Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất:
Khách quan :
- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc : Thị trường ; thuộc địa
\(\Rightarrow\) Hình thành 2 khối quân sự
* Khối liên minh : ( Đức , Áo - Hung )
Khối hiệp ước : ( Anh ; Pháp ;Nga )
Chủ quan : 28/6/1914 : Thái Tử Áo - Hung bị ám sát
\(\Rightarrow\) Đức , Áo - Hung gây chiến tranh
* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai
- Những mâu thuẫn về quyền lợi , về thị trường và thuộc địa lại nảy sinh giữa các nước đế quốc
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc
\(\Rightarrow\) Chủ nghĩa Phát Xít cấm quyền
Hình thành 2 khối địch nhau :
- Khối Phát - Xít : Đức ; I - ta - li -a ; Nhật Bản
- Khối : Anh ; Pháp ; Mĩ
Chọn B.
Việc Liên Xô chiến đấu và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít làm cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại.
Chiến tranh thế giới thứ hai (còn được nhắc đến với các tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai) là một cuộc chiến tranh thế giới bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới — bao gồm tất cả các cường quốc — tạo thành hai liên minh quân sự đối lập: Đồng Minh và Phe Trục. Trong diện mạo một cuộc chiến tranh toàn diện, Thế chiến II có sự tham gia trực tiếp của hơn 100 triệu nhân sự từ hơn 30 quốc gia. Các bên tham chiến chính đã dồn toàn bộ nguồn lực kinh tế, công nghiệp và khoa học cho nỗ lực tham chiến, làm mờ đi ranh giới giữa nguồn lực dân sự và quân sự. Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, gây nên cái chết của 70 đến 85 triệu người, với số lượng dân thường tử vong nhiều hơn quân nhân. Hàng chục triệu người đã phải bỏ mạng trong các vụ thảm sát, diệt chủng (trong đó có Holocaust), chết vì thiếu lương thực hay vì bệnh tật. Máy bay đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình cuộc chiến, bao gồm ném bom chiến lược vào các trung tâm dân cư, và đối với sự phát triển vũ khí hạt nhân cũng như hai lần duy nhất sử dụng loại vũ khí này trong chiến tranh.
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng chiến tranh thế giới thứ hai thường được coi là bắt đầu khi Đức phát động cuộc xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, tiếp nối là việc cả Vương quốc Anh lẫn Pháp tuyên chiến với Đức 2 ngày sau đó. Kể từ cuối năm 1939 cho tới đầu năm 1941, thông qua một loạt chiến dịch quân sự và hiệp ước, Đức đã chinh phục hoặc kiểm soát phần lớn lục địa châu Âu, đồng thời thành lập liên minh phe Trục với Ý và Nhật Bản cũng như với một số nước khác sau đó. Theo Hiệp ước Molotov – Ribbentrop được ký kết vào tháng 8 năm 1939, Đức và Liên Xô tạm thời hòa hoãn với nhau thông qua việc phân chia vùng ảnh hưởng tại các nước Đông Âu bao gồm Ba Lan, Phần Lan, Romania và các nước Bal. Sau khi các chiến dịch tại Bắc Phi và Đông Phi bắt đầu và Pháp thất thủ giữa năm 1940, chiến tranh vẫn tiếp diễn chủ yếu giữa các cường quốc Trục châu Âu và Đế quốc Anh, với chiến sự tại Balkan, Trận không chiến nước Anh (Blitz) và Trận chiến Đại Tây Dương. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức dẫn đầu các nước Phe Trục châu Âu tiến hành xâm lược Liên Xô, mở ra Mặt trận phía Đông. Là chiến trường trên bộ lớn nhất trong lịch sử, cuộc chiến với Liên Xô đã khiến quân đội phe Trục, mà chủ yếu là Wehrmacht của Đức, sa lầy trong một cuộc chiến tiêu hao.
Với tham vọng thống trị châu Á và Thái Bình Dương, Nhật Bản đã gây chiến với Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1937. Vào tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tiến hành tấn công gần như cùng lúc các lãnh thổ của Hoa Kỳ và Anh tại Đông Nam Á và Trung Thái Bình Dương, bao gồm cả cuộc tấn công nhằm vào hạm đội Mỹ đóng tại Trân Châu Cảng. Sau khi Hoa Kỳ lẫn Anh tuyên chiến với Nhật Bản, các nước phe Trục Châu Âu tuyên chiến với Hoa Kỳ theo cam kết trong hiệp ước liên minh. Nhật Bản nhanh chóng làm chủ phần lớn Tây Thái Bình Dương, nhưng bước tiến của họ đã bị chặn đứng sau khi để thua trận Midway quan trọng vào năm 1942. Không lâu sau đó, Đức và Ý bị đánh bật khỏi Bắc Phi và phải hứng chịu thất bại quyết định tại Stalingrad trước Liên Xô. Những thất bại then chốt trong năm 1943 – bao gồm một loạt thất bại của Đức trên Mặt trận phía Đông, cuộc xâm lược đảo Sicilia và lục địa Ý của Đồng Minh, cũng như cuộc tấn công của Đồng Minh ở Thái Bình Dương – đã khiến phe Trục đánh mất thế chủ động và buộc phải rút lui chiến lược trên mọi mặt trận. Năm 1944, Đồng Minh phương Tây xâm lược nước Pháp do Đức chiếm đóng, trong khi Liên Xô giành lại những lãnh thổ bị mất và đang trên đường tiến vào lãnh thổ Đức và các quốc gia Phe Trục khác. Trong suốt hai năm 1944 và 1945, chiến sự dần đảo chiều trên lục địa châu Á, trong khi quân Đồng Minh làm tê liệt lực lượng Hải quân Nhật Bản và chiếm đóng đảo quan trọng ở phía Tây Thái Bình Dương.
