K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2017

Giả sử G là trọng tâm tam giác ABC, ta sẽ chứng minh G' cũng là trọng tâm tam giác A'B'C'.
G là trọng tâm tam giác ABC nên: \(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{0}\).
Ta cần chứng minh: \(\overrightarrow{GA'}+\overrightarrow{GB'}+\overrightarrow{GC'}=\overrightarrow{0}\).
Theo giả thiết:
\(\overrightarrow{AA'}+\overrightarrow{BB'}+\overrightarrow{CC'}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{AG}+\overrightarrow{GA'}+\overrightarrow{BG}+\overrightarrow{GB'}+\overrightarrow{CG}+\overrightarrow{GC'}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{GA'}+\overrightarrow{GB'}+\overrightarrow{GC'}+\left(\overrightarrow{AG}+\overrightarrow{BG}+\overrightarrow{CG}\right)=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{GA'}+\overrightarrow{GB'}+\overrightarrow{GC'}-\left(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}\right)=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{GA'}+\overrightarrow{GB'}+\overrightarrow{GC'}-\overrightarrow{0}=\overrightarrow{0}\)
\(\Leftrightarrow\overrightarrow{GA'}+\overrightarrow{GB'}+\overrightarrow{GC'}=\overrightarrow{0}\)
Vậy G là trọng tâm tam giác A'B'C' hay hai tam giác ABC và A'B'C' có cùng trọng tâm.

30 tháng 3 2017

Giải bài 9 trang 28 sgk Hình học 10 | Để học tốt Toán 10

NV
30 tháng 9 2019

Các kí hiệu bên dưới đều là vecto chứ ko phải đoạn thẳng:

a/ \(BB'+CC'+BA+CA=2AA'+BA+CA\)

\(=2\left(AB+BA'\right)+BA+CA=2AB+2BA'+BA+CA\)

\(=AB+CA+2BA'=CB+2BA'=CA'+A'B+2BA'\)

\(=BA'+CA'\)

b/ \(AA'+BB'+CC'=AB+BA'+BC+CB'+CA+AC'\)

\(=AB+BC+CA+BA'+CB'+AC'\)

\(=AC+CA+BA'+CB'+AC'\)

\(=BA'+CB'+AC'\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
3 tháng 8 2019

Lời giải:
Bổ đề: Tam giác $ABC$ có trọng tâm $G$

\(\Leftrightarrow \overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{0}\)

Chứng minh:

* Chiều thuận:

Kéo dài $AG$ cắt $BC$ tại $M$ thì $M$ là trung điểm $BC$ nên $\overrightarrow{BM}+\overrightarrow{CM}=\overrightarrow{0}$

Ta có: \(\overrightarrow{GM}=\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{BM};\overrightarrow{GM}=\overrightarrow{GC}+\overrightarrow{CM}\)

\(\Rightarrow 2\overrightarrow{GM}=\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{BM}+\overrightarrow{GC}+\overrightarrow{CM}=\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}\)

Mà theo tính chất trọng tâm: \(-\overrightarrow{GA}=2\overrightarrow{GM}\)

\(\Rightarrow -\overrightarrow{GA}=\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}\) \(\Rightarrow \overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{0}\)

* Chiều đảo:

Gọi $M,N$ là trung điểm của $BC,AC$

\(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow \overrightarrow{GA}+(\overrightarrow{GM}+\overrightarrow{MB})+(\overrightarrow{GM}+\overrightarrow{MC})=\overrightarrow{0}\)

\(\Leftrightarrow \overrightarrow{GA}+2\overrightarrow{GM}=\overrightarrow{0}\Rightarrow \overrightarrow{GA}=-2\overrightarrow{GM}\) nên $G,A,M$ thẳng hàng.

Tương tự: $G,B,N$ thẳng hàng nên $G$ là trọng tâm tam giác $ABC$

Ta có đpcm.

