Câu 9. (1,0 điểm)

Chỉ ra và n...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. (1,0 điểm)

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Rượu được rót tràn bát, như tình cảm của người vùng cao lúc nào cũng lai láng không bến bờ.”

Câu 10. (1,0 điểm)

Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra khi đọc văn bản trên là gì? Trình bày dưới hình thức đoạn văn từ 5 - 7 dòng.

Bài đọc:

CHỢ TÌNH KHAU VAI

       Chợ tình Khau Vai thuộc xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là một phiên chợ tình độc đáo của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

       Mới 3 giờ chiều ngày 26/3 (âm lịch), phiên chợ Khau Vai nằm trong làng người Nùng, trong một thung lũng khá rộng và bằng phẳng đã chật người. Đủ màu sắc phục trang của các dân tộc H’Mông, Dao, Giáy, Tày, Nùng,… khiến cả phiên chợ cứ rực lên như rừng hoa chuối. Các cô gái, chàng trai thậm chí cả người già, người trung tuổi ai nấy đều không giấu nổi được nét rạo rực, bồn chồn trên khuôn mặt, trong bộ quần áo mới phẳng phiu, có lẽ đã được dành cất cả năm đến phiên chợ trọng đại này mới đem ra dùng.

        

Từ ngày hôm trước, lều quán đã được dựng khắp thung lũng nhưng nhiều nhất vẫn là những quán rượu ngô, thắng cố, nơi dừng chân đầu tiên của những cặp tình nhân trẻ cũng như già, mới cũng như cũ. Và cũng ngay từ chiều hôm trước, nhiều cặp vợ chồng, tình nhân vì đường xa, đã “xôi đùm, ngô nắm” lên yên ngựa hoặc thong thả theo đường núi cho kịp chợ tình trong tiếng khèn, tiếng sáo réo rắt suốt ngày đêm không tắt trên các triền núi xa xa dẫn đến Khau Vai ngày chợ.

      Cuộc sống ở vùng cao thường rất buồn tẻ. Cả năm mới có một phiên chợ, lại là phiên chợ tình, bởi vậy, có nhiều gia đình cả bố, mẹ, con dâu, con trai dắt díu nhau đến chợ vui như trảy hội. Thậm chí có nhiều cặp vợ chồng lấy nhau từ hơn chục năm nay, đã có với nhau bốn mặt con và sống cách chợ Khau Vai gần hai ngày đường cũng lặn lội đến đây tìm niềm vui…

       Bóng chiều chạng vạng bắt đầu đổ xuống thung lũng Khau Vai trong thanh âm nhộn nhịp tiếng nói cười, đi lại, gọi nhau và cả tiếng lục lạc, vó ngựa của phiên chợ lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui nhất. Đó đây trong các lều quán bắt đầu xuất hiện các cặp tình nhân ngồi sát bên nhau, vừa chụm đầu trò chuyện vừa nhắm thức ăn và… uống rượu. Rượu được rót tràn bát, như tình cảm của người vùng cao lúc nào cũng lai láng không bến bờ. Họ uống cho ngày gặp lại sau một năm xa cách, có thể đằng đẵng, đầy nhớ nhung, đến khi nào không thể uống và không nên uống nữa, họ sẽ dắt tay nhau ra ngọn núi phía xa kia để tự tình thâu đêm đến sáng mới trở về với vợ, chồng mình.

       Những người già nhất xã Khau Vai bây giờ cũng không ai biết chợ tình Khau Vai có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, từ lúc còn để chỏm họ đã thấy có chợ tình rồi. Truyền thuyết bắt nguồn phiên chợ là câu chuyện tình của một người con trai H’Mông và một người con gái Giáy yêu nhau. Song, tình yêu của họ đã gây ra hiềm khích giữa hai bộ tộc. Để tránh cuộc đối đầu đẫm máu, họ buộc phải rời xa nhau. Tuy nhiên, chàng trai và cô gái thề nguyền rằng, dù không lấy được nhau và phải lập gia đình với người khác thì mỗi năm họ sẽ gặp nhau một lần vào đêm 26/3 tại chợ Khau Vai bây giờ. Chợ tình Khau Vai được hình thành từ đó, mới đầu chỉ là nơi hẹn hò của những người đã lỡ dở tình duyên với nhau và là đêm chợ truyền thống của người dân tộc H’Mông nhưng sau đó được các dân tộc khác hưởng ứng. Đến bây giờ, Khau Vai đã trở thành phiên chợ hẹn hò, tìm kiếm tình yêu của tất cả mọi người từ thanh niên cho đến người đã có gia đình.

       Du khách dẫu một lần đến với chợ tình Khau Vai hẳn sẽ không quên được những phút giây đầy thi vị này.

