K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2016

Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.

-Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:

“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.

-Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.

-Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.

Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.

12 tháng 5 2017

Thâm khảo 1 số bài ở đường link dưới nhé!

Đường link 1: http://ket-noi.com/forum/viewtopic.php?f=214&t=52194

Đường link 2: http://ket-noi.com/forum/viewtopic.php?f=214&t=52188

Đường link 3: http://vanmau.net/chung-minh-ca-dao-la-tieng-noi-tinh-cam-cua-con-nguoi-viet-nam.html

Đường link 4: https://ngosaokim.wordpress.com/

2 tháng 10 2016

     " Uống nước nhớ nguồn " là câu ca dao thể hiện về lòng biết ơn , sông có nguồn mới có được nước trong sạch cũng như con người vậy, con cháu đã lớn phải biết và nhớ ơn về ông cha, tổ tiên. Con người chúng ta được sinh ra là để học những điều tốt đẹp cứ không phải học những điều xấu thế nên, mỗi con người thế hệ trẻ đều phải có cách học và cách dạy làm sao để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta và truyền đạt nó tới thể hệ sau này.

2 tháng 10 2016

        Qua các câu dân ca, mỗi câu dân ca ấy đều mang những lời dạy cho con cháu sau này. Từng câu nói ấy đã đi sâu vào lòng của mỗi con người, nó đều chứa những bài học sâu sắc về lòng yêu thảo, thành kính biết ơn với ông bà cha mẹ. Một điều đặc biệt những câu ca dao đều là những câu xuất phát từ đời sống bình thường, nó luôn chan chứa suy nghĩ cảm xúc của con người. Cháu đã lớn thì phải biết hiếu thuận với ông bà đừng quay lưng lại vì họ là những người đã sinh ra cha mẹ là người có kinh nhiệm trong đời sống thường ngày.

12 tháng 5 2017

(Tham khảo bài dưới nhé!)

Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa



Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn với cuộc sống trăm đắng ngàn cay nhưng đậm tình nặng nghĩa. Những câu hát phản chiếu đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm của người bình dân, chứa đựng những đạo lí dân gian sâu sắc.



Những đề tài ca dao bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động sản xuất và những sinh hoạt đời thường, từ những rung động tinh tế trước thiên nhiên, từ đời sống thuần hậu chất phác của người lao động. Chính vì thế, những hình ảnh ca dao mộc mạc nhưng mang theo bao hơi thở tâm tình, những nỗi niềm thân phận. Toát lên từ những lời ca là ý thức về phẩm giá, nhân cách, là những tình cảm thương nhớ đợi chờ, là khát vọng được sẻ chia, là ước ao về cuộc sống thủy chung mặn nồng.

Ta hãy nghe những lời tình tự trong mô-tip thân em quen thuộc của ca dao:



Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai



Không ngẫu nhiên đâu, khi những ví von về người phụ nữa lại gắn với hình ảnh “tấm lụa đào” gợi cảm, vừa mềm mại dịu dàng như bản tính cố hữu của người phụ nữ, vừa tươi tắn sắc đào tươi như sức sống mãnh liệt của tâm hồn. Thế nhưng tấm lụa cao quí ấy vừa trở thành món hàng trao đổi – phất phơ giữa chợ. Thân phận người phụ nữ ngày xưa là thế, mỏng manh, phụ thuộc không biết đi đâu về đâu giữa dòng đời trong đục khó phân. Bởi thế, lời ca dao như một tiếng than, ngậm ngùi trong câu hỏi vọng lên biết vào tay ai? Dẫu phải rơi vào những nghịch cảnh như vậy, những lời ca về thân em vẫn toát lên một niềm kiêu hãnh về phẩm giá:



Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Ai ơi, nếm thử mà xem

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.



Trong lời ca dao này, chứa đựng cái nhìn dân gian quanh chuyện đánh giá hình thức - nội dung, hiện tượng - bản chất qua một so sánh trực quan với củ ấu gai nhỏ bé. Vẫn là cách nói nhún nhường thân em, nhưng kín đáo bộc lộ vẻ đẹp “ruột trong thì trắng” đối lập với vẻ bề ngoài đen đủi xấu xí. Lời nhắn nhủ “ai ơi nếm thử mà xem” vừa như trách móc, vừa như thiết tha mong mỏi ai ơi kia sẽ đến với nhau vì cái “ngọt bùi” nồng nàn tình nghĩa. Không chỉ là tiếng nói tỏ bày tấm lòng, bài ca dao còn ẩn chứa nỗi niềm cay đắng thân phận, bởi lẽ người đời đôi khi lại phũ phàng thờ ơ với những vẻ đẹp thực chất mà đuổi theo cái hào nhoáng bề ngoài. Bởi thế, những tâm tình cất lên như một sự cảnh tỉnh, một lời nhắc nhở con người đến với nhau bằng tấm lòng.