Sau khi giải phóng các vùng lãnh thổ do Đức chiếm đóng, Đồng Minh phương Tây và Liên Xô tiến hành xâm lược nước Đức. Chiến tranh tại châu Âu kết thúc sau cái chết của Adolf Hitler, chỉ ít lâu trước khi Berlin thất thủ vào tay quân đội Liên Xô và Đức đầu hàng vô điều kiện vào ngày 8 tháng 5 năm 1945. Sau khi Tuyên bố Potsdam của Đồng Minh vào ngày 26 tháng 7 năm 1945 bị phía Nhật Bản khước từ, Hoa Kỳ đã thả hai quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6 và Nagasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945. Đối mặt trước một cuộc đổ bộ sắp xảy ra lên quần đảo Nhật Bản và việc Liên Xô tuyên chiến, tiến hành tấn công Mãn Châu vào ngày 9 tháng 8, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 và ký vào văn kiện đầu hàng chính thức vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, ấn định chiến thắng toàn diện trên chiến trường Châu Á cho Phe Đồng Minh. Sau chiến tranh, cả Đức lẫn Nhật Bản bị chiếm đóng. Các tòa án tội ác chiến tranh được mở nhằm xét xử các nhà lãnh đạo Đức và Nhật Bản. Bất chấp tội ác chiến tranh được ghi nhận đầy đủ (chủ yếu gây ra ở Hy Lạp và Nam Tư), phần lớn các nhà lãnh đạo và tướng lĩnh Ý vẫn được ân xá nhờ vào các hoạt động ngoại giao.
Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi cục diện chính trị lẫn cấu trúc xã hội toàn cầu. Tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế và ngăn chặn các cuộc xung đột trong tương lai. Các cường quốc chiến thắng, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Liên Xô và Hoa Kỳ nổi lên như hai siêu cường đối trọng nhau, tạo tiền đề cho Chiến tranh Lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ. Trong bối cảnh châu Âu bị tàn phá, ảnh hưởng của các cường quốc suy yếu, khởi đầu quá trình phi thực dân hóa ở châu Phi và châu Á. Hầu hết các quốc gia có ngành công nghiệp bị thiệt hại đều hướng tới việc phục hồi và mở rộng kinh tế. Các quốc gia thực hiện những cải cách kinh tế - chính trị - xã hội quan trọng sau thế chiến. Sự hội nhập chính trị, đặc biệt là ở châu Âu, vốn bắt đầu như một nỗ lực ngăn chặn các hành động thù địch trong tương lai đã chấm dứt những mối thù địch trước chiến tranh và rèn luyện ý thức về bản sắc chung.
*Diển biến:
Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trên nhiều mặt trận:
+ Mặt trận Tây Âu
+ Mặt trận Xô - Đức( đây là mặt trận chủ yếu, quyết định đến toàn bộ tiến trình của cuộc CTTG2).
+ Mặt trân Bắc Phi
+ Mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương.
CTTG2 trải qua 5 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất: từ 1-9-1939 đến 22- 6-1941( ngày Đức tấn công Ba Lan mở đầu đại chiến đến ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô).
+ Giai đoạn thứ hai: từ 22-6-1941 đến 19-11-1942 ( ngày mở đầu cuộc phản công Xtalingrat).
+ Giai đoạn thứ ba: từ 19-11-1942 đến 24-12-1943 ( ngày mở đầu cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận).
+ Giai đoạn thứ tư: từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 ( ngày phát xít Đức đầu hàng chiến tranh kết thúc ở Châu Âu).
+ Giai đoạn thứ năm: từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 ( ngày phát xít Nhật đầu hàng CTTG2 kết thúc).
*Hậu quả
Hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Những trận ném bom của Không quân Đức vào Frampol, Wieluń và Warsaw, Ba Lan năm 1939 đã hình thành khái niệm ném bom chiến lược nhắm hoàn toàn vào dân thường. Những trận ném bom tương tự sau đó của cả quân Đồng Minh và quân Trục đã khiến nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề.