          (Theo Lễ hội văn hoá và du lịch Việt Nam,

NXB Lao Động, 2009, tr.131 - 133)

0
Phần I: Đọc hiểu (4 điểm) * Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Tre, nứa, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người“. (Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: (0,25 điểm)....
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)

* Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Tre, nứa, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người“.

(Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: (0,25 điểm). Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?

Câu 2: (0,25 điểm). Tác giả của văn bản có chứa đoạn trích trên là ai?

Câu 3: (0,25 điểm). Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?

Câu 4: (0,25 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 5: (0,5 điểm).  Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 6: (2,5 điểm).

Cho câu văn: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu trên và xác định kiểu câu? 1,0 điểm)

b. Xác định các biện pháp tu từ  được sử dụng trong câu văn trên? Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ em vừa tìm? (1,5 điểm)

145
13 tháng 5 2021

Câu 1: (0,25 điểm). Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? (Bạn tự làm nhé, tại mik ko có sách)

Câu 2: (0,25 điểm). Tác giả của văn bản có chứa đoạn trích trên là ai? (Bạn tự làm nhé, tại mik ko có sách)

Câu 3: (0,25 điểm). Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Nghị luận (Không chắc đâu ạ)

Câu 4: (0,25 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Tự sự

Câu 5: (0,5 điểm).  Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Miêu tả vẻ đẹp của tre

Câu 6: (2,5 điểm).

Cho câu văn: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu trên và xác định kiểu câu? 1,0 điểm) 

Tre  trông thanh cao ,  giản dị  ,  chí khí như người.

CN             VN1             VN2           VN3

-> Thuộc kiểu câu ghép (chắc thế ạ)

b. Xác định các biện pháp tu từ  được sử dụng trong câu văn trên? Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ em vừa tìm? (1,5 điểm) So sánh - tác dụng (Bạn tự làm nhé)

14 tháng 5 2021

CÂU1

-văn bản trên trích từ truyện CÂY TRE VIỆT NAM

 CÂU2

-tác giả là THÉP MỚI

 

 

C1:văn bản bài học đường đời đầu tiên.Của Tô Hoài

C2:Tả dế mèn

Chuyện Lương Thế VinhHồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến...
Đọc tiếp

Chuyện Lương Thế Vinh

Hồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.
Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến bọn trẻ lúng túng, chưa biết làm cách nào để lấy. Vừa lúc có một ông khách đi qua, thấy vậy bèn đố:
- Đứa nào lấy được bưởi lên tao sẽ thưởng!
Trong khi chứng bạn đang loay hoay, đứa thì lấy thừng trâu thắt thòng lọng thả xuống hố để buộc quả bưởi, nhưng bưởi tròn nên cứ tuột hoài, đứa thid chạy về nhà lấy sào để chọc,... Còn Lương Thế Vinh lấy nón chạy đến vũng nước cách đây ko xa, múc nước đổ xuống hố. Vừa làm, cậu còn vừa vui miệng đọc
Bưởi ơi bưởi nghe ta gọi
Đừng làm cao
Đừng trốn tránh
Lên với ta
Vui tiếp nào...!
Chẳng mấy chốc quả bưởi từ từ nổi lên và nằm gọn trong tay Lương Thế Vinh. Ông khách tấm tắc khen ngợi Vinh thông minh, sáng dạ và thưởng cho cậu tiền. Còn chúng bạn, đứa nào đứa nấy đều phục Vinh sát đất và thấy Vinh vừa làm vừa đọc lầm rầm, nên đã đồn đại rằng Vinh biết dùng phép "thần chú" gọi được quả bưởi từ dưới hố sâu lên!

( 2 )Chi tiết nào chứng minh sự thông minh , tài trí của nhân vật ?

( 3 ) Để thể hiện trí thông minh của nhân vật, tác giả dân gian đã chọn hình thức nghệ thuật nào? Tác dụng của hình thức ấy?

( 4 )

a,Em có nhân xét gì về cách giải đố của nhân vật? Cách giải đố ấy lí thú ở chỗ nào?
 

b, Điền vào bảng điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh và Lương Thế Vinh.
| | Em bé thông minh | Lương Thế Vinh |
| Giống | | |
| Khác | | |
4) Hãy cho biết: Người thông minh là người như thế nào? Làm thế nào để trở thành người thông minh ?

 

1
7 tháng 10 2018

Dài quá à

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)           Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6 (1.5đ) “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)

          Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6 (1.5đ)

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

                                                                   (Ngữ văn 6 – tập 2)

Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai?

Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

Câu 3 (0.5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 4 (1.0 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?  

Câu 5 (1.5 điểm): Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích trên?

103
15 tháng 5 2021

Câu 1 : - Đoạn văn trên trích từ văn bản Cô Tô.

