Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a,Người ta viết thư để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi thông tin.
Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung sau:
+ Nêu lí do và mục đích viết thư.
+ Thăm hỏi sức khỏe, tình hình của người nhận thư.
Một bức thư thường mở đầu bằng việc ghi địa điểm, thời gian gửi thư và lời thăm hỏi.
* Thư gửi: Đối với người nhận. Kết thúc lá thư bằng việc ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư.
* Nhận thư
- Thông báo tình hình của người viết thư.
- Nêu những vấn đề cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
Vũ trụ năm 3000
Xin chào mọi người, mình chính là một công dân của vũ trụ đang sống ở năm 3000. Hôm nay mình đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để cảnh báo về những nguy cơ sẽ xảy ra trong tương lai.
Có lẽ ai cũng biết, hiện nay mất cân bằng giới tính đang trong tình trạng báo động khi mỗi năm số lượng bé trai chào đời lớn hơn số lượng bé gái rất nhiều.
Cụ thể, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) thống kê, tỷ lệ chào đời của bé trai và bé gái được ghi nhận ở con số 115,9:100 tại Trung Quốc năm 2014 (cứ khoảng 100 bé gái chào đời thì có 115,9 bé trai ra đời trong cùng thời gian), tại Ấn Độ là 110,01:100 của giai đoạn năm 2011-2013, tại Singapore là tỷ lệ 105,6:100, tại Việt Nam khá cao với tỷ lệ hơn 110:100 của năm 2014…
Mất cân bằng giới tính, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến động xã hội theo chiều hướng tiêu cực bởi đây không chỉ là vấn đề về dân số mà còn là vấn đề của xã hội.
Tình trạng mất cân bằng giới tính hay tỷ lệ chào đời của bé trai nhiều hơn bé gái đang gia tăng khiến cho các quốc gia đều rất lo lắng. Quan niệm “trọng nam kinh nữ”, nhiều tập quán xấu tồn tại, nhất là sự can thiệp của y khoa là những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng “thừa trai thiếu gái” đang được báo động trên toàn cầu.
Ở đó, hệ lụy rõ nhất được nhắc đến là tình trạng hôn nhân của những bé trai sau này lớn lên, được cho là ít cơ hội. Do đó, hiện có rất nhiều thiếu nữ, nhất là ở các vùng quê nghèo tại Ấn Độ hay Trung Quốc bị bắt cóc, bị bán đi với mục đích kết hôn. Trong khi đó, nhiều thanh niên sau này buộc phải vất vả tìm vợ ở các nước khác.
Có thể thấy, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh không nằm ở việc lựa chọn giới tính thai nhi, mà chính là do sự bất bình đẳng giới và xem thường giá trị của phụ nữ.
Hiện tượng lựa chọn giới tính trước khi sinh trở nên nghiêm trọng hơn bởi các giá trị truyền thống gia trưởng trong gia đình, đặc biệt là hệ thống gia đình phụ hệ cũng như thiếu quyền tự chủ của người phụ nữ về mặt tài chính và xã hội.
Do đó, giải pháp của vấn đề là đảm bảo nhân phẩm và các quyền con người của mỗi cá nhân, phụ nữ, trẻ em. Khi mà phụ nữ và các em gái được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục, cơ hội việc làm một cách bình đẳng như nam giới, thì họ sẽ có thể phát triển tốt và làm được những gì mà nam giới và trẻ em trai được mong đợi cần phải làm, thậm chí họ có thể làm tốt hơn.
Có thể thấy phân biệt đối xử đối với trẻ em gái dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này là mặt trái xã hội, là sự vi phạm quyền con người, cần phải được chấm dứt. Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình. Tôi nghĩ bình đẳng giới là vấn đề cốt lõi của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Vì vậy, chúng ta hãy chung tay góp phần giải quyết tốt vấn đề bất bình đẳng về giới tính vì một thế giới tốt đẹp hơn.
Thân ái chào tạm biệt!