Những nỗ lực tham chiến đã làm nên kinh tế Vương quốc Anh kiệt quệ. Chính phủ liên minh tạm thời trong chiến tranh bị giải thể, bầu cử mới được tổ chức và đảng của tướng Winston Churchill thất bại với số phiếu áp đảo thuộc về Đảng Lao động.
Chính sách đối ngoại của ba lực lượng: Liên Xô, các nước Anh, Mĩ, Pháp và chủ nghĩa phát xít trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
* Chính sách đối ngoại của Liên Xô:
- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương hợp tác với các nước tư bản thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít và nguy cơ chiến tranh để bảo vệ hòa bình, dân chủ cho toàn nhân loại.
- Liên Xô kiên quyết đứng về các nước Ê-ti-ô-pia, Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược.
- Trước thái độ hai mặt của các nước Tư bản, ngày 23-8-1939, Liên Xô kí với Đức "Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau", tạo thời hòa hoãn để tránh chiến tranh và bảo vệ quyền lợi mỗi nước.
* Chính sách đối ngoại của Anh, Pháp, Mĩ:
- Giới cầm quyền Mĩ đề ra Đạo luật trung lập (8-1935), không tham gia Hội Quốc liên và thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài Châu Mĩ.
- Anh, Pháp cũng lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, Anh, Pháp từ chối đề nghị hợp tác chóng chủ nghĩa phát xít của Liên Xô và thực hiện chính sách nhượng bộ chủ nghĩa phát xít để đổi lấy hòa bình. Ngày 29-9-1938, Anh, Pháp kí hiệp ước Muy-ních đồng ý trao vùng Xuy đét của tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy cam kết của Hít le về việc dừng thôn tính ở Châu Âu.
- Chính sách không can thiệp của Mĩ và nhượng bộ của Anh, Pháp đã không cứu được hòa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
* Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa phát xít:
- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), ba nước Đức, Italia và Nhật Bản đã đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thế giới. Đức và Nhật Bản rút ra khỏi Hội Quốc liên (1933) để cùng với Italia liên kết thành khối liên minh phát xít Đức - Italia - Nhật (1937), được mệnh danh là "Trục Béc-lin, Rô-ma, Tô-ky-ô" còn gọi là phe Trục. Khối liên minh này vừa chống Quốc tế cộng sản, vừa nhằm gây chến tranh chia lại thế giới.
- Từ năm 1931-1937, Nhạt Bản mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Phát xít Italia xâm lược Ê-tô-ô-pia và cùng với Đức gây cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Hít le đẩy mạnh chiến tranh xâm lược hướng tới mục tiêu thành lập một nước "Đại đức" bao gồm các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu. Năm 1938, Hít le thôn tính Áo, sau đó là Tiệp Khắc (1939) và chuẩn bị tân công Ba Lan.
- Pháp là 1 quốc gia chủ lực bên phe Hiệp ước, đánh bại Pháp, phe Hiệp ước sẽ suy yếu nặng nề.
- Vị trí của Pháp trong chiến tranh rất quan trọng, tạo thành thế gọng kìm bao vây phe Liên Minh (Pháp phía Tây, Nga phía Đông).
- Pháp là quốc gia dễ tấn công và tiêu diệt nhất so với Anh (biển bao bọc), Ngta (khí hậu khắc nghiệt, địa bàn tác chiến không thuận lợi, quân số đông).
- Pháp và Đức có lịch sử chiến tranh tương đối nhiều, hiểu rõ nhau trong chiến trận cũng như địa bàn tác chiến.
- Tiêu diệt Pháp, Đức và phe Liên Minh có thể chiếm nguồn lực và thuộc địa của Pháp để bổ sung sức mạnh cho mình.
- Pháp bị tiêu diệt, phe Liên Minh sẽ không còn đối thủ ở phía tây châu Âu (Tây Ban Nha trung lập, Bồ Đào Nha có khoảng cách địa lý xa) tạo điều kiện tập trung đánh Anh và Nga.
Nếu không có khủng hoảng kinh tế thì chiến tranh thế giới thứ hai vẫn diễn ra vì cuộc khủng hoảng chỉ là một nhân tố phụ để làm cho sự mâu thuẫn giữa các nước đế quốc được đào sâu thêm mà thôi chứ những nhân tố chính khiến xãy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai này đó là việc mâu thuẫn về quyền lợi,địa vị,thuộc địa,thị trường giữa các nước nước đế quốc không đồng đều.
Chúc bạn học tốt!
Chiến tranh vẫn diễn ra vì nguyên nhân chính gây ra cuộc chiến tranh thế giới là vấn đề thị trường và thuộc địa.Còn nguyên nhân trên chỉ là nguyên nhân sâu xa(nguyên nhân phụ).