Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Thế Lữ - Nhớ rừng
Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu nghi vấn
câu 1
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
câu 2
Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngôi trường được hiện lên thật mộc mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có trường. Sau cùng, là thầy cô giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ đó, vai trò và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng "Chuyện loài người trước nhất". Nó vừa là lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về loài người do chính trẻ con chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.
câu 3
Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta phải nhắc đến chính là Nhớ rừng. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bức tranh tứ bình hiện lên trong nỗi nhớ của chú hổ. Mở đầu bức tranh là bốn cảnh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí chú hổ, đó là: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?" Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khắc sâu trong tâm trí bạn đọc về một cuộc sống đã từng tươi đẹp của chú hổ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho nền văn học Việt Nam.
꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂
1) Sao chuyện này kỳ thú, huyền ảo thế?
2) Chuyện này xúc động làm sao!
3) Bạn hãy rút ra bài học: Nên biết sẻ chia, giúp đỡ người khác.
1.
1. Hoàn cảnh ra đời
Tháng 1- 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Bác về nước, để chỉ đạo cách mạng trong nước. Tháng 5 năm ấy Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Ðảng họp ở hang Pác Bó dưới sự chủ tọa của Người, quyết định thành lập Việt nam độc lập đồng minh tức là mặt trận Việt minh để đoàn kết đông đảo nhân dân đánh Pháp đuổi Nhật, giải phóng dân tộc. Cần tranh thủ thêm sự giúp đở của đồng minh, mà đồng minh gần ta nhất là Trung Quốc. Người hiểu biết trung Quốc hơn ai hết nên Trung ương cử Người đi Trùng Khánh nhằm mục đích tranh thủ sự viện trợ của chính phủ Tưởng Giới Thạch, bên trong thì đặt quan hệ với Ðảng Cộng Sản Trung Quốc. Bấy giờ Người đổi tên là Hồ Chí Minh.
Ði suốt trong 10 ngày 5 đêm, đến một thị trấn Túc Vinh thuộc tỉnh Quảng Tây, bị khám xét, đồng chí người Trung Quốc dẫn đường không có giấy tờ bị bắt theo. Bọn bộ hạ của Tưởng cho là Bác sang phá tổ chức Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội của Trương Công Bội và Nguyễn Hải Thần, do chúng đỡ đầu. Cũng bởi thế cho nên những bức điện của Bác gởi cho bọn cầm quyền trong chính phủ Tưởng đều không được trả lời.
Chúng giải Bác đi khắp nơi, tay bị trói cổ mang vòng xích, dầm mưa dãi nắng, trèo núi, vượt truông. Hơn một năm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch Bác đã làm 134 bài thơ in trong cuốn Nhật lý trong tù trong đó có bài Mới ra tù tập leo núi làm sau khi Bác đã ra khỏi tù nhưng nhà xuất bản văn học vẫn in chung trong tập Nhật ký trong tù, xuất bản 1960.
Tháng 5- 1990, kỷ niệm ngày sinh 100 của Bác, người ta đã tìm được 20 bài thơ chữ hán viết trong thời kỳ bác bị giam giữ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Như vậy, Nhật lý trong tù sẽ có 134 bài thơ bằng chữ Hán.
Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Tây ngày 29-8-1942 được trả tự do ngày 10-9-1943, một năm sau nữa, tháng 9-1944, nhà đương cục Trung Quốc mới để Bác về nước. Bác viết Ngục trung nhật ký trong hoàn cảnh ấy. Ơí đây thơ bật ra ngoài ý muốn của Người.
Nhật ký trong tù là cuốn nhật ký ghi chú sự việc xảy ra trong những ngày Bác bị giam giữ. Nhật ký trong tù viết bằng thơ chữ Hán không phải là một bài thơ trường thiên liền mạch mà là nhiều bài, mỗi bài về một vấn đề, thể điệu có thay đổi nhưng phần lớn là thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Thơ văn trong tù xưa nay có nhiều bài nổi tiếng như Thi tù tùng thoại của Huỳnh Thúc Kháng, Xiềng Xích của Tố Hữu. Văn học thế giới có tác phẩm vĩ đại Viết dưới giá treo cổ của Phu Xích và Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là một điều hiếm có.
2. Nội dung tác phầm Nhật ký trong tù
a. Nhật ký trong tù thực chất là một bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch
Xã hội Trung Quốc thời kỳ 1942-43 mục ruỗng từ trong ra ngoài, từ phòng giam chật hẹp đến bên ngoài xã hội rộng lớn. Nhật ký trong tù đã ghi lại sự việc Bác đã phải sống, đã chứng kiến. Quang cảnh Bác nhìn thấy ở những nơi bị giam hay bị giải đi qua: chuyện bị bắt ở Túc Vinh, sáng trưa, chiều tối. Chuyện cái cùm, dây trói, cảnh người tù cờ bạc bị chết. Ðây là đặc trưng của bút pháp tả thực, đứng ở một góc độ nhất định để diễn tả được một cách rõ ràng, chính xác… Bác đã đứng ở góc độ người tù nhân đã tường tận nếm trải mọi cực hình, chứng kiến mọi sự việc xảy ra trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.
Toàn bộ những cảnh tượng đã xảy ra trong Nhật ký trong tù là hình ảnh thu nhỏ của một xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Biết bao những thối nát bất công và tàn bạo của chế độ Tưởng đang đè nặng lên cuộc sống của dân lành. Nói tới sự bất công ngang trái của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch những bài thơ trong Nhật ký như là một cái tát vào mặt kẻ thù. Chất thép của Nhật ký trong tù là ở đó.
b. Nhật ký trong tù thể hiện một tâm hồn cao đẹp của Người
Nói tới tâm hồn có nghĩa là nói tời tình cảm trước hết nói tới tình yêu thương con người của Bác. Trong văn học nhất là văn học cổ điển, có những trường hợp tư tưởng tác phẩm tự đặt ra những vấn đề mà tác giả không hề nghỉ tới như truyện Kiều của Nguyễn Du. Với Nhật ký trong tù thì trái lại, Bác chưa nói được hết những điều muốn nói. Nhưng không phải vì thế mà phẩm chất đạo đức của Bác không ngời sáng trong thơ. Ðồng chí Viên Ưng một nhà thơ Trung Quốc, sau khi đọc Nhật ký trong tù viết: Chúng ta được gặp tâm hồn vĩ đại của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng…tôi cảm thấy trái tim vĩ đại đó tỏa ánh sáng chói ngời trong một hoàn cảnh tối tăm.
Ánh sáng ấy trước hết là ánh sáng của tình thương người. Ðồng chí Phạm Văn Ðồng nói: Tình nhân đạo, tình thương đồng bào đó là điều sâu sắc nhất và tốt đẹp nhất trong con người Hồ Chủ tịch.
c. Nhật ký trong tù đã thể hiện một tinh thần bất khuất kiên cường
Tình thương người lòng yêu đời, yêu nước trong thơ Bác về một mặt là kế tục truyền thống thơ xưa, nhưng mặt khác lại không giống thơ xưa, nó là tâm tình của một người Cộng sản, nó gắn liền với chiến đấu, vững tin ở chiến thắng. Bác từng nói rất rõ:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi)
Ý chí sắt đá và tinh thần rèn luyện cao độ, Bác đã giữ vững qua muôn vàn khổ cực và cũng đã từng nói lên được trong những hình ảnh nên thơ:
“Gạo đem vào giã bao đao đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông”
(Nghe tiếng giã gạo)
Cuộc đời hoạt động của Bác là một bài thơ lớn, tràn đầy sức sáng tạo. Nhật ký trong tù không thể nào sánh được với toàn bộ bài thơ lớn ấy. Bác là người làm thơ trong cuộc đời nhiều hơn văn thơ. Trong sự nghiệp chung của Bác văn thơ chỉ là chuyện phụ.
Trong cuộc sống nghèo nàn ấy, Bác đã tìm đủ đề tài cho hơn một trăm bài thơ. Cơ hồ như đối với Bác chuyện gì cũng thành thơ.Chuyện núi non trăng hoa thành thơ mà chuyện dưa cà mắm muối cũng thành thơ. Bác làm thơ vì một cái răng, một cái gậy, kể cả những chuyện rất ít nên thơ cũng thành thơ. Cho nên khi Bác nói trong thơ nên có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng.”Không phải chỉ nói chuyện thép và giọng thép mới là có tinh thần thép”. Trong thơ văn cũng như trong cuộc đời cái điều quan trọng nhất vẫn là cái thực chất của con người Nhật ký trong tù ít có những lời hô to nói lớn:
“Giọng của người không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước”
(Sáng tháng năm)
Bác không lên gân, không đao to búa lớn mà toàn bộ tập thơ toát lên một tinh thần thép, tinh thần của một anh hùng bất khuất, luôn luôn vững bước tiến lên, bền gan chiến đấu.
