K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài:trên con thuyền nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ.Vì vị trí ấy thích hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người một cách linh hoạt.

- Hình ảnh 1:Dọc sông,những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trần ngâm lặng nhìn xuống nước

+)Biện pháp:Nhân hóa

+)Ý nghĩa:Thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.

- Hình ảnh 2:Dọc sườn núi,những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

+)Biện pháp:So sánh

+)Ý nghĩa:Thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm tin chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước

Em cũng ko biết có đúng ko nữa!

21 tháng 1 2018

- Vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài:trên con thuyền nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ.Vì vị trí ấy thích hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người một cách linh hoạt.

- Hình ảnh 1:Dọc sông,những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trần ngâm lặng nhìn xuống nước

+)Biện pháp:Nhân hóa

+)Ý nghĩa:Thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.

- Hình ảnh 2:Dọc sườn núi,những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

+)Biện pháp:So sánh

+)Ý nghĩa:Thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm tin chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước

15 tháng 12 2018

Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:

    + Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.

-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu

    + Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.

-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 1 2019

Hình ảnh những chòm cổ thụ trên bờ sông:

- Ở đoạn đầu: "Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước."

=> Tác giả sử dụng phép nhân hóa, khiến chòm cổ thụ giống như những người từng trải, biết trầm ngâm suy ngẫm về sự đời.

- Ở đoạn cuối: "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."

=> Tác giả sử dụng phép so sánh, khiến chòm cổ thụ hiện lên như những cụ già, định hướng, chỉ đường cho những cây con (đám con cháu)

1.Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như sau: -Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác; - Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ. - Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ. Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục của bài văn. 2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả trong bài đã đổi thay như thế...
Đọc tiếp

1.Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như sau:

-Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;

- Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.

- Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.

Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục của bài văn.

2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền?Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?

3. Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sanh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”

4*. Ở đoạn đầu và đoạn cuối bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

5. Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên được iêu tả trong bài?

 

 

7
24 tháng 4 2017

Câu 1: Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian:

– Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;

– Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ;

– Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.

Theo trình tự trên, có thể chia bố cục của bài văn như sau:

– Đoạn 1: Từ đầu đến "Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước".

– Đoạn 2: Từ "Đến Phường Rạnh" đến "thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò".

– Đoạn 3: Còn lại.

Câu 2: Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền.

Chẳng hạn:

– Tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: "chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít" …

– Tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: "Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt" …

– Đến đoạn sông có thác dữ thì đặc tả: "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn" …

Câu 3:

a. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả qua các yếu tố:

– Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng, ...

– Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

b. Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả:

- Ngoại hình:

  • như pho tượng đồng đúc.

  • các bắp thịt cuồn cuộn.

  • hai hàm răng cắn chặt.

  • quai hàm bạnh ra.

- Hành động:

  • Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông.

  • Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống.

  • Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.

c. Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh:

– Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc ...

– Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.

Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" – qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công viêc, trong khó khăn, thử thách.

Câu 4:

- Hai hình ảnh:

  • Đoạn đầu: "Dọc sông, những chòm cô thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước".

  • Đoạn cuối: "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước".

+ Đoạn đầu, hình ảnh cầy cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác.

+ Đoạn sau, hình ảnh cây to dễ liên tưởng tới "Chú Hai vượt sào, ngồi thở không ra hơi".

+ Cả hai hình ảnh đều muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện bản lĩnh vững vàng để sống trên mảnh đất của mình.

Câu 5:

Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.

24 tháng 4 2017

1.

Bố cục bài văn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “ Thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò

- Đoạn 3: Phần còn lại.

Câu 1:

- Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiều thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác

- Ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước". Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.

Câu 2:

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, nghệ thuật tả cảnh, tả người.

Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó: khiến cảnh vật từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác thêm tự nhiên và sinh động

Câu 1: đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới :a, Dòng sông Năm Căn mênh mông....(cho đến) trường thành vô tận.(Sông nước Cà Mau)b.Chỉ một chốc sau,...(cho đến)chuẩn bị vượt nhiều thác nước. (Vượt thác)1.Cùng miêu tả cảnh dòng sông nhưng vị trí quan sát ở hai văn bản trên giống và khác nhau ở chỗ nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến trình tự miêu tả?2.Ghi lại những...
Đọc tiếp

Câu 1: đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới :

a, Dòng sông Năm Căn mênh mông....(cho đến) trường thành vô tận.

(Sông nước Cà Mau)

b.Chỉ một chốc sau,...(cho đến)chuẩn bị vượt nhiều thác nước. 

