Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 6:
- Nước + cacbonic (trong điều kiện có ánh sáng và diệp lục của lá) => tinh bột + oxi
- Khái niệm đơn giản về quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục và năng lượng ánh sáng mặt trời, sử dụng nước và khí cacbonic chế tạo ra tinh bột đông thời nhả khí oxy.
Ý nghĩa: Là nguồn duy nhất để tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả sinh vật trên Trái Đất; bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí; quang hợp liên quan đến mọi hoạt động sống kinh tế của con người.
Có thể phân chia vai trò của quang hợp ra làm ba mảng chính:
Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucozo.
Tích luỹ năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ.
Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hoà lượng hơi nước, CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hoà nhiệt độ không khí.
1 + 3. Quang hợp và hô hấp ở cây:
# | Quang hợp | Hô hấp |
Khái niệm | - Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. | - Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. |
Phương trình tóm tắt | Nước + Khí cacbonic, ánh sáng => tinh bột + Khí ôxi | Tinh bột + Khí oxi => Năng lượng + Khí Cacbonic + Hơi nước |
Điều kiện xảy ra | - Cây quang hợp vào ban ngày (trong điều kiện có ánh sáng), - Chỉ những bộ phận có chứa chất diệp lục hấp thu được ánh sáng mặt trời mới tham gia quang hợp | - Cây hô hấp suốt ngày đêm, - Tất cả các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài |
Ý nghĩa | - Quang hợp thu năng lượng để chế tạo chất hữu cơ - Quang hợp nhả ra khí oxi dùng cho hô hấp | - Hô hấp phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng - Hô hấp thải ra khí cacbonic cần cho Quang hợp. |
2. - Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá?
- Tạo lực hút nước của rễ.
- Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước: tránh cho lá, cây không bị đốt nóng khi nhiệt độ quá cao.
- Tạo điều kiện cho CO2 đi vào để cây quang hợp bình thường.
- Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn?
Khi đánh cây bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ chưa hồi phục nên chưa thể hút nước đế bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua lá. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết. Vì vậy, khi đánh cây đi trồng nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát, phải tiả bớt lá hoặc cắt bớt ngọn nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá.
- Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giáo) thì chức năng quang hợp do bộ phần nào của cây đảm nhận?
Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do thân hoặc cành đảm nhiệm. Vì ở những câv này thân và cành cũng có lục lạp chứa diệp lục.
4. Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ?
Để biết được lá cây có chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ta thực hiện thí nghiệm sau:
Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đặt chậu cây đó ngoài sáng (nơi có nắng gắt), rồi ngắt chiếc lá bỏ băng giấy đen và cho vào cồn 90° đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá. Rửa sạch lá trong cốc nước ấm. rồi bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng), ta thu được kết quả: chỗ bịt giấy đen (không thu nhận ánh sáng) không có tinh bột, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
5. Theo em, tại sao chúng ta luôn luôn cần nâng cao ý thức giữ gìn sự sống của muôn loài trên trái đất nói chung, cũng như bảo vệ cây xanh và tăng cường trồng cây, gây rừng nói riêng?
Chúng ta luôn luôn cần nâng cao ý thức giữ gìn sự sống của muôn loài trên trái đất nói chung, cũng như bảo vệ cây xanh và tăng cường trồng cây, gây rừng nói riêng vì:
- Bảo vệ và giữ gìn sự sống của muôn loài trên trái đất cũng là bảo vệ chính nguồn sống của con người.
- Cây xanh có quá trình quang hợp giúp cung cấp chất hữu cơ (tinh bột) và khí oxi cho hầu hết các sinh vật trên trái đất kể cả con người. Đồng thời cây xanh còn hút khí cabonic làm trong lành không khí => Bảo vệ cây xanh, tăng cường trồng cây gây rừng là giúp bảo vệ hệ sinh thái loài người cũng như toàn bộ sinh vật trên trái đất.
Câu 1. Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi ?
Trả lời: Sau khi cắm cành có đủ mắt chồi xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới. Tiếp đó các mầm non sẽ mọc lên từ chồi và để phát triển thành cây mới.
Câu 2. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào ? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào ?
Trả lời:
Giâm cành là rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất.
Chiết cành là rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng.
* Người ta thường chiết cành với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ.
* NHững cây ăn quả thường hay được chiết cành: Cây quýt, cây cam , cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.
Câu 3. Hãy cho một vài ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt.
Trả lời:
Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cho chúng tiếp tục phát triển. Nhân dân ta thường áp dụng phương pháp này để ghép loại cây này với loại cây khác (như cam với bưởi) hoặc ghép những cây trong cùng một loài với nhau (như táo với táo).
Câu 4. Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất ? Vì sao ?
Trả lời:
Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:
- Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.
- Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống.
Câu 1. Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi ?
Trả lời: Sau khi cắm cành có đủ mắt chồi xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới. Tiếp đó các mầm non sẽ mọc lên từ chồi và để phát triển thành cây mới.
Câu 2. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào ? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào ?
Trả lời:
Giâm cành là rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất.
Chiết cành là rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng.
* Người ta thường chiết cành với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ.
* NHững cây ăn quả thường hay được chiết cành: Cây quýt, cây cam , cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.
Câu 3. Hãy cho một vài ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt.
Trả lời:
Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cho chúng tiếp tục phát triển. Nhân dân ta thường áp dụng phương pháp này để ghép loại cây này với loại cây khác (như cam với bưởi) hoặc ghép những cây trong cùng một loài với nhau (như táo với táo).
Câu 4. Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất ? Vì sao ?
Trả lời:
Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:
- Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.
- Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống.
1.Đặc điểm cho thấy lá rất đa dạng là : có kích thước , màu sắc khác nhau, vv
2. Ở nhiều loại lá mặt trên có màu xẫm hơn mặt dưới ở phần trên có nhiều lục lạp hơn phần dưới,vì do hứng được nhiều ánh sáng nên chất diệp lục tập trung nhiều hơn
3. Ta có thể thay bằng 2 túi nilon trong suốt bọc kín 2 cây, sau 1 giờ ta sẽ thấy mức nước trong lọ A giảm, Lượn nước trong cây B Vẫn nguyên và ta có thể thấy túi cây A mờ hơn do hơi nước ngưng tụ và túi B vẫn trong suốt .
4. Hô hấp và quang hợp ngược nhau vì khi có ánh sáng cây mới chế tạo được chất tinh bột để nuôi cây Khi không có ánh sáng cây không thể quang hợp mà hô hấp giống người và vật có quan hệ chặt ch
1.Lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau:
-Về gân lá: gân song song , gân hình mạng, gân hình cung.
-Về loại: lá đơn , lá kép.
-Về cách mọc trên cây: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
=> Lá rất đa dạng.
1/ Đặc điểm bên ngoài của thân, lá ( các bộ phận, phân loại ).
- Lá gồm cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có nhiều gân lá.
2/ Cấu tạo trong của phiến lá gồm nhưng bộ phận nào? Chức năng của mỗi bộ phận.
- Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.
- Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.
Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
- Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.
Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
- Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
Câu 2: trả lời:
Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.
* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.
Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.
Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
Chương I:
Câu 1:
Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Câu 2: Trả lời:
Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
c1 : 1. Cấu tạo tế bào cơ bản gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
1. Khác nhau: Hạt của thực vật hạt trần chưa được bảo vệ, nằm lộ trên các lá noãn hở; hạt của thực vật hạt kín được bảo vệ trong quả
Giống nhau: có thân, lá thật
2. - Nhờ có khả năng quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbônic và nhả ra khí ôxi nên đã góp phần điều hòa các khí này trong không khí.
- Ý nghĩa: thực vật được coi là lá phổi xanh của trái đất, có vai trò to lớn trong quá trình điều hòa không khí, đảm bảo sự cân bằng của nồng độ khí ôxi và khí cacbônic trong không khí, để mọi hoạt động sống trên trái đất diễn ra bình thường.
Tớ chỉ biết 2 câu thoi xin lỗi nghen =))
1.Quá trình phân chia tế bào diễn ra: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia và một vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
ý nghĩa : Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
2.Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì: Gồm hai phần: vỏ và trụ giữa. Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan. Có ruột chứa chất dự trữ.
Câu 7:
Cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh (tầng phát sinh – tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ).
Tầng sinh vỏ hằng năm sinh ra một lớp vỏ ở phía ngoài và một lớp vỏ ở phía trong.
Tầng sinh trụ (nằm giữa mạch rây và mạch gỗ) hằng năm sinh ra ở phía ngoài một lớp mạch rây. ở phía trong một lớp mạch gỗ.
Câu 6:
1 ) Thân mang những bộ phận : Thân chính , cành , chồi ngọn , chồi nách .
2 ) Điểm giống nhau giữa thân và cành là : Đều có ngọn , lá
3) Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành : nằm ở đầu thân và cành
4) Vị trí của chồi nách : Nằm dọc thân và cành
1. - đặc điểm chung của thực vật : có thể tự tạo ra chất dinh dưỡng, lớn lên , sinh sản , phản ứng chậm với các kích thích của môi trường và không thể di chuyển.
-điểm khác nhau:
+ thực vật có chất diệp lục còn động vật không có
+thực vật phản ứng chậm với các kích thích của môi trường và động vật phản ứng rất nhanh
+ đa số thực vật không thể di chuyển còn động vật phản ứng rất nhanh