K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2018

Suy nghĩ của em về công tác chuẩn bị phản công quân Pháp của phái chủ chiến là :

- Tuy tấn công theo thế chủ động nhưng do công tác chuẩn bị chưa tốt

-Chênh lệch lực lượng vũ khí , quân trang

-Chưa tìm ra cách lãnh đạo sáng suốt

-> Bị thất bại

18 tháng 2 2018

uk,chắc là đúng rồiWhat can I do for you ?

11 tháng 4 2022

Tham Khảo

CÂU 2:

- Ngày 5 - 6 - 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: “tự do, bình đẳng, bác ái”,...

- Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu,... đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

- Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

CÂU 1:

Giai cp địa ch phong kiến:

+ Chiếm nhiều diện tích ruộng đất, được thực dân Pháp ủng hộ nên ra sức bóc lột nông dân.

+ Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện.

- Tầng lớp tư sn: Ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít; phân hoá làm hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với đế quốc.

+ Tư sản dân tộc: Có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ không kiên định.

Tng lp tiểu tư sn:

+ Tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép. bạc đãi nên có đời sống bấp bênh.

+ Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng.

+ Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.

Giai cấp nông dân:

+ Chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mỏ lớn.

+ Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

Giai cấp công nhân:

+ Ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (trước chiến tranh), và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: Bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản nời Việt); Có quan hệ tự nhiên gẳn bó với nông dân; Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga. => Đây là tầng lớp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến toàn thắng.

=> Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sm tr thảnh một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt trận chống đế quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

12 tháng 4 2022

Tham Khảo

CÂU 2:

- Ngày 5 - 6 - 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: “tự do, bình đẳng, bác ái”,...

- Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu,... đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

- Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

CÂU 1:

Giai cp địa ch phong kiến:

+ Chiếm nhiều diện tích ruộng đất, được thực dân Pháp ủng hộ nên ra sức bóc lột nông dân.

+ Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện.

- Tầng lớp tư sn: Ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít; phân hoá làm hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với đế quốc.

+ Tư sản dân tộc: Có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ không kiên định.

Tng lp tiểu tư sn:

+ Tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép. bạc đãi nên có đời sống bấp bênh.

+ Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng.

+ Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.

Giai cấp nông dân:

+ Chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mỏ lớn.

+ Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

Giai cấp công nhân:

+ Ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (trước chiến tranh), và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: Bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản nời Việt); Có quan hệ tự nhiên gẳn bó với nông dân; Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga. => Đây là tầng lớp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến toàn thắng.

=> Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sm tr thảnh một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt trận chống đế quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

12 tháng 4 2021

Nguyễn Lộ Trạch còn có tên gọi khác là Nguyễn Lộc Trạch. Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm 1853 (có tài liệu ghi năm 1852), mất năm 1898, tên tự là Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, biệt hiệu Quỳ Ưu (còn có các biệt hiệu khác như Hồ Thiên cư sĩ, Bàn cơ điếu đồ…). Quê gốc là làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là xã Điền Môn - Phong Điền - Thừa Thiên Huế) nhưng Nguyễn Lộ Trạch được sinh tại Cam Lộ (Quảng Trị).

Thời vụ sách II (hạ), gấp rút đề ra những kế hoạch giữ nước. Trong đó có nội dung rất đáng chú ý như sau:

- Tụ binh làm đồn điền để đủ lương ăn. Việc cần thiết như việc tài chính, không thể lấy chữ “bần lý” (lý luận của kẻ nghèo - TG) mà bỏ qua, ngồi chịu cái nạn cùng khốn, túng thiếu.

- Huấn luyện đồn binh: muốn có quân đội cho hùng cường, trước phải làm cho dân giàu, mà dân giàu không ra ngoài hai điều cần thiết là “nuôi” và “dạy” mà thôi!

- Học trường kỵ của nước ngoài để chế ngự: Nguyễn Lộ Trạch “xin chọn con em đại thần cùng bọn Cử nhân, Tú tài hoặc đã ra làm quan, hoặc chưa ra làm quan, chọn người nào có tư chất anh tuấn, cấp hậu lương, hướng cho ra nước ngoài học tập, định trình hạn cho nghiêm và định tưởng thưởng cho hậu thì tự nhiên người ta vui lòng học tập trong vài năm sẽ có thành tài…

- Rộng đường ngoại giao ra nước ngoài để giúp vào mặt thanh viện.