Sống trong tù lúc nào Bác cũng thể hiện được phong thái ung dung, bình tĩnh, phảng phất thơ văn của nhà nho xưa đầy khí tiết. Nhưng cái ung dung ngày trước có khi là cái ung dung của người quay lưng lại với cuộc đời: trả áo mũ về sống ẩn dật, hay bất chấp mọi nỗi thăng trầm của thế sự. Bác hoàn toàn không phải như vậy. Ðồng chí Phạm Văn Ðồng nói:”Hồ Chủ tịch là hình ảnh của sức mạnh bình tĩnh không khiếp sợ, không hoảng hốt, đó là sức mạnh của những người sống một nhịp với trào lưu của thế giới, với quy luật tiến hóa của lịch sử. Chính Bác cũng đã nói:
“Sự vật vẫn xoay đà định sẳn
Hết mưa là nắng ửng lên thôi”
(Trời hửng)
Nhật ký trong tù chúng ta tìm thấy một sức chịu đựng vô cùng mãnh liệt ở Bác. Nhà tù đã đày đọa thân thể Bác, chúng giải Bác đi khắp nhà tù này đến nhà tù khác, tối ngủ chân bị cùm, đi thuyền thì bị treo giò
“Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm không ngủ
Bốn tháng không giặt giũ
Bốn tháng không thay quần áo”
Bị giam lâu, chân mềm như trùn, thế mà lúc ra tù, Bác tập leo núi ngay để chờ lúc băng núi rừng về nước. Ðó là cái gương cương nghị ở Bác.
Bài thơ “Bốn tháng rồi” đã tổng kết một chặng đường đấu tranh lâu dài, khốc liệt của Bác ơ trong tù. Chứng kiến những nổi đau khổ đè nặng lên con người Bác, huỷ hoại thân thể Bác chúng ta cảm thấy hết sức đau lòng và càng kính yêu Bác. Chúng ta cũng vô cùng sung sướng tự hào trước chiến thắng của tinh thần Bác, tinh thần của một chiến sỹ công sản vĩ đại đã bất chấp cả bạo lực của kẻ thù. Bằng sức mạnh của nghệ thuật, Người đã truyền cho chúng ta một bài học của một tâm hồn sáng chói, bất diệt:
“Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần “
(Bốn tháng rồi)
Nhờ có tinh thần thép mà mọi gian nguy, hiểm nạn Bác đều vượt qua. Nhờ có tinh thần thép mà mọi thiếu thồn về vật chất Bác đã đẩy lùi. Bác là tinh hoa của lịch sử, khí phách dân tộc, và tâm hồn thời đại.
3. Nghệ thuật tác phẩm Nhật ký trong tù
a. Nhật ký trong tù đẹp một vẻ đẹp giản dị
Theo ý Xuân Diệu: “Thơ Nhật ký trong tù theo ý tôi, rất dễ và rất khó. Dễ là dễ hiểu, giản dị, gần gũi với mọi người, các bài có cơ sở đầu tiên ở thực tế dễ thông cảm. Nhưng nếu chưa nâng tâm trí mình lên đúng mức thì chưa thấy hết các tinh tuý ở bên trong thơ, cho nên nói là rất khó”. Xuân Diệu viết tiếp:”Nếu ai đọc cứ quen theo thị hiếu thông thường, thích lời thơ phải hoa mỹ như cô gái đeo nhiều nữ trang, thích vị thơ phải chua cay, ngọt…thì người ấy sẽ thấy thơ này bình thường quá. Phải ở trong cái không khí cao sáng của trí tuệ này, phải nối liền mạch với trái tim rất nhân đạo này thí mới nhận hết được cái chất thơ cao quý này. Người xưa nói:” Ðối diện đàm tâm” nghĩa là mặt nhìn mặt miệng không nói mà hai tâm hồn trò chuyện, như vậy là tinh vi lắm, là cái thứ im lặng rất cao đàm tâm được với nhau”. Ðọc Nhật ký trong tù cũng phải tế nhị như vậy. Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc của Lê Nin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi, Văn Thiên Tường…
b. Nghệ thuật trào phúng
