Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Con người ta trên đất nước này bất kể làm công việc gì cũng mang vẻ đẹp và giá trị riêng biệt. Một trong những vẻ đẹp lao động của con người khiến em vô cùng ấn tượng đó là người lao động làng chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận. Huy Cận không chỉ khắc họa trước mắt bạn đọc một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, giàu có của miền biển mà thêm vào đó là vẻ đẹp càn mẫn, chăm chỉ, lạc quan, yêu đời của những người ngư dân nơi đây. Bài thơ giúp ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, sự cống hiến thầm lặng của họ qua ngòi bút tài tình cùng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc của Huy Cận. Nhiều năm tháng trôi qua nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
tham khảo
Bài thơ Dậy trầu của Trần Đăng Khoa đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Những bức thư của bà nội như 1 nhịp cầu nối dĩ vãng và hiện nay. Đấy là quan niệm xưa của tục hái trầu – lúc bạn hái trầu vào đêm tối, bạn phải đánh thức người ăn trầu đi ngủ trước lúc đề nghị “hái 1 số lá”. Và những bức thư của nhỏ trình bày tình yêu đối với cây trầu bà. Cách bạn trực tiếp “tôi – tôi” rất gần gụi và hay. Từ ấy, đứa trẻ đã nêu quan điểm muốn hái được miếng trầu là “Con đi hái mấy lá” và mong rằng miếng trầu sẽ sống mãi và phệ lên: “Con ơi trầu ko đi mất”. Bài thơ đem lại cho chúng ta 1 hình ảnh nông thôn xinh tươi nhưng mà cũng gửi tới người đọc tình cảm và sự trân trọng đối với những điều bé nhặt trong cuộc sống. Bài thơ ngắn gọn nhưng mà đầy ý nghĩa.
CHỊUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUU BN ƠIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII
Dưới đây là đoạn văn cảm nhận về bài ca dao lục bát "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra":
Bài ca dao "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" đã để lại trong lòng em những ấn tượng sâu sắc về tình cảm gia đình. Hình ảnh núi Thái Sơn cao lớn và vững chãi tượng trưng cho công lao trời biển của người cha, còn dòng nước trong nguồn dịu dàng và bất tận là biểu hiện cho tình thương yêu vô bờ bến của người mẹ. Mỗi lần đọc lại bài ca dao này, em lại thấy lòng mình trào dâng một niềm kính trọng và biết ơn vô hạn đối với cha mẹ. Hình ảnh núi và nước trong bài ca dao không chỉ là những hình ảnh cụ thể mà còn mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc, gợi nhắc chúng ta về sự hy sinh và tình yêu thương bao la của đấng sinh thành. Những vất vả, gian truân mà cha mẹ đã trải qua để nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn càng khiến em trân trọng hơn từng khoảnh khắc bên gia đình. Bài ca dao không chỉ là lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo mà còn là kim chỉ nam cho lối sống và cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Đó là giá trị bền vững mà mỗi người con cần ghi nhớ và thực hiện.
Tham khảo:
Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Em ko thik kệ chó iêm