Ca dao có khả năng chắt lọc nghệ thuật sống từ chính những cái cụ thể gần gũi trong đời sống hàng ngày để tạo ra những liên tưởng gắn với thế giới tâm hồn phong phú tinh tế, với những tình cảm phức tạp của con người. Một vị khế chua mang theo bao xót xa cho tình duyên không trọn vẹn. Những nghịch cảnh bất công trong cuộc đời cũ luôn là lực cản khiến cho đôi lứa phải chia lìa. Trong những trái ngang ấy, lời ca dao cất lên bao thiết tha nhung nhớ:



… Mặt trăng sánh với mặt trời

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng

Mình ơi! có nhớ ta chăng?

Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời



Tâm sự “mình –ta” biết bao quyến luyến! Mô-tip mình - ta bao giờ cũng đọng lại những ân tình sâu nặng trong đời sống tình cảm của người bình dân. Tình yêu đôi lứa được sánh với ánh sáng mặt trăng, mặt trời, đặc biệt là các liên tưởng gắn với sao Hôm sao Mai –tuy hai mà một thật khắng khít. Từ đó hướng tới những giá trị cao cả bất tử của tình nghĩa dành cho nhau. Và cũng thật thú vị biết bao khi ánh sao kia lại biến thành “sao Vượt” băng qua bao trở lực đón nhận tình cảm nồng nàn. Ca dao vừa diễn tả nỗi lòng hướng về nhau thật tinh tế:



Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai…



Ta nghe như có bao dùng dằng thương nhớ trong từng lời nồng nàn. Khăn thương nhớ ai, đèn thương nhớ ai… từng động tác, từng cái nhìn như mang theo cái bồn chồn e sợ cho duyên tình trắc trở. Nhịp thơ dàn trải, mong manh. Có thể hình dung ra từng cử chỉ, từng động tác dồn nén nhớ thương. Lời ca dao gợi lên bao suy ngẫm về hoàn cảnh trớ trêu của người phụ nữ không tự định đoạt được duyên tình của mình. Bức tranh tâm trạng ấy vừa được tạo nên bằng những hình ảnh nối kết khăn – đèn – mắt, vừa là điệp khúc tâm trạng đầy day dứt “… thương nhớ ai” – hàm chứa trách móc giận hờn . Khoảnh khắc người con gái đối diện chính mình cũng là lúc ta nhận ra chiều sâu tâm hồn đằm thắm thủy chung, nhận ra nỗi lòng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Bài ca dao này cũng như một lời ca dao tương tự : đêm qua ra đứng bờ ao/ trông cá cá lặn trông sao sao mờ…. Mỗi vật được nhắc đến như chứa đựng trong đó cả tấm tình hướng về nhau. Nhịp lục bát khép lại tâm tư trĩu nặng:



Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên tất cả bề



Lời ca dao kín đáo như oán như than, hé mở bao bất công ngang trái, trắc trở tình duyên. Không gian cảnh vật như chứa đựng nỗi niềm con người, thành tâm trạng cất lên lời nhắn nhủ tha thiết. Nhưng có thể thấy cùng với niềm tin son sắt, tình cảm nhớ nhung, không bao giờ ca dao lại đem đến cảm giác ủy mị yếu đuối mà luôn đau đáu một tấm òng chung thủy.

Ngay trong những hoàn cảnh đắng cay chua xót, trong sự cách xa chia lìa, tấm lòng người bình dân dành cho nhau thật bền bỉ:



Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta tình nặng nghĩa dày

Có xa nhau đi nữa ba vạn chín nghìn ngày mới xa



Hình tượng “muối mặn – gừng cay” từ lâu vừa gắn với cuộc sống bình dị của người dân quê: “Tay bưng đĩa muối chấm gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”. Cái mặn nồng của ân tình, cái cay cực cùng nếm trải vừa kết lại những tấm lòng. Thời gian dù có cách xa, vị đời có thể nhạt nhẽo, nhưng những ân tình vừa thành gừng cay muối mặn thì không có một trở lực nào có thể làm lạt phai. Ân tình ấy được đo bằng thời (gian) gian đời người ba vạn chín nghìn ngày – trăm năm, vừa trở thành lẽ sống đậm đà tình nghĩa thủy chung của dân tộc. Thật cụ thể và sâu sắc biết bao những lời lẽ mộc mạc mà chắc nịch chi li như vậy, Tình yêu, lòng chung thủy vừa gắn kết nên đôi lứa, giúp con người vượt qua qui luật khắc nghiệt của tạo hoá. Độ nồng nàn của tình cảm, sức mạnh của tình yêu vượt lên cả cái chết.