- Xứ Thanh được Nguyễn Lộ Trạch nhìn nhận như một vùng đất địa - chính trị đặc biệt, hiểm yếu, có thể xây dựng thành kinh đô thứ hai, cùng với Huế tạo thành thế ỷ dốc (ứng cứu lẫn nhau - TG), góp phần “bền vững gốc nước”. Dựng “Bắc kinh” (tức kinh đô phía Bắc) xong hãy bàn đến chuyện “sửa trong dẹp ngoài” *.

Song, giống như Thời vụ sách (thượng), bản Thời vụ sách (hạ) cũng không được triều đình quan tâm.

17 tháng 5 2018

Trả lời:

-Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh.
+ Do thái độ cầu hòa của triều đình --> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( t6.1867).
-Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú:
+ Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang --> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..).
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu.

18 tháng 5 2018

-Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:

+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh.

+ Do thái độ cầu hòa của triều đình --> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( tháng 6.1867).

-Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú:

+ Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang --> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..).

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu.

8 tháng 3 2023

Chiến tranh thế giới thứ hai được xem là cuộc chiến thảm khốc, khi các nước tìm kiếm lợi ích bất đối xứng. Các nguyên nhân sâu xa mang đến sự nghiêm trọng và tình hình căng thẳng trong quan hệ quốc tế. Trong khi các nguyên nhận trực tiếp tác động, châm ngòi cho cuộc chiến trang bùng nổ mạnh mẽ. Cuộc chiến này đã để lại các hậu quả tàn khốc cho cả nhân loại, khi tác động vẫn còn nặng nề đến thời ngày nay.

1. Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ 2:

Nguyên nhân sâu xa:

Các nguyên nhân được hình thành và dồn nén, tạo thành áp lực trong kinh tế, chính trị. Các phân chia thế giới và tổ chức hoạt động chung đã không còn phù hợp đối với nhu cầu của các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc.

– Sự tác động của quy luật phát triển không đều về các mặt khác nhau. Từ chính trị cũng như là kinh tế giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Dẫn đến các chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản. Mang đến các phân biệt, phân chia thế giới và dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.

– Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn trước đó không còn phù hợp nữa. Các nước cần thống nhất để tìm ra tiếng nói cũng như quy luật phân chia quyền lợi mới. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

Nguyên nhân trực tiếp:

– Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 từ Mỹ đã tác động và làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế thế giới. Làm những mâu thuẫn chính trị, phát triển kinh tế trở nên sâu sắc. Dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới. Tìm kiếm sức mạnh từ chiến tranh, thực hiện các ý đồ quân sự để thiết lập trật tự thế giới mới.

– Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản, Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, không ngăn chặn. Tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó mà chiến tranh bùng nổ và lan rộng, ảnh hưởng và thiệt hại trên khắp thế giới.

2. Chiến tranh thế giới thứ 2 tiếng Anh là gì? 

Chiến tranh thế giới thứ 2 tiếng Anh là World War 2.

 

3. Diễn biến chiến tranh:

Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra với hai giai đoạn. Trong đó, nổi bật nhất là hoạt động chiến tranh tiến hành giữa hai phe:

– Phe phát xít: Đức – Ý – Nhật.

– Phe đồng minh: Anh – Liên Xô – Mỹ.

Trong đó, Đức thực hiện chủ lực tấn công trên chiến trường Châu Âu. Ý thực hiện châm ngòi chiến tranh tại chiến trường Bắc phi. Tại chiến trường Châu Á – Thái Bình Dương là sự tấn công của phát xít Nhật.

3.1. Giai đoạn 1: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở Châu âu (từ tháng 09/1939 đến tháng 06/1941):

Các nước phát xít thực hiện châm ngòi cho cuộc chiến tranh, làm ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của phe đồng minh.

Tại chiến trường châu Âu:

– Ngày 1/9, Đức chiếm được Ba Lan, hai nước Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Tuy nhiên, ngày 06/10, Đức vẫn chiếm đóng hoàn toàn được Ba Lan.

 

– Tháng 4/1940, Đức đưa quân vào Bắc Âu, chiếm được Đan Mạch.

– Ngày 10/5/1940, 3.350.000 Đức được đưa đến đánh chiếm các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg. Sau đó Đức chiếm được Luxembourg.