Anh Thư
Vũ trụ năm 3000
Xin chào mọi người, mình chính là một công dân của vũ trụ đang sống ở năm 3000. Hôm nay mình đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để cảnh báo về những nguy cơ sẽ xảy ra trong tương lai.
Có lẽ ai cũng biết, hiện nay mất cân bằng giới tính đang trong tình trạng báo động khi mỗi năm số lượng bé trai chào đời lớn hơn số lượng bé gái rất nhiều.
Cụ thể, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) thống kê, tỷ lệ chào đời của bé trai và bé gái được ghi nhận ở con số 115,9:100 tại Trung Quốc năm 2014 (cứ khoảng 100 bé gái chào đời thì có 115,9 bé trai ra đời trong cùng thời gian), tại Ấn Độ là 110,01:100 của giai đoạn năm 2011-2013, tại Singapore là tỷ lệ 105,6:100, tại Việt Nam khá cao với tỷ lệ hơn 110:100 của năm 2014…
Mất cân bằng giới tính, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến động xã hội theo chiều hướng tiêu cực bởi đây không chỉ là vấn đề về dân số mà còn là vấn đề của xã hội.
Tình trạng mất cân bằng giới tính hay tỷ lệ chào đời của bé trai nhiều hơn bé gái đang gia tăng khiến cho các quốc gia đều rất lo lắng. Quan niệm “trọng nam kinh nữ”, nhiều tập quán xấu tồn tại, nhất là sự can thiệp của y khoa là những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng “thừa trai thiếu gái” đang được báo động trên toàn cầu.
Ở đó, hệ lụy rõ nhất được nhắc đến là tình trạng hôn nhân của những bé trai sau này lớn lên, được cho là ít cơ hội. Do đó, hiện có rất nhiều thiếu nữ, nhất là ở các vùng quê nghèo tại Ấn Độ hay Trung Quốc bị bắt cóc, bị bán đi với mục đích kết hôn. Trong khi đó, nhiều thanh niên sau này buộc phải vất vả tìm vợ ở các nước khác.
Có thể thấy, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh không nằm ở việc lựa chọn giới tính thai nhi, mà chính là do sự bất bình đẳng giới và xem thường giá trị của phụ nữ.
Hiện tượng lựa chọn giới tính trước khi sinh trở nên nghiêm trọng hơn bởi các giá trị truyền thống gia trưởng trong gia đình, đặc biệt là hệ thống gia đình phụ hệ cũng như thiếu quyền tự chủ của người phụ nữ về mặt tài chính và xã hội.
Do đó, giải pháp của vấn đề là đảm bảo nhân phẩm và các quyền con người của mỗi cá nhân, phụ nữ, trẻ em. Khi mà phụ nữ và các em gái được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục, cơ hội việc làm một cách bình đẳng như nam giới, thì họ sẽ có thể phát triển tốt và làm được những gì mà nam giới và trẻ em trai được mong đợi cần phải làm, thậm chí họ có thể làm tốt hơn.
Có thể thấy phân biệt đối xử đối với trẻ em gái dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này là mặt trái xã hội, là sự vi phạm quyền con người, cần phải được chấm dứt. Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình. Tôi nghĩ bình đẳng giới là vấn đề cốt lõi của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Vì vậy, chúng ta hãy chung tay góp phần giải quyết tốt vấn đề bất bình đẳng về giới tính vì một thế giới tốt đẹp hơn.
Thân ái chào tạm biệt!
....., ngày … tháng … năm …
Tuấn thân nhớ!
Đã gần nửa năm kể từ ngày mình chuyển trường vòa đây. Mình nhớ cậu và trường cũ lắm nên hôm nay mình viết thư thăm cậu , nhân tiện kể cho cậu nghe về tình hình lớp và trường mình hiện nay.
Cậu vẫn khỏe chứ? Vào năm học rồi và đã sắp kiểm tra học kì I rồi, chắc là cậu bận học lắm phải không? Hai bác vẫn khỏe chứ? Mình đoán là năm ngoái cậu học tốt vậy, thế nào năm nay cậu cũng được bố thưởng cho chiếc xe đạp để đi học, phải không?
Dạo này mình cao hơn. Nhà mình ở gần trường nên mình đi bộ, đỡ cho bố phải đưa đón. Trường mình gần biển nên rất mát. Lớp mình có 36 bạn, đa số là học sinh khá. Lớp trưởng của mình là con gái bạn ấy khảo bài rất gắt nên mình rất ngán, nhưng bạn ấy rất tốt.
Sắp kiểm tra rồi, mình phải ôn bài thật kĩ và thỉnh thoảng mình phải nhờ bố giảng. Mình luôn nhớ quê, bạn bè và thầy cô mà mình cùng cậu học suốt ba năm qua.
Thôi, mình dừng bút đây. Chúc cậu và gia đình luôn khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. Cậu nhớ viết thư cho mình nhé.
Bạn thân của Tuấn
thanks và hok tốt
Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Đại Đình yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học
Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới : trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.
Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.
Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi , nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.
Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.
Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.
‘‘Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’
Đảm bảo các yêu cầu sau, được 8 điểm:
- Viết được một bức thư cho một người thân đủ các phần: phần đầu, phần chính, phần cuối theo yêu cầu đã học; độ dài viết khoảng 8 - 10 câu.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt chữ viết có thể cho các mức điểm: 0,5 - 1 - 1,5 - 2 - 2,5 - 3 - 3,5 - 4 - 4,5 - 5 - 5,5 - 6 - 6,5 - 7 - 7,5 - 8 điểm
Bài mẫu:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015
Bác Phương kính mến!
Ông bà và gia đình cháu vừa nhận thư chúc Tết của bác ở Nam Định gửi vào. Chợt nhớ đến bác nên cháu vội viết thư chúc Tết bác và báo tin cho bác mừng: ông bà ở trong này vẫn mạnh giỏi, ông bà bảo nhận được tin trong dịp Tết của quê hương rất vui và nhớ quê lắm, ông bà bảo sang năm bố mẹ cháu sẽ thu xếp cho ông bà về quê ăn Tết. Vào miền Nam đã 5-6 năm rồi còn gì?
Bữa cơm chiều hôm nhận được thư của bác Phương, cả nhà mừng rỡ, ông ăn thêm được nửa bát cơm, còn bả thì cứ bảo tại sao nó không nói gì đến con “Vện" mà hôm vào Nam, bà đã dặn bác cố gắng chăm sóc nó.
Tiện đây cháu cũng xin báo tin để bác và các anh chị biết: Tết này bố mẹ cháu cũng tổ chức cho ông bà đi thăm một số nơi có phong cảnh đẹp ở miền Nam như núi Bà Đen, chùa bà Châu Đốc…
Khi biết cháu viết thư cho bác, ông bà bảo viết thêm mấy chữ gửi thăm sức khoẻ của mọi người trong gia đình ngoài này.
Cuối thư xin kính chúc bác sang năm mới vui khoẻ, mùa màng thu hoạch tốt. Các anh chị học tập tiến bộ.
Cháu của bác
Vũ Thị Mai
1. Đoạn 1
a) Mở đầu: Vào mùa xuân năm ấy, người ta tổ chức một đêm dạ hội thật tưng bừng đủ các trò chơi và các trò xiếc đẹp mắt. Va – li- a được bố mẹ cho đi dự dạ hội
b) Diễn biến: Chương trình đêm dạ hội thật phong phú nhưng Va-li-a thích nhất là tiết mục " Cô gái phi ngựa đánh đàn". Em rất cảm phục lòng dũng cảm và sự tài ba của cô gái. Ngựa tung vó phi nước đại. Thế mà, cô gái vẫn ngồi vững vàng trên lưng ngựa, lại cầm cây đàn dạo một bản nhạc trông thật điệu nghệ
c) Kết thúc: Từ đó lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô gái phi ngựa và chơi những bản đàn rộn rã.