Nhật ký trong tù ta tìm thấy nghệ thuật trào phúng, nụ cười trào phúng lúc thì đau đớn lúc thì chua xót “cái cùm” và sự đới nhiều khi đến kỳ lạ:
“Ðược cùm chân mới yên bề ngủ
Không được cùm chân biết ngủ đâu”
Có khi nụ cười gắn với lời tố cáo, như bài “cờ bạc” mở đầu trình bày sự việc rất điềm tỉnh
“Ðánh bạc ở ngoài quan bắt tội
Trong tù đánh bạc được công khai”
Ðột nhiên ngòi bút sắc, mạnh đánh kẻ thù bật ngã mà vẫn cứ mát mẻ:
“Bị tù con bạc ăn năn mãi
Sau trước không vô quách chốn này”
c. Nghệ thuật triết lý
Nghệ thuật thơ Bác là nghệ thuật những bài thơ triết lý sâu sắc như bài “Nửa đêm”
Hay bài “Nghe tiếng giã gạo”, bài “Học đánh cờ”. Mỗi bài thơ nêu lên một thái độ sống, hay sự nhìn nhận đúng, hoặc đề ra một cách giải quyết về những định đề đã nêu ra.
Chúng ta quán triệt toàn bộ thơ Bác là tư tưởng của một nhà yêu nước vĩ đại, một nhà Cách mạng vĩ đại. Thơ Bác không phải biểu hiện cuộc sống mà còn cải tạo cuộc sống, chỉ đạo cuộc sống. Ðó là tính Ðảng cộng sản lớn lao, đó chính là chất thép của thời đại.
Nói đến thơ Bác không thể không nói đến nghệ thuật. Vì thơ Bác là thơ của tâm hồn, thơ của tình cảm, thơ của tư tưởng, thơ của hành động, Bác đã sử dụng không biết bao nhiêu phương tiện biểu hiện thật hết sức phong phú đa dạng, nhiều lúc tưởng như trái ngược nhau mà lại có một sự nhất quán lạ lùng đó là sự bình dị tuyệt vời không có ai có thể bắt chước được.
4. Kết luận
Tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy viết bằng chữ Hán nhưng về mặt nội dung và cả về mặt phong cách nghệ thuật rõ ràng là một tác phẩm văn học Việt nam đậm đà tính dân tộc. “một tác phẩm văn học lớn có tác dụng giáo dục sâu sắc phầm chất đạo đức Cách mạng cho tất cả chúng ta ngày nay”.(Lời nói đầu khi xuất bản cuốn Nhật ký trong tù của Viện văn học ). Tập thơ đưa ta đi sâu vào những cảm xúc, những suy nghĩ, những băn khoăn của một con người cộng sản vĩ đại trong một hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có cái may mắn được nghe những lời tâm sự của một vị lãnh tụ kính yêu vì thế tấm gương đạo đức cao cả của Người đối với ta vô cùng gần gũi. Tôi muốn nhắc lại ý thơ của Hoàng Trung Thông trong bài “đọc thơ Bác”
Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình
1)
Tháng 1- 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Bác về nước, để chỉ đạo cách mạng trong nước. Tháng 5 năm ấy Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Ðảng họp ở hang Pác Bó dưới sự chủ tọa của Người, quyết định thành lập Việt nam độc lập đồng minh tức là mặt trận Việt minh để đoàn kết đông đảo nhân dân đánh Pháp đuổi Nhật, giải phóng dân tộc. Cần tranh thủ thêm sự giúp đở của đồng minh, mà đồng minh gần ta nhất là Trung Quốc. Người hiểu biết trung Quốc hơn ai hết nên Trung ương cử Người đi Trùng Khánh nhằm mục đích tranh thủ sự viện trợ của chính phủ Tưởng Giới Thạch, bên trong thì đặt quan hệ với Ðảng Cộng Sản Trung Quốc. Bấy giờ Người đổi tên là Hồ Chí Minh.
- Nhật ký trong tù thực chất là một bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch
- Nhật ký trong tù thể hiện một tâm hồn cao đẹp của Người
- Nhật ký trong tù đã thể hiện một tinh thần bất khuất kiên cường