– Ngày 15/5/1940, Hà Lan kí hòa ước đầu hàng, phục tùng Đức.

– Ngày 28/5/1940, Bỉ chính thức đầu hàng.

– Ngày 22/6/1940, Pháp ký với Đức hiệp định Compiegne và đầu hàng Đức => Từ đây nước Pháp chia thành 2 phe, theo khối Trục là chính phủ của Vichy và theo khối Đồng Minh là quân Pháp tự do.

– Ngày 10/6/1940, Đức cũng đồng thời tấn công Tây Âu và Na-uy. Các nước này đã đầu hàng chỉ sau hai tháng kháng cự.

– Ngày 28/10/1840, Ý thất bại khi tấn công Nam Tư và Hy Lạp. Đức đã hỗ trợ Ý để cùng tấn công hai đất nước này vào ngày 06/04. Đến ngày 17/04, Nam Tư thất bại và chấp nhận hiệp ước đầu hàng. Và đến 01/06 thì đất nước Hy Lạp cũng rơi vào tay Đức.

– Chỉ sau hơn một năm, Đức đã chiếm được 11 quốc gia châu Âu và sẵn sàng tấn công Liên Xô.

– Tháng 6/1941, Đức phá bỏ hiệp định không xâm lược Barbarossa để tấn công Liên Xô. Hồng quân Liên Xô đã giành chiến thắng và đẩy lùi được quân Đức.

Tại chiến trường Bắc Phi:

Diễn ra cuộc chiến cam go, đầy khốc liệt giữa Anh, Pháp (lực lượng tự do) với Đức, Ý và Pháp (quân Vichy).

– T8/1940, thuộc địa của Anh là Somalia và Ai Cập bị Ý tấn công nhưng không dành được.

Tại chiến trường châu Á – Thái Bình Dương:

Quân đội Nhật Bản hoành hành và bành trướng xâm lược ở Châu Á. Phần lớn các cuộc chiến được thực hiện ở gần biển hay trên biển.

– Ngày 26/11/1941, Trân Châu Cảng nơi hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kì đang nắm giữ đã bị Nhật Bản tấn công bất ngờ. Nhật gần như tàn phá lực lượng của quân Mỹ trên Thái Bình Dương. Mỹ chính thức tuyên chiến Nhật:

– Thái Lan, Malaysia, Hồng Kong, Singapore… bị Nhật chiếm đóng.

 

– Mỹ La Tinh, Hà Lan, Úc, Anh và thuộc địa của Anh cùng Mỹ tuyên chiến.

– Đức và Ý công bố đối đầu và chiến đầu với Mỹ.

– Chiến tranh thế giới thứ 2 chính thức lan rộng trên phạm vi toàn thế giới.

Kết quả kết thúc giai đoạn 1: Cách mạng tháng 10 Nga thành công kéo Đức khỏi thời kỳ đỉnh cao. Quân Đồng Minh đang dồn lực để phản kích quân Nhật.

3.2. Giai đoạn 2: Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 06/1941 đến tháng 11/1942):

Tại chiến trường châu Âu:

– Tháng 5/1943, phe Đồng Minh tấn công Ý.

– Tháng 9/1943, quân Đức chiếm lại một phần nước Ý.

– Ngày 25/04/1945, Ý hoàn toàn được giải phóng.

– Trong khi đó, cuộc chiến Đức- Liên Xô vẫn diễn ra, quân Đức chịu thế bị động.

– Hồng quân Liên Xô trên đà thắng lợi, thực hiện giải phóng Áo, Na uy, Hungary và Tiệp Khắc.

– Ngày 06/06/1944, tại mặt trận Tây Âu, quân Đồng Minh đánh chiếm thành công nhưng cũng bị thiệt hại khá nặng nề.

– Ngày 16/03/1945, quân Liên Xô tiến đánh Beclin.

– Ngày 30/04/1945, quân Liên Xô chiếm được trụ sở Quốc hội Đức, Hilter phải tự sát trong tầng hầm.

– Ngày 09/05/1945, quân Đức đầu hàng, thua trận trên chiến trường này.

Tại chiến trường Bắc Phi:

– Tháng 11/1942, hồng quân Liên Xô mở thêm một chiến trường thứ hai tại Bắc Phi. Phát xít Đức đứng trong tình thế chịu sức ép nặng nề.

