nói mà ta nghe từ cách xa qua điện thoại hay tiếp nhận lời bằng email vẫn có thể tưởng như nghe thấy tiếng cười hay nhìn thấy nụ cười trên môi mắt họ. Trong khi đó một câu nói nặng nề chua cay có thể khiến người nghe đau lòng và buồn bã không chỉ một ngày mà có khi “ đau nặng từng lời nói” nhiều ngày bởi không phải ai cũng dễ buông bỏ và hỉ xả. Cuộc sống con người rất mong manh trong cõi trần gian vô thường. Còn nhìn thấy nhau, gặp nhau sao không nói với nhau những lời tử tế, chân thật. Để rồi khi xa nhau hay phải chia lìa ta sẽ không thấy ân hận, dằn vặt và ray rức nghĩ lại khi còn gần nhau, khi người ta còn sống mình không nói được lời yêu thương.
Cũng xin nói rằng đắc nhân tâm bằng lời nói là tốt nhưng lời nói ấy phải chân thành. Nói những lời tốt lành nhưng đừng giả dối, đầu môi chót lưỡi. Những lời tâng bốc để mua lòng người, những viên thuốc độc bọc đường sẽ gây hại nhưng sớm muộn rồi người ta sẽ nhận biết bản chất giả dối, tác hại của chúng. Trong khi đó nhiều khi lời nói thẳng, nói thật có thể khiến người nghe không vừa ý. Vẫn biết “Lời thật mất lòng” nhưng nếu ta chọn cách nói và thời điểm nói thích hợp và chân thành thì lời thật ấy có thể vẫn được người nghe tiếp thu và suy nghĩ để sửa đổi. Về phía người nghe cũng nên bình tĩnh suy xét lời nói đến tai ta. Khi ta nghe, ta cố gắng để hiểu hoàn cảnh, thời gian và nguyên cớ của lời nói. Có người nói một lời thẳng thắn, không phải là lời khen ngợi, mà là lời nhắc nhở hay chỉ ra cho ta cái sai sót của ta, ta nên biết tiếp thu lời thực ấy. Còn có người cách nói năng không được nhẹ nhàng êm ái, nhưng tâm họ rất lành và họ nói không chút ác ý. Với những người ấy ta cần hiểu bản chất của lời nói và tâm tính người nói để chắt lọc và bỏ qua những phần chưa hay của lời họ nói.
Ngoài ra một điều quan trọng là “ Lời nói phải đi đôi với việc làm”. Đừng thuyết giảng, dạy đời người ta phải yêu thương con người, anh em, bạn hữu…. mà hành động của mình thì mâu thuẫn đến độ mình không yêu thương ngay đến gia đình mình, những người sống quanh mình. Như thế là người hai mặt và đạo đức giả như kiểu Nhạc Bất Quần trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Nhưng dưới ánh mặt trời không có gì có thể che đậy được và dòng chảy của thời gian sẽ giúp người ta nhận ra bản chất của lời nói, cũng như nhân cách của một con người.
Mong sao tất cả chúng ta luôn có tâm an hoà và biết nói lời thật dễ nghe, những lời đẹp không giả dối, để đem niềm vui đến cho người và đến lượt mình niềm vui của việc cho đi và nhận lại ái ngữ.
Tự lập không những là bản năng sống của mọi động vật mà còn là một phẩm chất cần có ở mỗi con người. Đây là một lối sống tốt, giúp con người trở nên tự tin, bản lĩnh hơn. Tự lập còn giúp con người làm chủ được cuộc sống của mình và gặt hái được thành công tốt hơn. Bởi thế, ai biết rèn luyện tính tự lập và tự lập sớm sẽ dễ thành công trong cuộc sống. Ý thức tự lập là biết tự mình làm những việc vừa sức và có thể làm được. Tự lập là biết tự giải quyết công việc, tự lo liệu cho bản thần và tự mình xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Sống không ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác.