Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.
- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.
- Bàn luận:
+ Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.
+ Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…
+ Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.
- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.
- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ của Hồ Xuân Hương có nhiều điểm khác với những bài thơ Đường luật mà các em đã được học, hoặc đã đọc. Ở đây, nội dung bài thơ thể hiện sự bứt phá về phong cách của Hồ Xuân Hương khi diễn tả một cách rõ nét tâm trạng và khát vọng của chủ thể trữ tình - Đây cũng là một nét mới khi đa số các bài thơ trung đại đều ít thể hiện một cách rõ nét cái “tôi” của tác giả và gần như không thổ lộ nỗi đau khổ về tinh thân, đặc biệt trong quan hệ nam nữ và hôn nhân.
- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ sắc sảo, góc cạnh, mang bản sắc cá tính sáng tạo rất rõ nét, do đó mà làm nổi bật tâm trạng của chủ thể trữ tình. Cách gieo vần độc đáo của Hồ Xuân Hương cũng thể hiện rõ nét cá tính của tác giả.
- Nhiều động từ mạnh được đưa lên đầu câu thơ gây ấn tượng cho người đọc.
- Từ ngữ chỉ mức độ được sử dụng một cách sinh động: dồn, xế, chưa trỏn, mảnh, tí con con, …
- Nghệ thuật đối được nhà thơ vận dụng triệt để. Đối ở hai câu thực và hai câu luận:
+ Ở hai câu thực, các hình ảnh đối rất lạ và táo bạo: đối “chén rượu” với “vầng trăng”, giữa trạng thái say lại tỉnh của con người với sự chuyển đổi của Mặt Trăng
(thiên nhiên) - từ “khuyết” sang “chưa tròn” (không có sự viên mãn). Cả con người và vầng trăng đều cô đơn.
+ Trong hai câu luận, đối rất rõ giữa động từ với động từ (xiên - đâm), giữa hỉnh ảnh gần trước mặt và xa cuối tầm nhìn, giữa hình ảnh thấp của những đám rêu và độ cao của núi tạo nên ân tượng mạnh mẽ, bứt phá.
Việc dùng từ ngữ mạnh và tận dụng các về đối có các hình ảnh đối lập với từ chỉ mức độ triệt đề thể hiện tình cảm, khát vọng mãnh liệt của chủ thể trữ tình.
Dàn ý
1. Nêu vấn đề
Khái quát suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa việc tuân thủ ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm trong vấn đề chọn đường đi trong cuộc sống.
2. Giải quyết vấn đề
- Cuộc sống là những lựa chọn, nó mở ra cho ta rất nhiều lối đi nhưng vấn đề là phải chọn được lối đi phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Lựa chọn con đường đi chính là đưa ra những sự lựa chọn trong cuộc đời mình để có thể đạt được những điều mình mong muốn.
- Việc lựa chọn đường đi nên tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình?
+ Lắng nghe ý kiến của người khác như một sự gợi ý để bạn tham khảo, việc tuân theo ý chí của người khác không hẳn là xấu, đôi khi ý kiến của người khác cũng có thể là sự lựa chọn đúng đắn.
+ Thuận theo mách bảo của bản thân vì chính bạn là người lựa chọn, là người đi trên con đường ấy. Chỉ có bản thân bạn mới hiểu bạn, biết bạn muốn gì và cần gì. Chỉ bạn là người hiểu được những thế mạnh, những điểm yếu của cá nhân mình.
- Để đưa ra một sự lựa chọn đúng nên dựa vào ý chí của người khác và mách bảo của bản thân, kết hợp hai ý kiến để có sự lựa chọn tốt nhất.
3. Kết luận
Khẳng định lại mối quan hệ trên và ý nghĩa của sự lựa chọn đường đi trong cuộc sống.
Bài nói mẫu
Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với sự lựa chọn, lựa chọn những ngã rẽ trong cuộc sống. Những lựa chọn ấy có thể là quyết định từ sâu trong suy nghĩ của mình hoặc là quyết định dựa trên ý chí của người khác (bố mẹ, người thân, gia đình) - sự lựa chọn mà họ cho là tốt nhất. Vậy chúng ta có thể làm gì khi đứng trước mối quan hệ giữa việc tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình trong lựa chọn con đường tương lai của chính mình.
Cuộc sống là những lựa chọn, nó mở ra cho ta rất nhiều lối đi nhưng vấn đề là phải chọn được lối đi phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Lựa chọn con đường đi chính là đưa ra những sự lựa chọn trong cuộc đời mình để có thể đạt được những điều mình mong muốn. Lối đi ấy có thể xa xôi, đầy chông gai thử thách. Người bước trên con đường ấy sẽ phải đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu của mình để đi được đến đích cuối cùng. Tuy nhiên, đó lại là con đường tốt nhất, phù hợp nhất với ta, con đường đưa ta tới thành công, thực hiện ước mơ và lí tưởng, hoài bão.
Đôi khi chúng ta tự hỏi việc lựa chọn đường đi nên tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình? Trong quá trình lựa chọn đường đi, chúng ta có thể gặp phải nhiều sự băn khoăn, phân vân không biết nên làm gì và khi ấy chúng ta sẽ nhờ tới sự giúp đỡ của những người xung quanh, sự giúp đỡ từ bố mẹ, gia đình, bạn bè. Lắng nghe ý kiến của người khác như một sự gợi ý để bạn tham khảo, việc tuân theo ý chí của người khác không hẳn là xấu, đôi khi ý kiến của người khác cũng có thể là sự lựa chọn đúng đắn. Những chúng ta cũng không nên hoàn toàn thuận theo ý họ mà bỏ quên suy nghĩ của bản thân, đánh mất ý kiến cá nhân của riêng mình.
Khi lựa chọn, chúng ta cũng cần phải tự hỏi bản thân, sự suy nghĩ xem mình muốn gì, nên làm gì. Thuận theo mách bảo của bản thân vì chính bạn là người lựa chọn, là người đi trên con đường ấy. Chỉ có bản thân bạn mới hiểu bạn, biết bạn muốn gì và cần gì. Chỉ bạn là người hiểu được những thế mạnh, những điểm yếu của cá nhân mình. Ý kiến của cá nhân không hẳn đã đúng nhưng nó là suy nghĩ, sự lựa chọn từ sâu trong bạn, là điều bạn mong muốn. Tất cả đều phụ thuộc vào chính bản thân bạn.
Mọi vấn đề đều có hai mặt, mặt trái và mặt phải, mặt tối và mặt xấu. Ý chí của người khác và thuật theo bản thân cũng vậy, hai ý kiến chưa hẳn là tốt nhất, cũng không chắc sẽ là xấu nhất mà chúng bổ sung cho nhau. Để có thể đưa ra một sự lựa chọn thích hợp, bạn nên dựa vào ý chí của người khác cùng với sự mách bảo của bản thân, kết hợp hai ý kiến để có thể đưa ra quyết định tốt nhất.
a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo
- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian
+ Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)
- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.
+ Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.
+ Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.
- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)
+ Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...
+ Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...
- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):
+ Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt
+ Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...
* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:
– Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ
– Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau
* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ
– Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.
– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.
– Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.
* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:
– Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
– Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu
– Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng
– Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.
* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:
- Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ
- Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau
* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ
- Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.
- Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vật chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.
- Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.
* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:
- Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu
- Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng
- Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.
- Đặc điểm chung:
+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc
+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc
- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ
+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.
+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.
+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.
- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:
+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm
+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.