– Quân đội và vũ khí của quân Đức được điều động đến mặt trận Liên xô. Đức không còn khả năng chống cự.

– Tháng 5/1943, phát xít bị đẩy toàn bộ ra khỏi lãnh thổ châu Phi.

Tại chiến trường châu Á – Thái Bình Dương:

Chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra trên cả đất liền và biển.

– Quân Đồng Minh (Anh, Trung Quốc, Ấn Độ) đụng độ quân đội Nhật trên đất liền. Trong khi trên biển, liên quân Đồng Minh bảo vệ Úc cùng các quốc gia lân cận khi giành giật với Nhật từng hòn đảo.

– Ngày 7 tháng 8, phe Đồng Minh phản công bằng chiến dịch Guadalcanal. Quân Nhật bị đánh bại, bị tổn thất nghiêm trọng.

– Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính và lật đổ chế độ Pháp ở Đông Dương (các nước Việt Nam, Lào và Campuchia). Phe Đồng Minh giành lại được Myanmar.

– Ngày 20 tháng 10 năm 1944, Philippines được quân Đồng Minh tiếp cận và thực hiện giải cứu nhưng không thành công. Quốc gia này chỉ được giải phóng khi cuộc chiến tranh này kết thúc hoàn toàn.

– Phe Đồng Minh thừa thắng trước quân đội Nhật, quyết định tiến đánh và chiếm được đảo Okinawa và Iwo Jima.

– Tháng 6 năm 1944, Quân đồng minh thực hiện nhiều đợt ném bóm lẻ tẻ vào lãnh thổ Nhật. Gây ra một loạt các thiệt hại vô cùng nặng nề.

– Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân và lấy Nhật Bản làm con mồi. Quả bom nguyên tử Little boy được ném xuống thành phố Hirosima giết chết hơn 90.000 người. Đây được xem là sự bùng nổ của thế chiến đẫm máu trên lãnh thổ Nhật.

– Ngày 9 tháng 8 năm 1945, ngay sau lần ném bom thứ nhất, quả bom thứ hai được ném xuống thành phố Nagasaki làm chết hơn 70.000 người. Hai quả bom nguyên tử này gần như san bằng thành phố. Điều đó gần như làm san bằng hai thành phố của Nhật bản. Để lại các tổn thất, mất mát và dư âm còn đến ngày nay.

– Ngày 8 tháng 8, Liên Xô chính thức đối đầu với Nhật.

– Ngày 28 tháng 8, hồng quân Liên Xô giành được thắng lợi.

– Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật Bản kí văn kiện đầu hàng Đồng Minh, sau khi liên tiếp bị hai cường quốc đối đầu. Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phe Trục trong Thế chiến thứ 2. Các quốc gia châm ngòi cho thế chiến ở phe phát xít hoàn toàn bị đánh bại và đẩy lùi. Cũng như chịu các tổn thất do tấn công từ chiến tranh vô cùng nặng nề.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 kéo dài 6 năm đã chính thức kết thúc.

 4. Hậu quả chiến tranh thế giới thứ 2:

Đây là cuộc chiến thảm khốc nhất được thực hiện trong lịch sử thế giới. Thực hiện với quy mô trải rộng trên toàn thế giới. Đồng thời sử dụng các trang thiết bị hiện đại, vũ khí tối tân để phá hủy thế lực đối đầu. Chiến tranh thế giới thứ 2 đã gây nên những hậu quả khủng khiếp và nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn tới hầu như các quốc gia trên thế giới. Các hậu quả nặng nề đối với tính mạng, sức khỏe của người dân. Bên cạnh phá hủy các tài sản, công sức xây dựng và phát triển được ghi nhận trên thế giới.

– Hơn 70 quốc gia tham gia vào thế chiến, kéo dài suốt vài năm. Cuộc chiến này đã lôi kéo 1.700 triệu người tham gia, trong tổng số hơn 60 triệu người bị thiệt mạng thì có hơn nửa là dân thường. Sự hi sinh của người dân trong chiến tranh là vô nghĩa, đặc biệt xảy ra ở chiến trường Châu Âu. Hậu quả này kéo dài trong khoảng thời gian từ năm 1945 – 1957.

Bên cạnh đó cũng có hơn 90 triệu người bị thương. Các thiệt hại được đo lường gấp 10 lần so với Thế chiến thứ nhất. Và bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

– Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của khối phát xít Đức – Ý – Nhật. Đây là các nước châm ngòi cho chiến tranh, cũng như mong muốn thiết lập trật tự thế giới mới.

– Nền kinh tế các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cả với các nước trực tiếp tham gia vào chiến tranh hay các quốc gia khác chịu ảnh hưởng gián tiếp. Các hoạt động chính trị, kinh tế và đời sống xã hội của người dân bị đe dọa, không được ổn định.

– Hàng triệu người dân châu Âu bị mất nhà cửa, các nước đều chịu thiệt hại nặng nề. Việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh kéo dài suốt mấy chục năm.

Đây được coi là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Khi mà cả nước thắng trận và bại trận đều bị những tổn hại nặng nề, nghiêm trọng. Người dân bắt buộc phải tham gia, chịu khổ trong chiến tranh khắc phục hậu quả trong chiến tranh mà không tìm được các quyền lợi mới.

27 tháng 4 2022

A

27 tháng 4 2022

a. Kiên quyết đấu tranh chống Pháp đến cùng

17 tháng 3 2018

Phong trào,cuộc khởi nghĩa đã diễn ra sôi nổi rộng khắp và thể hiện tinh thần quật cường chống ngoại xâm của các tầng lớp nhân dân và những con người Việt Nam khi triều đình phong kiến đã đầu hàng. Nhưng ngọn cờ phong kiến lúc đó không còn là ngọn cờ tiêu biểu để tập hợp 1 cách rộng rãi, toàn thể các tầng lớp nhân dân, không có khả năng liên kết các trung tâm kháng Pháp trên toàn quốc nên cuộc khởi nghĩa đã chấm dứt vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến đối với phong trào yêu nước VN.

Sự bền bỉ, ngoan cường của phong trào thể hiện sức mạnh to lớn của người dân Việt Nam nhưng phong trào vẫn mang nặng “cốt cách phong kiến” không có khả năng mở rộng hợp tác và thống nhất tạo thành 1 cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nên cuối cùng cũng bị TD Pháp đàn áp,tra tấn

2 tháng 9 2017

>> Tham khảo <<

Biển đảo - Nơi mà hàng triệu người đang luôn bảo vệ. Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Những tưởng biển đảo bình yên với những con sóng nhẹ xô bờ, thế nhưng những ngày tháng này cả nước vẫn đang chống chịu với cơn sóng ngầm, bão giông, sóng gió chưa bao giờ lặng im trên mảnh đất xanh của Tổ quốc …

Là một học sinh, bản thân em luôn mang trong tim tình yêu biển đảo, tình yêu và lòng khâm phục tới những người lính biển, những ngư dân chân chất nơi đảo xa. Có chút chạnh lòng, xót xa, lo lắng khi biển xanh dậy sóng,… em mong rằng biển đảo sẽ bình yên, rạng rỡ nụ cười.

Khắp mọi miền trên Tổ quốc bao trái tim đang hướng về biển đảo, thế hệ học sinh chúng em cũng có những tình cảm đặc biệt đối với mảnh đất xanh của Tổ quốc, dành lòng khâm phục cho những người lính, những người nơi đầu sóng ngọn gió đang làm nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ chủ quyền đất nước. Đã có ai đó nói người lính đảo là linh hồn của biển cả, bởi tâm hồn các anh thấm đẫm vị của biển, từ làn da rám nắng đến tình yêu đều mang hơi thở của đại dương. Người lính biển đã trở thành hình tượng đẹp trên mặt trận biển cả. Với mỗi học sinh, sinh viên ý thức về tình yêu biển đảo và người lính biển dần càng lớn theo thời gian… Tình yêu ấy nở hoa và trỗi dậy mạnh mẽ theo tiếng gọi của những con sóng biển, những chuyến tàu chở người lính ra khơi, khi hòa chung nhịp đập vào những câu hát về biển