----------------------------------------------

Áp dụng vào bài:

$G$ là trọng tâm của $ABC$ và $A'B'C'$

\(\Leftrightarrow \overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{0}=\overrightarrow{GA'}+\overrightarrow{GB'}+\overrightarrow{GC'}\)

\(\Leftrightarrow \overrightarrow{GA'}-\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB'}-\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC'}-\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{0}\)

\(\Leftrightarrow \overrightarrow{AA'}+\overrightarrow{BB'}+\overrightarrow{CC'}=\overrightarrow{0}\)

4 tháng 8 2019

Cách khác:

Gọi \(G,G'\)lần lượt là trọng tâm của \(\Delta ABC,\Delta A'B'C'\) ,ta có:

\(3\overrightarrow{GG'}=\overrightarrow{GA'}+\overrightarrow{GB'}+\overrightarrow{GC'}\)

\(3\overrightarrow{GG'}=\left(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}\right)+\left(\overrightarrow{AA'}+\overrightarrow{BB'}+\overrightarrow{CC'}\right)\)

\(G\) là trọng tâm của \(\Delta ABC\) \(\Rightarrow\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{0}\)

\(\Rightarrow3\overrightarrow{GG'}=\overrightarrow{AA'}+\overrightarrow{BB'}+\overrightarrow{CC'}\)

Để hai tam giác ABC và A'B'C' có trọng tâm trùng nhau \(\Rightarrow\overrightarrow{GG'}=\overrightarrow{0}\)

\(\Rightarrow3\overrightarrow{GG'}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow\overrightarrow{AA'}+\overrightarrow{BB'}+\overrightarrow{CC'}=\overrightarrow{0}\)(đpcm)

2 tháng 2 2019

tam giác A'B'C' đều

15 tháng 5 2017

a) Ta có:
\(\overrightarrow{AB'}+\overrightarrow{AC'}=\overrightarrow{BC}+\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC'}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}+\overrightarrow{CA}\)\(=\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{CA}=\overrightarrow{0}\).
Vậy A là trung điểm của B'C'.
b)
A B C B' C' A'
Theo câu a ta chứng minh được A là trung điểm của B'C'.
Tương tự ta chứng minh được: B là trung điểm của A'C'; C là trung điểm của A'B'.
Từ đó suy ra ba đường thẳng AB', BB', CC' là ba đường trung tuyến của tam giác A'B'C' nên ba đường thẳng AA', BB', CC' đồng quy.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
28 tháng 6 2019

Lời giải:
a)

Vì $B,I,C$ thẳng hàng, $I$ nằm giữa $B$ và $C$ nên \(\overrightarrow{BI},\overrightarrow{IC}\) là 2 vecto cùng hướng

Mà $I$ là trung điểm của $BC$ nên \(|\overrightarrow{BI}|=|\overrightarrow{IC}|\)

Từ 2 điều trên suy ra \(\overrightarrow{BI}=\overrightarrow{IC}\)

b)

Theo tính chất trung tuyến- trọng tâm thì \(\overrightarrow{AG}=\frac{2}{3}\overrightarrow{AI}\)

\(\Leftrightarrow \overrightarrow{AG}=\frac{2}{3}(\overrightarrow{AG}+\overrightarrow{GI})\)

\(\Leftrightarrow \frac{1}{2}\overrightarrow{AG}=\overrightarrow{GI}=-\overrightarrow{IG}\)

\(\Leftrightarrow \overrightarrow{IG}=-\frac{1}{2}\overrightarrow{AG}(1)\)

$J$ là trung điểm của $BB'$ nên \(\overrightarrow{BJ}=\frac{1}{2}\overrightarrow{BB'}=-\frac{1}{2}\overrightarrow{B'B}(2)\)

Từ (1) và (2) kết hợp với \(\overrightarrow{B'B}=\overrightarrow{AG}\) suy ra \(\overrightarrow{IG}=\overrightarrow{BJ}\) (đpcm)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
28 tháng 6 2019

Hình vẽ:
Bài 2. TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI VECTO

Bài 2:

a: \(\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{DC}\)

\(\Leftrightarrow\overrightarrow{CB}+\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{DC}\)

=>vecto AB=vecto DC

=>ABCD là hình bình hành

b: \(\Leftrightarrow\overrightarrow{DB}-\overrightarrow{DA}=2\cdot\overrightarrow{DC}\)

\(\Leftrightarrow\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{DB}=2\cdot\overrightarrow{DC}\)

=>vecto AB=2 vecto DC

=>ABCD là hình thang