Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tác giả A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 - 1837):
+ Ông sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế, xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh.
+ Ông là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.
+ Pu-skin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga ð Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.
Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau ở chỗ:
“Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân.”
Tức là người có lí thuận theo những điều hiển nhiên đã được thế giới công nhận, còn người vô lí thì ngược lại.
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, người vô lí được hiểu là người biết phản biện, nghi ngờ những kiến thức sẵn có, biết đẩy xa những giới hạn, biết lật lại những cái mặc định, đương nhiên, biết dũng cảm, can trường khai phá cái mới dù bị chỉ trích, cười nhạo viển vông…
Câu 4.
- Đồng tình vì:
+ Người biết ước mơ dám suy nghĩ đến những điều không tưởng.
+ Người biết ước mơ lớn tưởng như viển vông nhưng có năng lực, ý chí có thể đạt đến những thành tựu…
c1; nghị luận
c2; người có lí...... thế giới,người vô lí...bản thân
c3?
c4?
[ e mới học lớp 7 thôi ko biết có đ ko]
k cho e ạ , mong chị thông cảm
C2
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người đã chèo lái con thuyền Cách mạng Việt Nam đồng thời Người cũng là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá thế giới. Tuy văn chương không phải sự nghiệp chính của cuộc đời Bác nhưng Hồ Chủ tịch đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn thơ có giá trị. Trong đó, "Nhật kí trong tù" là một tập thơ đặc sắc cả về mặt nội dung và nghệ thuật đặc biệt là bài "Chiều tối" với sự kết hợp hết sức hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại.
Câu 1. (2 điểm)
"Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.".
Sử dụng câu văn trên là câu chủ đề, hãy viết tiếp khoảng 10 câu làm rõ cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nhân loại.
Cách mạng công nghệ 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông minh, sự phát triển của internet vạn vật giúp tạo ra bản sao ảo của thế giới vật lý, cho phép mọi người ở khắp nơi trên thế giới kết nối với nhau thông qua mạng internet dịch vụ qua các thiết bị di động ở mọi lúc, mọi nơi. Công nghiệp 4.0 thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số của sản xuất thông qua việc tích hợp các hệ thống và quy trình khác nhau . Có thể mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, giúp quá trình sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người, năng suất và chất lượng cuộc sống của con người được tăng cao: Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.
Câu 2: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối - Hồ Chí Minh.
Bài làm
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người đã chèo lái con thuyền Cách mạng Việt Nam đồng thời Người cũng là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá thế giới. Tuy văn chương không phải sự nghiệp chính của cuộc đời Bác nhưng Hồ Chủ tịch đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn thơ có giá trị. Trong đó, "Nhật kí trong tù" là một tập thơ đặc sắc cả về mặt nội dung và nghệ thuật đặc biệt là bài "Chiều tối" với sự kết hợp hết sức hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại.
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"
"Nhật kí trong tù" là tập thơ gồm 134 bài thơ chữ Hán được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và đày ải đi khắp các nhà lao. Tập thơ đã thể hiện một cách sinh động phong cách thơ Hồ Chí Minh với sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Trước hết, nói đến màu sắc cổ điển trong thơ là nói đến các yếu tố về mặt nghệ thuật và nội dung có sự ảnh hưởng rõ nét của văn chương phương Đông mà chủ yếu là thơ Đường, còn màu sắc hiện đại là những cách tân về mặt nghệ thuật và nội dung mang tinh thần của thời đại. Lý giải về điều này trong thơ Bác, ta có thể hiểu, Hồ Chí Minh vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, cha là nhà Nho, mẹ là người rất am hiểu ca dao, dân ca, nên Bác đã có những kế thừa hết sức tự nhiên. Bên cạnh đó với việc từng học trường Tây và có hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác đã học hỏi không ít từ văn học phương Tây và đưa chúng vào trong những tác phẩm của mình. Và với sự tài hoa trong ngòi bút, nét cổ điển và hiện đại ấy đã được kết hợp hết sức hài hoà.
Trước tiên, nét cổ điển của bài thơ được thể hiện ở văn tự chữ Hán và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - một thể thơ tiêu biểu và quen thuộc của thơ Đường Trung Quốc, thể thơ đòi hỏi sự hàm xúc cô đọng, đó là lý do vì sao bài thơ với chỉ vỏn vẹn 28 chữ cũng đã miêu tả được cảnh vật thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thi đề của bài thơ - cảnh vật thiên nhiên - cũng là một thi đề khá quen thuộc và được các thi nhân xưa sử dụng khá nhiều.