Tình nghĩa trong ca dao phong phú , tinh tế và sâu sắc, trở thành nền tảng đạo lý và vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc. Mỗi lời ca dao mang theo bao tâm tư, khát vọng, giúp con người vượt lên nghịch cảnh, sống với nhau trọn vẹn nghĩa tình. Cũng nhờ vậy, những vẻ đẹp cuộc đời đi vào ca dao đáng yêu, đáng quí biết bao. Sức sống ca dao mãi mãi trường tồn cùng dân tộc, gắn với vẻ đẹp của những tâm hồn nhân hậu, cao cả, trong sáng của người bình dân.

16 tháng 11 2016

3. Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha

Mẹ là đàn bà, cha là đàn ông

Số cô có vợ có chồng

Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai

Nội dung:Phê phán những người hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người dân nhẹ dạ để kiếm tiền đồng thời cũng phê phán những người tin vào mê tín dị đoan

16 tháng 11 2016

1. Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Em thích bài ca dao đó vì nó muốn nhắc nhở người làm con phải biết đến công lao lo lắng chăm sóc của bố mẹ

2 tháng 9 2016

a)

-Thể lục bát truyền thống trong ca dao bộc lộ trực tiếp những tâm tình nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống; thể hiện từ những bức tranh lao động đến những suy nghĩ về cuộc đời, từ khoảnh khắc hồn nhiên vô tư của con người đến những diễn biến tình cảm trữ tình phong phú... Vì vậy ngôn ngữ ca dao vừa hàm chứa những giá trị suy tư, suy lý như Bao giờ cho đến tháng ba, Con vua thì lại làm vua, Dã Tràng xe cát biển đông... vừa giàu chất tự sự trong Thằng Bờm, Hôm qua em đi hái dâu, Cái cò cái vạc cái nông... Hơn thế, ngôn ngữ ca dao còn mang phong cách trữ tình dân gian bay bổng lãng mạn với Đêm trăng thanh, Trèo lên cây bưởi hái hoa... Ngôn ngữ mộc mạc giản dị khiến những lời thơ trong ca dao dường như trở nên lung linh, đằm thắm hơn thể hiện đậm nét những giá trị nghệ thuật truyền thống.
-Thể 6-8 thường được vận dụng trong những bài ca có nội dung trữ tình hoặc giao duyên. Thể song thất lục bát (hai câu 7 chữ và một câu 6-8) thường dùng trong những bài hát có âm điệu “nói lối” và ca xướng do sắc thái giãi bày nội tâm của nhịp điệu thơ. Thể hỗn hợp 4, 5 chữ, kết hợp với thể lục bát và song thất lục bát được sử dụng nhiều trong những loại hát nghi lễ phong tục, những bài hát sinh hoạt, những bài hát giao duyên. Thể song thất không phải là hiện tượng phổ biến ở các tác phẩm ca dao dân ca. Những câu thơ 7 chữ này thường được gieo vần lưng:
 - Thơ ca dân gian là một thể loại nghệ thuật ngôn từ mang tính đặc trưng riêng biệt. Ngôn ngữ thơ ca dân gian có nguồn gốc dân dã, thể hiện bản chất bình dị, chất phác, hồn nhiên của người nông dân lao động. Đó cũng chính là đặc tính cơ bản của loại hình ngôn ngữ trong ca dao.
b)

Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.

-Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:

“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.

-Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.

-Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.

Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.

5 tháng 9 2016

bn co the tom tat lai nhung y chinh cho ngan lai ma de hieu dc ko?Giup mih nhe!!!khocroi

9 tháng 3 2017

Gợi ý:

+) Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống bình dị nhất

+) Văn chương do những con người lao động chân tay tạo ra chứ không phải do những người đã có kiến thức hay khả năng của họ ( nhân tạo ) làm ra.

+) Văn chương là những câu chữ giản dị nhất, nó đúng với thực tế

+) Văn chương đời thường gây tình cảm sâu nặng

+) Văn chương gợi cho mỗi con người có những kí ức đẹp

+) Văn chương là tình cảm, là những câu nói mang tính chất thật, đúng

4 tháng 5 2017

Tục ngữ, ca dao là phần phong phú trong văn học dân gian của dân tộc ta. Nó giúp chúng ta thể hiện một thái độ hay lời nói của chúng ta. Tục ngữ, ca dao có giá trị nghệ thuật và tư tưởng tình cảm, trí tuệ. Tục ngữ ca dao ngắn gọn nhưng súc tích, có vần giúp người đọc dễ nhớ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau. Hôm nay chúng ta sẽ làm rõ tầm quan trọng của ca dao, tục ngữ.

( Cho nào sai sót mong bn bỏ qua nha! )