K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2019

Câu 1:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

- Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

Câu 2:

- Nhân dân ta ở thời Trần rất ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền,… Các hoạt động này rất phổ biến và phát triển.

- Các tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến.


17 tháng 9 2023

Trần Quốc Tuấn đã có những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên. Ông là vị chỉ huy quân đội và lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần. Ông đã đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, điều này là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến. Ông cũng là người huấn luyện quân đội và khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo "Hịch tướng sĩ". Ông còn là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng như Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư. Trần Quốc Tuấn đã bỏ qua các hiềm khích và thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước và vì nghĩa lớn. Công lao của ông đã để lại cho chúng ta bài học về sự quyết tâm và lòng yêu nước trong công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay.

21 tháng 4 2023

Từ các cuộc kháng chiến và cuộc khởi nghĩa trong lịch sử Việt Nam như cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên thời Trần, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng sau đây trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay:

Tình yêu quê hương, lòng yêu nước: Những cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đã cho thấy tình yêu quê hương, lòng yêu nước là một giá trị vô giá của con người Việt Nam. Đó là động lực để chúng ta cố gắng xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đoàn kết, đồng lòng: Trong các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa, sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân là yếu tố quan trọng giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù. Chúng ta cần phải học hỏi và áp dụng tinh thần đoàn kết, đồng lòng đó vào cuộc sống hiện đại.

Sự kiên trì, bền bỉ: Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đã cho thấy sự kiên trì, bền bỉ là yếu tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Chúng ta cần phải có sự kiên trì, bền bỉ để đạt được mục tiêu của mình.

Tôn trọng truyền thống, lịch sử: Việc học tập và tôn trọng truyền thống, lịch sử là cách để chúng ta hiểu rõ hơn về quá khứ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng vào cuộc sống hiện đại.

Sự hiểu biết, trí tuệ: Cuộc kháng chiến và khởi nghĩa cần sự hiểu biết, trí tuệ để có thể đánh bại kẻ thù. Chúng ta cần phải đầu tư vào giáo dục, nâng cao trình độ tri thức để có thể xây dựng và bảo vệ đất nước hiệu quả hơn.

1. Các cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên có gì giống và khác so với 2 lần trước?2. So sánh cách đánh giặc của nhà Trần và nhà Lý.3. So sánh điểm giống và khác nhau trong trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền và trận Bạch Đằng năm 1288 của nhà Trần.4. Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước và niềm tự hào dân...
Đọc tiếp

1. Các cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên có gì giống và khác so với 2 lần trước?
2. So sánh cách đánh giặc của nhà Trần và nhà Lý.
3. So sánh điểm giống và khác nhau trong trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền và trận Bạch Đằng năm 1288 của nhà Trần.
4. Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc?
5. Em hiểu thế nào là chính sách hạn điền, hạn nô? Mặt tích cực? Mặt hạn chế?
6. Những cải cách của Hồ Quý Ly ?
Mặt tích cực, mặt hạn chế?
7. Theo em, thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên đã có bài học gì đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước?
8. Hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

0
20 tháng 5 2021

+Nguyên nhân thắng lợi.

+Sự lãnh đạo tài tình của vua, quan nhà Trần,Lý tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn thời Trần với những chiến thuật tài giỏi,có bộ tham mưu sáng suốt.

+Sự đoàn kết của nhân dân

+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước ,tinh thần quyết chiến đánh giặc đã tham gia ,giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi sự khó khăn

+Biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù 

13 tháng 3 2023

- phải có truyền thống yêu nước , đoàn kết chiến đấu dũng cảm 

- đưa ra những kế sách đánh giặc hay , đúng đắn có tính sáng tạo 

- Linh hoạt mềm, dẻo trong đối sách tránh kéo dài chiến tranh

 - Đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh ngoại giao và áp dụng chiến thuật tâm lý chiến

 

16 tháng 4 2023

Ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên của nhà Trần là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam, đóng góp vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và an ninh của Tổ quốc. Dưới đây là các bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ ba lần kháng chiến này cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay:

Sự đoàn kết và đồng lòng: Ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên của nhà Trần đã cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và đồng lòng của toàn dân. Những cuộc kháng chiến này không chỉ được lãnh đạo bởi các vị tướng lĩnh tài ba mà còn được sự ủng hộ và tham gia của toàn bộ nhân dân. Điều này cho thấy rằng để bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần phải đoàn kết và đồng lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc hay địa phương.

Sự kiên trì và quyết tâm: Ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên của nhà Trần kéo dài trong nhiều năm, nhưng nhờ sự kiên trì và quyết tâm của các vị tướng lĩnh và toàn dân, cuối cùng Việt Nam đã giành được chiến thắng. Điều này cho thấy rằng để bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần phải kiên trì và quyết tâm, không bao giờ từ bỏ trước khó khăn và thử thách.

Sự sáng tạo và linh hoạt: Ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên của nhà Trần còn cho thấy sự sáng tạo và linh hoạt trong chiến thuật và chiến lược quân sự. Các vị tướng lĩnh đã tận dụng địa hình, sử dụng các chiến thuật mới lạ để đánh bại quân địch. Điều này cho thấy rằng để bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần phải sáng tạo và linh hoạt, không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức, kỹ năng mới để đối phó với các mối đe dọa mới và hiện đại hơn

 
28 tháng 11 2016

2.Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

 

28 tháng 11 2016

3.

Năm 1075, Lý Thường Kiệt cho quân đánh vào các thế mạnh của giặc, dồn chúng vào tình thế hoang man, lo sợ. Đầu năm 1076, quân tống cho quân đánh vào nước ta theo hai đường thủy bộ: Quân bộ theo đường Lạng Sơn, quân thủy theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta đợi giặc đến, tranh thủ xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyện để chặn địch tại đây. Còn quân thủy thì bị chặn lại và phải đánh một trận quyết liệt với quân ta, làm cho ko thể kết hợp với quân bộ. Đợi quá lâu, quân bộ liều đánh nhưng chỉ tổ làm quân chết mòn, lương thực hao kiệt nên Quách Quỳ ra lệnh: Ai bàn đánh sẽ bị chém đầu. Quân sĩ mệt mỏi, chết mòn đi. Ngay lúc đó, Lý Thường Kiệt mở 1 cuộc tấn công lớn, quan Tóng đại bại.

_ Lý Thường Kiệt cho người giao hòa với nhà Tống, đó là một biện pháp mền dẻo nhưng giúp Đại Việt giữ mối quan hệ tốt với nhà Tống, tránh bị hiểu nhầm

_Đây có thể nói là trận đánh oanh liệt của lịch sử nước ta, nêu lên ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

5 tháng 11 2017

...

25 tháng 12 2016

2. Phương đông
- Thời gian hình thành sớm, kết thúc muộn
- Chế độ quân chủ tập quyền, vua có quyền lực tối cao
- Nền kinh tế dựa trên Nông nghiệp là chính, kết hợp TCN
- Xã hội phân chia 2 giai cấp chính: Địa chủ và nông dân
Phương tây
- RA đời muộn, kết thúc sớm
- Chế độ dân chủ, quyền lực do 1 hay nhiều nhóm quyết định
- Kinh tế dựa trên thương nghiệp, buôn bán là chính

25 tháng 12 2016

4. kháng chiến chống quân Nguyên mông lần thứ 3