"Chim mỏi về rừng tìm chỗ ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không"
Câu thơ mở ra khung cảnh rừng núi lúc về chiều. Cảnh vật có phần hiu quạnh được tác giả gợi ra qua biện pháp ước lệ quen thuộc của thơ cổ và đã nói lên chính xác hoàn cảnh của Bác. Chỉ bằng hai nét bút và điểm nhìn hướng lên cao, người tù đã dễ dàng thu vào tầm mắt mình hình ảnh "cánh chim bay" và "chòm mây trôi". Hai hình ảnh xuất hiện tự nhiên, hài hòa và đăng đối. Bút pháp chấm phá, nghệ thuật ước lệ tượng trưng được vận dụng sáng tạo. Không có bất kì từ ngữ nào chỉ thời gian nhưng người đọc vẫn cảm nhận được thời gian lúc này là chiều tối. Nhìn chim bay, mây trôi ta cảm thấy bầu trời lúc này bao la hơn, mênh mông, rợn ngợp hơn, nỗi cô đơn cũng vì thế mà tăng theo, cánh chim nhỏ nhoi cũng theo vậy mà nhỏ bé, đơn độc hơn. Bóng tối dường như theo cánh chim phủ lên vạn vật. Câu thơ gợi cho ta nhớ tới hình ảnh cánh chim trong thơ xưa khi tả cảnh chiều tối. Như Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã viết:
"Chim hôm thoi thót về rừng
Hay bậc nữ lưu tài danh của dân tộc - bà Huyện Thanh Quan cũng viết:
"Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi".
Hoặc Lý Bạch - nhà thơ lớn của Trung Quốc viết trong "Độc tọa Kính Đình Sơn":
"Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn".
Nếu cánh chim xưa của Lí Bạch như bay vút vào không gian, tan biến vào vĩnh hằng thì cánh chim trong thơ Bác chỉ chuyển trạng thái từ bay sang nghỉ ngơi để rồi lại tiếp tục bay. Đến đây, hình ảnh cánh chim lẻ loi và chòm mây cô đơn dường như đang mang theo nỗi lòng tác giả đi tới khắp mọi nơi mà Người đã đi qua cùng với sự đày ải cơ cực, tuy nhiên Người đã không san sẻ nỗi buồn đau của mình cho cảnh vật mà Người lại đồng cảm, hòa hợp với thiên nhiên tạo vật xung quanh mình. Đằng sau bức tranh phong cảnh ấy hiện lên một phong thái ung dung của một con người tuy bị mất tự do nhưng vẫn làm chủ bản thân trong mọi tình huống. Chính những điều này đã cho thấy vẻ đẹp hiện đại của thơ Bác ẩn chứa và hoà hợp ngay trong những thi liệu đậm chất cổ điển.
Đến hai câu thơ sau, bức tranh sinh hoạt thường nhật của con người nơi xóm núi đã được tái hiện rất chân thực.
"Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"
Nếu hai câu thơ đầu có phần ảm đạm hiu quạnh thì hai câu thơ sau với hình ảnh "cô em xóm núi xay ngô tối" đã toát lên một vẻ đẹp khoẻ khoắn, trẻ trung. Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật vẽ mây nẩy trăng truyền thống, dùng hình ảnh lò than để nói về bóng tối của không gian vùng sơn cước khi màn đêm buông xuống. Hình ảnh thơ vừa giản dị vừa độc đáo, làm nổi bật nét mới mẻ, hiện đại của bài thơ. Bên cạnh đó, hình tượng thơ cũng luôn vận động, hướng về tương lai, về ánh sáng: hình ảnh cánh chim bay, hình ảnh chòm mây trôi, hình ảnh người lao động làm việc hăng say, ngay cả thời gian cũng vận động từ chiều tối cho tới tối hẳn. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng vận động từ cô đơn, buồn bã sang vui tươi, hồ hởi. Cách miêu tả và quan sát của tác giả từ cao đến thấp, từ xa đến gần. Nhãn tự "hồng" của bài thơ có sức lan tỏa lớn. Sắc hồng nóng ấm của lò than đã xua tan đi bóng đêm và sự lạnh lẽo của núi rừng khi chiều tối, nhân lên niềm vui niềm lạc quan của con người, củng cố và mài sắc thêm ý chí của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày nơi xa xứ.
