K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi biết chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì...
Đọc tiếp

NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi biết chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép, trích Ngữ Văn 9, Tập 1, tr.22, NXB Giáo dục, 2010)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Hãy chỉ ra 02 từ láy được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, tại sao không nhận được xu nào từ nhân vật tôi mà ông lão vẫn cảm ơn và nói: Như vậy là cháu đã cho lão rồi.?

Câu 4 (1,0 điểm): Hãy nhận xét ngắn gọn về nhân vật tôi trong câu chuyện trên.

Mong các ah chị giúp em em gấp lắm rồi ạ

4
28 tháng 5 2022

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự

Câu 2 (0,5 điểm): Hãy chỉ ra 02 từ láy được sử dụng trong văn bản.

- Từ láy: giàn giụa, run run

Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, tại sao không nhận được xu nào từ nhân vật tôi mà ông lão vẫn cảm ơn và nói: Như vậy là cháu đã cho lão rồi ?

- Theo em, nhân vật ông lão vẫn cảm ơn vì ông đã nhận được sự cảm thông từ cậu bé

Câu 4 (1,0 điểm): Hãy nhận xét ngắn gọn về nhân vật tôi trong câu chuyện trên.

- Nhân vật tôi là một nhân vật giàu lòng nhân ái, đầy lòng vị tha

28 tháng 5 2022

Câu 1: PTBĐ: Tự sự

Câu 2: Từ láy: giàn giụa, run rẩy

Câu 3: Vì ông lão đã nhận được sự quan tâm, yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ của cậu bé qua hành động lục hết túi nọ đến túi kia, run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông nói lời xin lỗi với ông.

Câu 4: Nhân vật tôi là một cậu bé thương người, biết quan tâm, giúp đỡ người khác, cậu có một trái tim rất ấm áp

28 tháng 12 2021

giúp mình với

28 tháng 12 2021

Chuyện cười 2: Ông nội và cháu

Ông nội và người cháu đích tôn 3 tuổi đang ngồi chơi trò bán hàng.

- Cháu: Đây tôi đưa bác 5.000 đồng, nhưng với một điều kiện.
- Ông: Điều kiện gì cũng được.
- Cháu: Thật không?
- Ông: Thật. Bác cứ nói đi.
- Cháu: Bác phải về dạy lại con bác đi nhé, con bác hay đánh tôi lắm đấy.

Mong mik đúng,in đậm là đại từ

1 tháng 12 2023

Một quan hệ từ nhé

 

2 tháng 12 2023

Danh từ: ánh mắt

Đại từ xưng hô: tôi

Động từ: hỏi

Quan hệ từ: với

8) có 3 đại từ : ông cụ , tôi , ba anh 

Trong câu này có 3 đại từ xưng hô đó là:

 Tôi: ngôi thứ 1, người nói

 Anh: ngôi thứ 2, người nghe hay người đối diện

 Ông: ngôi thứ 2, người đối diện

nếu k đr cho mk xl

Những con sói trong tâm hồnMột cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ...
Đọc tiếp

Những con sói trong tâm hồn

Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.

Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết. Ông đã phải đấu tranh với những cảm xúc như thế này nhiều lần rồi.”

Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: “Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn.”

Người ông từ tốn nói tiếp: “Nhưng con sói còn lại thì không như thế, nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất cứ lúc nào, mà không có lí do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để cả hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông.”

Cậu bé nhìn thật chăm chú vào mắt ông rồi hỏi: “Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?”

Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”

(Theo Gia đình Online)

1. Cậu bé bực tức vì chuyện gì? (0.5 điểm)

A. Bị bạn cùng lớp chơi xấu

B. Bị bạn khác lớp bắt nạt

C. Bị điểm kém dù mình không làm sai

D. Bị bạn cùng lớp hiểu lầm mà không thể giải thích rõ.

2. Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe? (0.5 điểm)

A. Người ông dẫn cháu đi ăn kem, đi chơi để tâm trạng của cháu thoải mái.

B. Người ông hỏi rõ sự việc cháu gặp phải để đưa lời khuyên tốt nhất cho cháu.

C. Người ông đã kể cho cháu nghe về trải nghiệm của chính bản thân mình, ông cũng từng gặp phải chuyện tương tự cháu.

D. Người ông nghiêm khắc phê bình cháu rằng sau này không được chơi với những người bạn xấu như thế.

3. Theo ông, trong tâm hồn chúng ta nuôi dưỡng hai con sói như thế nào? (1 điểm)

4. Theo ông, con sói nào đã chiến thắng ở cuộc chiến trong tâm hồn? (0.5 điểm)

A. Con sói hiền lành

B. Con sói giận dữ

C. Không con nào chiến thắng cả, chúng buộc phải sống hòa hợp với nhau.

D. Là con sói mà chúng ta vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn.

5. Theo em, người ông kể câu chuyện về những con sói trong tâm hồn cho người cháu nhằm mục đích gì? (1 điểm)

 

6. Em học được bài học gì qua câu chuyện trên? (1 điểm)

 

7. Đọc câu văn sau và lựa chọn một nhận định đúng? (0.5 điểm)

Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn.

A. Đây là câu đơn có nhiều vị ngữ.

B. Đây là câu ghép có 2 vế câu.

C. Đây là câu ghép có 3 vế câu.

D. Đây là câu ghép có 4 vế câu.

8. Xác định tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau? (0.5 điểm)

Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”

A. Dẫn lời nói trực tiếp của người ông.

B. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

C. Ngăn cách các thành phần cùng chức vụ trong câu.

D. Đánh dấu nội dung bên trong để người xem chú ý.

9. Gạch dưới từ không cùng nhóm với những từ sau và giải thích vì sao từ đó không cùng nhóm. (0.5 điểm)

nhi đồng, con nít, trẻ con, trẻ ranh, trẻ em, tuổi trẻ, nhóc con

 giúp mình, mình cần gấp

1
11 tháng 4 2022

giúp mình với

Bài 9 : Tìm đại từ xưng hô trong trong đoạn văn sau :      Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin :      - Xin ông thả cháu ra.      Sói trả lời :      -Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ?Bài 10: Tìm TN, CN,...
Đọc tiếp

Bài 9 : Tìm đại từ xưng hô trong trong đoạn văn sau :

      Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin :

      - Xin ông thả cháu ra.

      Sói trả lời :

      -Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ?

Bài 10: Tìm TN, CN, VN trong các câu sau:

a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng  về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.

 b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông  còn sáng mãi.

c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra  hót râm ran.

d) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng  bắt đầu kết trái.

e) Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ chon chót bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.

g) Ánh nắng lọt qua lá trong xanh.

Bài 11. a/ Ghi lại 5 từ ngữ thuộc mỗi chủ điểm : Bảo vệ môi trường -  Hạnh  phúc.

b/ Tìm 3 câu thành ngữ, tục ngữ nói về  thiên nhiên và lao động sản xuất.

1
23 tháng 12 2021

Bài 9 : Tìm đại từ xưng hô trong trong đoạn văn sau :

      Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin :

      - Xin ông thả cháu ra.

      Sói trả lời :

      -Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ?

Các đại từ xưng hô : mày ; ta ; ông ; cháu ; 

Bài 10: Tìm TN, CN, VN trong các câu sau:

a) Mùa thu năm 1929/ Lý Tự Trọng  về nước/ được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.

 b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông  còn sáng mãi.

c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra  hót râm ran.

d) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng  bắt đầu kết trái.

e) Dưới tầng đáy rừng,/ tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ/ chon chót bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.

g) Ánh nắng /lọt qua lá trong xanh.

Bài 11. a/ Ghi lại 5 từ ngữ thuộc mỗi chủ điểm : Bảo vệ môi trường -  Hạnh  phúc.

 

11 tháng 4 2023

3 đại từ xưng hô : ta ,cháu, bệ hạ

11 tháng 4 2023

Đoạn văn có 3 đại từ xưng hô ,đó là cái từ : ta ,cháu ,Bệ hạ .