2. Đoạn 2
a) Mở đầu: Rồi một hôm rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề
b) Diễn biến : Thấy Va-li-a quá đam mê nghề xiếc, bố mẹ cũng đồng ý viết đơn cho em vào học. Giám đốc rạp xiếc cũng tán thành nhận Va-li-a vào học. Em không ngờ ước mơ của mình bước đầu lại thuận lợi như thế.
Em đến rạp xiếc trong một trạng thái phấn khởi. Em được ông giám đốc giao cho nhiệm vụ quét chuồng ngựa. Lúc đầu cô bé rất ngạc nhiên nhưng rồi cũng nhận lời và hứa sẽ làm tốt công việc được giao
c) Kết thúc : Bác giám đốc gật đầu cười bảo em :
Công việc của diễn viên phi ngựa đánh đàn bắt đầu như thế này đấy cháu ạ.Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên.
3. Đoạn 3
a) Mở đầu : Thế là Va-li-a trở thành diễn viên xiếc tương lai bắt đầu từ giờ phút đó.
b) Diễn biến : Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên.
c) Kết thúc : Va-li-a làm hết mình. Chuồng ngựa lúc nào cũng sạch sẽ gòn gàng thoáng mát. Em không hề nà bất cứ chuyện gì. Dần dần, em đã làm quen với công việc của mình, quen với chú ngựa trong suốt thời gian học.
4. Đoạn 4
a) Mở đầu : Bằng sự cố gắng nỗ lực của mình cộng với sự đam mê nghề xiếc. Va-li-a đã trở thành một diễn viên xiếc thực sự, được giám đốc rạp xiếc đánh giá cao và khán giả rất ái mộ
b) Diễn biến : Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm đàn vĩ cầm. Ngựa tung vó, tiếng đàn bỗng cất lên. Vẻ thán phục lộ rõ trên gương mặt khán giả
c) Kết thúc : Từ một ước mơ nhỏ nhoi và sự yêu thích đam mê, Va-li-a đã trở thành một diễn viên chính như em hằng mong ước
Tập làm văn: Chọn một trong hai đề (5 điểm)
- Hs nêu lí do và mục đích viết thư (0,5 điểm)
- Thăm hỏi tình hình người viết thư (1,5 điểm)
- Thông báo tình hình của người viết thư (1,5 điểm)
- Cuối thư (Ghi lời chúc, lời cảm ơn, lời hứa hẹn của người viết thư, chữ kí và họ tên của người viết thư (1,5 điểm)
- Hs viết sai lỗi chính tả toàn bài trừ 0,5 điểm.
Bài mẫu:
Đề 1:
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20....
Ông bà kính mến.
Nhân dịp đầu năm mới. Cháu xin phép được thay mặt bố mẹ cháu gửi đến ông bà lời chúc đầu năm mới.
Chúc ông bà luôn mạnh khoẻ, sống lâu để mỗi năm vào dịp hè cháu lại được vào thành phố mang tên Bác gặp mặt ông bà.
Không biết ở trong ấy ông bà và chú thím Vinh đón xuân có vui không? Ngoài này thì mấy ngày giáp Tết rét đậm, nhưng từ chiều mồng một trở đi trời ấm dần, không khí xuân tràn đầy đường làng. Hai cây gạo đầu xóm đã bắt đầu nở hoa. Cây thị nhà ta đang trút lá để trổ nụ.
Mỗi lần Tết đến nhìn cây đào ông trồng trưởc cửa nhà rực rỡ màu đỏ, cháu nhớ ông da diết. Còn mỗi lẩn gói bánh mật, làm chè Lam, là cháu lại nhớ đến tay bà sao mà khéo thế!
Quê làng ta năm nay ăn Tết vui lắm vì đã cấy xong lúa chiêm cánh đồng dưới, tra xong ngô, đỗ ở cánh đồng màu nên mọi người có thì giờ rảnh rang sắm Tết.
Trước khi đừng bút, một lần nữa cho cháu chúc sức khoẻ ông, bà sang năm mới sẽ vui vẻ, khoẻ mạnh để bố mẹ và các cháu yên tâm làm việc và học tập.
Cháu của ông bà
Hằng Phương
Đề 2:
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...