Bằng sự tài hoa trong ngòi bút của Hồ Chí Minh, vẻ đẹp cổ điển và hiện đại đã được hòa quyện hết sức hài hoà và nhuần nhuyễn, tạo nên phong cách thơ ca độc đáo của Bác và góp phần giúp người đọc hình dung đầy đủ và rõ nét chân dung Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng rất sáng tạo: bút pháp chấm phá, ước lệ tượng trưng, vẽ mây nẩy trăng, lấy điểm tả diện, tả thực. Đọc bài thơ, chúng ta cũng cảm nhận được rằng, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh vẫn luôn lạc quan, ung dung tự tại, luôn hướng về phía trước, về tương lai, luôn biết làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh gian khó nhất.
Bài thơ bốn câu thơ vỏn vẹn 28 chữ với sự tài tình trong ngòi bút Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công bức tranh cảnh vật thiên nhiên và chân dung con người lao động nơi xóm núi. Đồng thời vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối đã mang đến cho tác phẩm cả nét truyền thống và mới mẻ, để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc cho đến mãi về sau này.
Câu 1. Đặt một nhan đề phù hợp với nội dung của văn bản. (0,5 điểm)
Nhan đề: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Câu 2. Nêu những đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Lấy một ví dụ ngoài văn bản về những biểu hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. (1,5 điểm)
.- Cuộc cách mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.
- Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
- Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Những yếu tố cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối và dữ liệu lớn (Big Data; robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, và công nghệ nano.
Ví dụ: thẻ CCCD gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
Dùng năng lượng mặt trời để làm nóng nước
Câu 3. “Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp”. Trước thực trạng ấy, anh/chị thấy mình cần phải làm như thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai? (1 điểm)
Cần học tập nhóm kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) như năng lực giải quyết vấn đề dựa trên máy tính và các công cụ công nghệ.
Cần rèn nhóm các kỹ năng tư duy như sức sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời.
Các kỹ năng làm việc như khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm.
Cuối cùng là kỹ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu, bao gồm vấn đề ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa.
Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo
- Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:
+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than
+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá
b, Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học
+ Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì
+ Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm
+ Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống
- Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ
+ Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc
+ Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn
Nội dung chính: Đoạn 1: Nói về hình ảnh thông qua con cò, và các loài chim để thể hiện phẩm chất con người.
Đoạn 2: Nói về con trâu hình ảnh thân thuộc với con người Việt
Đoạn 3: Lời ru của người mẹ, hình ảnh quê mẹ
Tất cả 3 đoạn đề hướng tới 1 ý chính đó là hình ảnh thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ thông qua hình ảnh đó ta thấy được nét đẹp bên trong từng câu nói.
Câu 1:
-Phương thức biểu đạt chính của văn bản: thuyết minh.
Câu 2:
-Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin: thơ, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử,kịch...
Câu 3:
Theo tôi "Mặt trời của thi ca Nga" là cách nói ẩn dụ tôn vinh giá trị thơ và vị trí nhà thơ Puskin.
Thơ Puskin đánh thức những tình cảm tốt lành trong tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, mang sức mạnh tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.
Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng - người khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIXvaf đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.
Câu 4:
"Tôi yêu em" không chỉ đơn thuần là một bài thơ để thể hiện sự chân thành của A.Pu-skin dành cho người mình yêu mà còn đem đến bài học thật sâu sắc về thái độ ứng xử có văn hoá trong tình yêu. Tình yêu là sự rung động mãnh liệt về cảm xúc, về trái tim của con người, thật khó có định nghĩa nào toàn diện về khái niệm này. Tình yêu không chỉ là tình cảm lứa đôi, không phải chỉ xuất phát từ trái tim mà còn đến từ khối óc của con người. Đó là thái độ ứng xử có văn hóa. Vậy điều này được thể hiện như thế nào? Trước hết đó là tôn trọng người mình yêu qua cách xưng hô như A. Pu-skin đã từng nói một cách đầy tình cảm rằng Tôi / em. Cách gọi ấy thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Không những thế, tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu cũng là việc ứng xử có văn hóa trong tình yêu. Pu-skin đã không phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán thán, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải bận lòng, phải u hoài. Yêu nhưng luôn hướng về đối phương để em không bận lòng vì em nữa, hi sinh vì niềm đam mê, vì hạnh phúc nơi em chọn lựa. Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đòi. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ không thể đến, không có cơ hội trao duyên mong thành đôi thì mong người con gái ấy sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận. Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.