Đó là những trái tim hồng, rực lửa yêu thương và khao khát được yêu thương. Đáp lại những trái tim ấy là bao tình cảm ấm lòng của những thế hệ thanh niên trẻ và nhân dân trong miền đất liền. Tình yêu ấy được thể hiện qua những câu chuyện cảm động,trong hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương 2011”, một sinh viên đã mang theo nắm đất từ đất liền ra Trường Sa với ý nghĩa để đảo bớt phần bé nhỏ trước biển cả. Câu chuyện đầy xúc động ấy đã gợi nhắc người ta nghĩ tới trách nhiệm hành động thật thiết thực và tích cực vì biển đảo quê hương, vì chủ quyền của dân tộc, bắt đầu cho cuộc vận động “Góp đá xây dựng Trường Sa”. Tình yêu đã viết nên những câu chuyện cồ tích. Tình cảm của người dân đất liền đối với những chiến sĩ, các lực lượng đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc ngày càng sâu đậm, đang in dấu trong lòng của những bé thơ trong từng lớp học, câu hát, bài thơ. Ánh mắt hồn nhiên, thơ ngây của các em cũng luôn hướng về các chú lính biển kiên cường. Hôm nay, ngày mai và cả tận sau này tình yêu về biển đảo và những người lính biến sẽ không bao giờ tắt mà như một ngọn đuốc vẫn bùng cháy mãnh liệt ngày đêm. Những câu chuyện cổ tích lại sẽ mở ra, tiếp nối và phát triển đất nước qua màu xanh của biển.

Em tin chắc rằng, ở nơi biển xa các anh cũng luôn hướng về đất liền nơi những người vợ, người mẹ hay người yêu đang sống với tình cảm nồng nàn thắm thiết… với nỗi nhớ da diết của con tim. Dù chưa một lần ra thăm đảo nhưng tình yêu mà em dành cho biển đảo đã có từ thời thơ bé qua sự dạy dỗ của gia đình, thầy cô, tình yêu ấy lớn dần khi em nhận thức rõ được tầm quan trọng của biển đảo đối với quê hương đất nước, khi em biết rằng đó là máu mủ thiêng liêng của Tổ quốc ta. Tình yêu ấy nở hoa qua những nụ cười của người lính biển để em thêm yêu và quý trọng các anh hơn.

Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Người dân Việt Nam đều hướng về biển bằng một tình yêu chung thủy. Đó là niềm tự hào, say mê trước vẻ đẹp của những bãi cát dài, làn sóng biếc, vịnh đảo nên thơ. Biển đẹp dịu dàng như từng lớp sóng âm thầm xô bờ đến khi sóng bào mòn đá lúc nào không hay. Chúng tôi cảm ơn thiên nhiên ưu ái đã ban tặng nơi đây một nét diễm lệ, giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Ngư trường rộng lớn, nguồn nhiên liệu dưới lòng biển nhiều, phong cảnh đẹp, con người hòa đồng,… đem đến cho ta nguồn lợi rất lớn. Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo đang ngày đêm đón những lượt tàu ra biển để hồi tưởng lại một thời huy hoàng cũng chính là một thắng cảnh đẹp của biển đảo quê hương. Đặc sản tỏi Lý Sơn- thứ quà quí kết tinh tinh hoa đất trời và sự cần cù, chịu khó của con người lao động đang dần vượt ngàn hải lý, xuất khẩu tới những đất nước xa xôi, khẳng định thương hiệu hàng Việt trên trường quốc tế. Hơn hết, “Trường Sa-Hoàng Sa là của Việt Nam”- là dáng hình xứ sở. Những người dân bám đất, bám đảo, chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt, thiếu thốn lắm nhưng hạnh phúc nhiều với suy nghĩ:’’Đảo là nhà, biển cả là quê hương”. Tôi cảm phục trước những bức tượng đài sống của những người chiến sĩ hải quân, đầu đội mũ, tay vác súng đứng canh giữ biển. Giữ đảo chính là đang bảo vệ quê hương mình. Mang trên vai trọng trách bảo vệ quê hương đất nước chính là niềm tự hào của các chiến sĩ hải quân. .
Bác Hồ đã từng căn dặn : “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay ta có ngày,có trời, có biển. Bờ biển nước ta dài, tươi đẹp.Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, yêu biển - đảo khác nhau nhưng với tất cả đều thể hiện tình cảm mãnh liệt ấy bằng nhiệt huyết của trái tim và lòng nhân ái. Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng, cái đầu lạnh và những hành động thực tiễn góp phần bảo vệ biển đảo như: Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để tìm ra phương thức bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu; Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc; Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng; Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.