(Vượt thác)

1.Cùng miêu tả cảnh dòng sông nhưng vị trí quan sát ở hai văn bản trên giống và khác nhau ở chỗ nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến trình tự miêu tả?

2.Ghi lại những câu văn có sử dụng phép so sánh ở hai đoạn văn trên và nêu tác dụng của chúng.

Câu 2:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Bởi tôi ăn uống điều độ...(đến) đưa hai chân lên vuốt râu"

(Bài học đường đời đầu tiên)

1.đoạn văn trên đc kể và tả = lời của ai? Cách kể và tả đó có tác dụng gì?

2.biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn văn là gì? nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy

3.viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật đang tự họa bức chân dung của mình trong đoạn văn trên.Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép so sánh.

0
 Câu 3Em hãy tìm một biện pháp tu từ nghệ thuậtnhân hóa hoặc so sánh được tác giả sử dụng trong đoạn trích? (0.5Câu 4Phân tích tác dụng của biện pháp tutừ nghệ thuật đó.Câu 5. Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả dòng sông và cảnh vật hai bên cầu Hiền LươngCâu  6 Nhữngchi tiết, hình ảnh miêu tả dòng sông cùngcảnh vật hai bên cầu Hiền Lươnggợi cho em cảm nhận được điều gìvề...
Đọc tiếp

 Câu 3Em hãy tìm một biện pháp tu từ nghệ thuậtnhân hóa hoặc so sánh được tác giả sử dụng trong đoạn trích? (0.5

Câu 4

Phân tích tác dụng của biện pháp tutừ nghệ thuật đó.

Câu 5. Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả dòng sông và cảnh vật hai bên cầu Hiền Lương

Câu  6 Nhữngchi tiết, hình ảnh miêu tả dòng sông cùngcảnh vật hai bên cầu Hiền Lươnggợi cho em cảm nhận được điều gìvề dòng sông

 

7 Qua các chi tiết miêu tả cảnh vật dòng sông và hai bên bờ sông Hiền Lươngem cảm nhận được điều gì về tình cảm của tác giả? (

Câu 8. Đoạn trích vĂn bảntrên thuộc thể loạivăn họcnào? (0.5đ)

Câu 9. Hãy chỉ ra những đặc điểm cơ bản về thể loại của trích đoạn văn bản trên?

Mọi người ơi giúp mik với mik đang cần gấp ạ

“Đôi bờ Hiền Lương, hò hẹn mãi thế rồi cũng đến”,theo“Phương Nam văn hóa và phát triển”,ngày 20/9/2018

 

0
20 tháng 3 2016

Miêu tả hình ảnh của bố (mẹ) trong một lầm em mắc lỗi.

Tình mẫu tử là thứ tình cảm không gì có thể so sánh được. Cha mẹ sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn, cha mẹ không muốn ta buồn lòng, nhưng chúng ta lại thường xuyên làm cha mẹ buồn. Tôi cũng vậy, đã không ít lần tôi làm mẹ buồn, nhưng lần tôi thấy áy láy nhất, đó là việc xảy ra vào cuối năm học lớp 5.

Tôi là một đứa trẻ ngoan, chăm học. Hàng ngày tôi đi và về rất đúng giờ, không bao giờ tôi mải chơi quá mà quên về nhà như đám bạn cùng xóm tôi cả. Thế rồi một ngày đám bạn kia cũng rủ rê chúng tôi, chúng rủ tôi chơi những trò chơi rất thú vị, đến những nơi rất vui. Dần dần tôi cũng thấy ham mê những trò chơi ấy. Rồi cái ngày ấy cũng đến, tôi thường về nhà muộn hơn, và tệ hai hơn tôi còn trốn học đi chơi theo bọn bạn.Nhiều lần như thế lặp đi lặp lại, kết quả học tập của tôi sút đi trông thấy. Có lẽ cô giáo đã trao đổi với mẹ và mẹ đã biết điều đấy.

Trưa hôm ấy, khi tôi đi học về, khác hẳn mọi ngày mẹ thường về sau tôi, thì nay mẹ đã đợi sẵn tôi ở nhà. Mọi hôm, mẹ thường về muộn hơn tôi. Biết có chuyện, tôi định lỉnh ra sau nhà, nhưng mẹ đã gọi lại. Mẹ hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Lẽ dĩ nhiên là tôi trả lời trơn tru. Khi mẹ yêu cầu tôi đưa bài vở của mình cho mẹ xem, bí quá, tôi gắt lên: “Mẹ không có quyền đòi xem sách vở của con!”. Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại.