              - Tác giả của văn bản đó là Nguyễn Tuân.

Câu 2 : - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là Miêu tả.

Câu 3 : - Tả cảnh mặt trời mọc ở biển đảo Cô Tô sau trận bão.

Câu 4 : - Biện pháp tu từ So sánh được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên.

              - Tác dụng của biện pháp tu từ ấy là làm cho câu văn hay hơn, sinh động hơn.

Câu 5 : - Thể hiện sự giao cảm lớn của nhà văn với thiên nhiên vũ trụ,sự say mê với cái đẹp, tình cảm yêu mến, trân trọng người lao động -> khơi gợi tình yêu thiên nhiên đất nước

15 tháng 5 2021

1)Đoạn trích từ tác phẩm "Cô Tô",của tác giả Nguyễn Tuân

2)Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là miêu tả

3)Nội dung chính của đoạn văn là:Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô

4)Biện pháp tu từ đc sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn là so sánh

1,Đoạn văn trên trích từ văn bản:"Bức tranh của em gái tôi"

2.Nhân vật em tôi được nhắc trong đoạn là:"con mèo",em của người kể chuyện.Nhân vật đó rất nghịch ngợm,luôn vui vẻ,yêu thương anh trai,...

3.Các phó từ: nhìn như thôi miên,nói rằng,sẽ nói rằng

16 tháng 5 2021

1 : Đoạn văn trên được trích từ văn bản :'' Bức tranh của em gái tôi ''

2 :  - Nhân vật '' em tôi '' được nói tới trong đoạn văn trên là Kiều Phương                                      - Dựa vào văn bản đã học nhân vật Kiều Phương có những đặc điểm đáng quý là : trong sáng, hồn nhiên và nhân hậu

3 :Các phó từ được sử dụng trong đoạn văn trên là :

      

 

26 tháng 9 2021

1. Hình dung: Cảnh em bé trò chuyện với những người “trên mây” và “trong sóng”. 

- Em bé trò chuyện với những người trên mây : 

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà

Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. 

+ Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được” 

+ Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. 

+ Con bảo: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” 

+ Họ: Mỉm cười bay đi. 

- Em bé trò chuyện với những người trong sóng : 

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn

Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết dừng đến nơi nao”. 

+ Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” 

+ Họ đáp: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. 

+ Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được”.  

+ Họ: Mỉm cười, nhảy múa lướt qua. 

26 tháng 9 2021

Có ai biết bài ,chỉ cho tôi với,bài như sau:Trung bình cộng của hai số laf123.Số thứ nhất là số bé nhất có ba chữ số.Tìm số thứ hai.

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy...
Đọc tiếp

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hàng năm và trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.

[...] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khởi quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban ngành và người dân về dự lễ. Cũng trong tối 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vị hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tế được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.

(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội, tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ An, ngày 29/3/2012)

 

1/ Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?

2/ Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Sự kiện diễn ra ở đâu?Vào thời điểm nào trong năm?

3/ Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

4/ Nêu công dụng của dấu chấm phảy trong câu văn: “Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .”

5/ Sự kiện có ý nghãi như thế nào với đời sống hôm nay? Từ đó, em có suy nghĩ gì về giá trị của các lễ hội dân gian Việt Nam (viết ngắn khoảng 5-7 câu văn)

 

1
1 tháng 3 2022

1. văn bản thuộc loại văn bản thuyết minh

2. sự kiện được thuật lại trong đoạn trích là lễ hội đền Cuông. Sự kiện đó diễn ra tại Nghệ An. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng hai âm lịch hàng năm.

3. Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian vì tác giả liệt kê các sự kiện từ ngày 12 tháng 2, ngày 14 tháng 2, chiều tối ngày 14 tháng 2, tối ngày 14 tháng 2, sáng ngày 15 tháng 2, ngày 16 tháng 2 ....

4. Công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn là để tách 2 vế trong một câu ghép.

5. Học sinh viết đoạn văn trình bày ý nghĩa của sự kiện và giá trị của các lễ hội dân gian, chú ý hình thức từ 5-7 câu. Gợi ý:

- Ý nghĩa của sự kiện: thể hiện lòng biết ơn đối với người anh hùng có công lao to lớn với dân tộc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn.

- Giá trị của các lễ hội dân gian: giữ gìn và lưu truyền những phong tục văn hóa tốt đẹp; mang dấu ấn của những truyền thống dân tộc tốt đẹp....

7 tháng 1 2022

a) Những từ láy trong đoạn văn trên là:  Vội vã, đông đúc .

b) Tác dụng: Làm cho đoạn văn hay hơn có tính chân thực và giàu cảm xúc hơn.

                                                                                                                                                       CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ!