K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2016

D. phái  chủ chiến không nhận được sự ủng hộ của các văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân.

 

3 tháng 3 2016

Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX

  1. Hoàn cảnh bùng nổ

- Hai hiệp ước Hác-măng (1883), Pa-tơ-nốt (1884) đã chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến Việt nam độc lập.

- Tuy vậy, phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, vẫn nuôi hy vọng khôi phục lại chủ quyền nếu có cơ hội.

- Hành động của phái chủ chiến khiến cho thực dân Pháp hết sức lo lắng, nên chúng âm mưu loại bỏ phe chủ chiến.

- Do đó, Tôn Thất Thuyết và những cộng sự của ông đã quyết đinh nổ súng trước để giành thế chủ động.

- Đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết cho quân tấn công vào tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá, nhưng thất bại.

- Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng chạy lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Ngyaf 13/7/1885, ông đã nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, cùng nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

- Ngày 20/9/1885, tại sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, hà Tĩnh), chiếu Cần vương lần thứ hai được phát ra.

Từ đó, Phong trào Cần vương bùng nổ và kéo dài hơn 10 năm, tới cuối thế kỉ XIX.

2. Phân tích thái dộ của các văn thân, sĩ phu và quần chúng nhâ dân qua nội dung chiếu Cần vương.

  • Nội dung chiếu Cần vương:

- Chiếu cần vương tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.

- Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến đến cùng.

* Thái độ của các văn thân, sĩ phu và nhân dân đối với chiếu Cần vương:

- Thái độ của văn thân:

+ Các văn thân, sĩ phu là những quan lại tri thức, những người có học trong xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Họ bị chi phối nặng nề bởi tư tưởng Ngo giáo, tư tưởng “trung quân ái quốc”.

+ Ngay sau khi chiếu Cần vương được ban ra (1885), nhiều văn thân, sĩ phu đã sôi nổi hưởng ứng. Chính chiếu Cần vương đã đáp ứng được lòng yêu nước và tư tưởng trung quân của họ. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.

- Thái độ của quần chúng nhân dân:

+ Quần chúng nhân dân mà chủ yếu là nông dân là những người hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập tự do. Họ có một lòng yêu nước nồng nàn và cũng bị chi phối bởi tư tưởng “trung quân, ái quốc”.

+ Chiếu Cần vương ban ra đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước vốn đang âm ỉ trong quần chúng nhân dân và nhanh chóng biến thành một phong trào rộng lớn, kéo dài hơn 10 năm, tới cuois thế kỉ XIX mới bị dập tắt.

4 tháng 1 2017

theo ban than toi thay thi cac ban ko nen viet phan khai niem the nao la van than va the nao la quan chung nhan dan

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới....
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.  (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)

Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á

B. Nhật Bản và Trung Quốc

C. Anh và Pháp

D. Ấn Độ và Trung Quốc

1
9 tháng 5 2019

Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.

=> Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

1 tháng 5 2016

2

Nội dung so sánh

Phong trào Cần vương

Khởi nghĩa Yên Thế

Thời gian

Diễn ra trong 10 nam (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.

Diễn ra trong 30 năm (1884 — 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Mục đích đấu tranh

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.

Thành phần lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu.

Nông dân.

Lực lượng tham gia

Văn thân, sĩ phu, nông dân.

Nông dân.

Địa bàn hoạt động

Các tỉnh Trung và Bắc Kì.

Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.

2 tháng 5 2016

đề cương trường Phạm Hồng Thái  :)))

23 tháng 10 2023

1. Sau khi vua Tự Đức qua đời, phe chủ chiến lại mạnh tay trong hành động vì họ muốn đẩy mạnh phong trào chống Pháp và giành lại độc lập cho Việt Nam. Họ cho rằng vua Tự Đức đã quá yếu đuối và thụ động trong việc đối phó với thực dân Pháp, và do đó, họ muốn thay đổi chính sách của triều đình và đẩy mạnh phong trào độc lập.

23 tháng 10 2023

2. Tính chất và lãnh đạo của phong trào Cần Vương trước và sau khi vua Hàm Nghi bị bắt có sự khác biệt. Trước khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần Vương có tính chất phân tán và không có sự lãnh đạo rõ ràng. Các lãnh đạo Cần Vương địa phương thường hoạt động độc lập và không có sự phối hợp giữa các khu vực.

Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần Vương đã trở nên tập trung hơn và có sự lãnh đạo rõ ràng hơn. Các lãnh đạo Cần Vương đã cố gắng tập hợp các lực lượng và tổ chức phong trào độc lập mạnh hơn. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương sau khi vua Hàm Nghi bị bắt đã bị đàn áp mạnh mẽ bởi thực dân Pháp, do đó đã không thể đạt được mục tiêu độc lập của mình.

19 tháng 1 2017

Đáp án là C

7 tháng 6 2017

Đầu thế kỉ XX, trước yêu cầu của nhiệm vụ giải phóng dân tộc, trong bối cảnh giai cấp tư sản và tiểu tư sản chưa ra đời, giai cấp công nhân còn non yếu, các sĩ phu yêu nước là lực lượng thức thời nhất thời điểm đó, đang mong muốn tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc đã vượt lên trên những hạn chế của giai cấp và thời đại, nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỉ XX

Đáp án D: không phải nguyên nhân làm cho các sĩ phu tiến bộ trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: D

1 tháng 1 2018

Đáp án C