Bạn Phương Anh yêu quý!
Mình nhận được thư của bạn gửi cho mình từ tuần trước nhưng do mình bận về quê thăm ông bà nên chưa viết thư trả lời cho bạn ngay được. Hôm nay nhân dịp năm học mới mình viết thư thăm bạn để bạn khỏi mong.
Dạo này bạn có khỏe không? Mọi người trong gia đình bạn vẫn khỏe cả chứ? Hè vừa rồi được nghỉ khá lâu như vậy bạn có đi đâu chơi cùng gia đình không, bạn đã làm những gì trong kỳ nghỉ hè vừa rồi vậy?
Năm học mới lại đến nữa rồi Phương Anh nhỉ? Năm nay bạn không đi học cùng mình nữa, mình nhớ bạn lắm đó. Trường mới chuyển đến của bạn là gì nhỉ? Trường mới có ở gần nhà bạn không? Còn tình hình học tập ở trường mới, lớp mới của bạn như thế nào rồi? bạn kể cho mình nghe với nhé!
Mà Phương Anh đã làm quen hết các bạn trong lớp mới chưa. Bạn đã quen được người bạn thân nào chưa đó! Lớp học mới của bạn có vui không? Các bạn ở lớp mới có học tốt như lớp cũ của bọn mình không?
Còn mình và mọi người trong nhà vẫn khỏe. Hè vừa rồi bọn mình được nhà trường tổ chức cho đi chơi dã ngoại rất vui. Vào năm học mới, lớp cũ của bọn mình có thêm 4 bạn mới nữa đấy. Lớp mình vẫn rất vui và học tập tốt, tháng nào cũng xếp hạng nhất toàn khối đó Phương Anh. Mình vẫn rất cố gắng học tập, mình có tin vui báo cho Phương Anh biết là mình được chọn vào đội bồi dưỡng thi học sinh giỏi của trường đấy, mình sẽ cố gắng học thật tốt để đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi tới. Mình cũng mong thư tới sẽ nhận được nhiều tin vui từ bạn.
Phương Anh ơi! thư đã dài rồi, mình dừng bút nhé. Mình chúc bạn và cả gia đình bạn luôn khỏe mạnh, chúc bạn học thật giỏi nhé!
Mình mong sớm nhận được hồi âm từ bạn!
Bạn thân của Phương Anh
Minh Tinh
Đánh giá, cho điểm
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.
Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
Bài mẫu:
Nha Trang, ngày ... tháng ... năm ...
Tuấn thân nhớ!
Đã gần nửa năm kể từ ngày mình chuyển trường vào đây. Mình nhớ cậu và trường cũ lắm nên hôm nay mình viết thư thăm cậu, nhân tiện kể cho cậu nghe về tình hình lớp và trường mình hiện nay.
Cậu vẫn khỏe chứ? Vào năm học rồi và đã sắp kiểm tra giữa học kì I rồi, chắc là cậu bận học lắm phải không? Hai bác vẫn khỏe chứ? Mình đoán là năm ngoái cậu học tốt vậy, thế nào năm nay cậu cũng được bố thưởng cho chiếc xe đạp để đi học, phải không?
Dạo này mình mập và cao hơn. Nhà mình ở gần trường nên mình đi bộ, đỡ cho bố phải đưa đón. Trường mình gần biển nên rất mát. Lớp mình có 36 bạn, đa số là học sinh khá. Lớp trưởng của mình là con gái bạn ấy khảo bài rất gắt nên mình rất ngán, nhưng bạn ấy rất tốt.
Sắp kiểm tra rồi, mình phải ôn bài thật kĩ và thỉnh thoảng mình phải nhờ bố giảng. Mình luôn nhớ quê, bạn bè và thầy cô mà mình cùng cậu học suốt ba năm qua.
Thôi, mình dừng bút đây. Chúc cậu và gia đình luôn khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. Cậu nhớ viết thư cho mình nhé.
Bạn thân của Tuấn
Khải
Nguyễn Minh Khải
chưa ai trả lời ah