Tôi thấy mẹ rất lạ, cái cốc mẹ đang cầm trên tay rơi xuống đất vỡ. Có lẽ mẹ đã quá bất ngờ với thái độ của tôi, gương mặt mẹ hằn lên một chút đau đớn và bực bội. Tôi cũng sợ hãi mà buông cặp xuống đất, cái cặp rơi xuống đất sổ tung ra. Những bài kiểm tra điểm 3, điểm 4, những trang vở ghi nghệch ngoạc... như phơi ra. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được nữa. Mẹ im lặng đi vào buồng khiến tôi đứng như trời trồng giữa nhà. Mẹ không nói năng gì làm tôi thấy sợ hãi vô cùng.

Hôm đó bố tôi đi công tác chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh thang. Mẹ lặng lẽ soạn sửa cho bữa cơm trưa. Chỉ một mình, không cần tôi trợ giúp như mọi hôm. Len lén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ cứ làm nhưng ánh mắt của mẹ dường như vô định. Thái độ của mẹ làm tôi thấy sợ. Thường ngày mẹ vui tính, lại hay nói hài hước khiến cả nhà cùng cười. Tôi cứ ngồi một chỗ mà nhìn mẹ, mẹ không ngoái lại nhìn tôi thêm một lần nào. Chưa bao giờ tôi có dịp nhìn kĩ mẹ đến vậy. Gương mặt nghiêm nghị đầy những vết nhăn và vết chân chim. Mấy sợi gân xanh nổi lên trên vầng trán rộng. Khuôn miệng không còn tươi thắm như trước.

Tôi chưa thấy khi nào mẹ tôi lại buồn đến vậy, tôi chực muốn oà khóc. Suốt bữa cơm, mẹ im lặng. Thỉnh thoảng mẹ vẫn gắp thức ăn bỏ vào bát cho tôi, nhưng tôi làm sao có thể ăn nổi. Tôi chỉ muốn thốt lên một câu: “Con xin lỗi...”. Nhưng nỗi sợ hãi đã làm tôi không thốt thành lời.

Sau bữa cơm, mẹ vẫn mang tâm trạng buồn bã và chuẩn bị đi làm để tôi một mình ở nhà với tâm trạng lo âu, buồn rẫu. Những điểm 3, điểm 4 trong trang giấy kiểm tra bị sổ tung ra nền nhà hồi trưa, anh mắt thẫn thờ của mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy mình tệ như vậy. Và tôi biết mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít, còn mẹ đau đớn vì thái độ của tôi thì nhiều. Tôi òa khóc nức nở một mình.

Sau bữa cơm tối, mẹ vẫn không nói gì với tôi, mẹ đi nằm sớm, mặt quay vào vách tường, lặng lẽ. Ngập ngừng mãi nơi cửa buồng, tôi mới dám len lén bước vào, ghé xuống nằm bên cạnh mẹ, không nhúc nhích. Nhắm mắt vờ ngủ. Tôi biết mẹ đang rất buồn. “Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi!”. Tôi thầm kêu lên trong lòng như vậy. Nước mắt đầm đìa tràn trên má, rơi xuống gối. Tôi thèm được mẹ vuốt ve mái tóc. Tôi thèm được mẹ ôm vào lòng... Bỗng tôi cảm thấy hơi ấm của mẹ thật gần.

Rồi bàn tay khô ráp của mẹ áp vào má tôi, lau những giọt nước mắt cho tôi. Mẹ ôm tôi vào lòng thì thầm: “Ôi, con gái yêu của mẹ! Con ngủ mê rồi đây này!”. Chao ôi! Buồn lòng như vậy mà mẹ vẫn thương tôi vô cùng. Mẹ không hề giận tôi nữa ư? Mẹ đã tha thứ cho tôi rồi ư? Tôi nằm im không nhúc nhích, cứ sợ rằng đó chỉ là giấc mơ...

Sau lần đó tôi tự hứa với lòng không bao giờ làm mẹ buồn lòng nữa, tôi đã cố gắng học tập thật tốt, luôn vâng lời cha mẹ. Bây giờ tôi đã trở thành một học sinh giỏi của lớp, nhưng mỗi khi gặp bài khó, hay lũ bạn có rủ rê chuyện gì, hình ảnh mẹ tôi lần đó lại hiện về và tôi đã chiến thắng được những ám dỗ cũng như những khó khăn đó. Tình yeu của mẹ thật bao la, rộng lớn, mỗi chúng ta hãy đừng để mẹ buồn nhé.