Câu 9. (1,0 điểm)

Ngoài p...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. (1,0 điểm)

Ngoài phong tục dựng nêu, em còn biết những phong tục nào trong ngày Tết? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về phong tục đó.

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu ý nghĩa của việc gìn giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc.

Bài đọc:

CÂY NÊU NGÀY TẾT VIỆT

        Tết Nguyên đán người Việt được xem là những ngày quan trọng nhất trong năm. Dù cả năm qua có làm ăn vất vả, cực nhọc hay đi xa chăng nữa thì dịp Tết, mọi người đều cố gắng trở về đoàn tụ bên gia đình và chuẩn bị đầy đủ lễ vật để dâng cúng ông bà tổ tiên. Từ xa xưa nếp sống phong tục tập quán đó đã được dân gian đúc kết thành câu đối ý nghĩa: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

        

Dựng nêu ngày Tết có cả dụng ý trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, tảo trừ những điều xấu xa trong năm cũ để đón năm mới. Theo tục lệ xưa, cây nêu được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp, hạ nêu vào ngày mùng 7 tháng Giêng. Thân cây nêu thường làm bằng cây tre già dài khoảng 5 - 6 mét, ngọn nêu vươn cao, gắn với ước vọng về một năm mới bình yên, thuận hòa. Trên cây nêu treo những vòng tròn nhỏ và trên vòng tròn này treo một số đồ vật như các loại phướn, đèn lồng, cờ, câu đối, niêu đất chứa vôi, hoa tre, vàng mã,… Có địa phương treo các vật như lá bùa hình bát quái, nhánh xương rồng, cành lá dứa, bầu rượu bện bằng rơm, giỏ tre đựng vôi và trầu cau, cá chép bằng giấy hay những chiếc khánh đất nung va đập vào nhau kêu leng keng giống chuông gió. Bên dưới gốc rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng nhà để xua đuổi tà ma.

       

Thời gian dựng cây nêu ở các địa phương cũng khác nhau, người Kinh dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch để ngăn ngừa ma quỷ tới quấy rầy gia chủ trong những ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời. Một số dân tộc khác như đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái lại dựng cây nêu vào chiều 30 tháng Chạp âm lịch. Người H’Mông dựng cây nêu trong lễ hội Gầu tào từ ngày 3 đến ngày 5 tháng Giêng âm lịch, ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu, đồng bào dân tộc Sán Dìu dựng cây nêu trong lễ Cầu mùa.

         

Trong nhịp sống hiện đại, con người tất bật lo toan, nhà chật, đất hẹp khiến nêu dần vắng bóng. Điều đáng mừng, những năm gần đây, ở nhiều địa phương và một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đã tổ chức thượng nêu để lưu giữ một tục lệ cổ truyền của người Việt. Mang ý nghĩa tạo lập hạnh phúc với con người, phong tục dựng nêu ngày Tết nhắc nhở mỗi người ý thức giữ gìn một phong tục đẹp và lâu đời của Tết Việt.

(Theo Thế Dương, chuyên mục Tết Việt,

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

0
“Ngày xưa, con người chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình, dân tình no ấm. Một lần , nhân dịp vui, nhà vua nảy ý định ban thưởng cho người già nhất trong nước. Nhưng chẳng làng nào chọn được người già nhất nước. Thấy vậy, nhà vua liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị...
Đọc tiếp

“Ngày xưa, con người chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình, dân tình no ấm. Một lần , nhân dịp vui, nhà vua nảy ý định ban thưởng cho người già nhất trong nước. Nhưng chẳng làng nào chọn được người già nhất nước. Thấy vậy, nhà vua liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị thần để biết hỏi cách biết người già nhất. Vâng lệnh vua, đoàn sứ giả lên đường. Vị thần đầu tiên họ gặp là Thần Sông. Thần Sông mặc áo trắng, tóc mềm như nước, nghe sứ giả hỏi bèn lắc đầu trả lời : – Ta ở dây đã lâu nhưng chưa bằng mẹ ta. Hãy đến hỏi mẹ ta. Mẹ ta là Biển Cả. Thần Biển mặc áo xanh biếc đang ru con bằng những lời sóng vỗ. Được hỏi, thần Biển chỉ tay lên ngọn núi xa xa và nói : – Hãy hỏi Thần Núi, Thần còn sinh ra trước cả ta. Khi ta lớn lên thì Thần Núi đã già rồi. Đoàn sứ giả lại lặn lội đến gặp Thần Núi, Thần Núi da xanh rì vì rêu bám cũng lắc đầu chỉ tay lên trời : – Hãy đến hỏi Thần Mặt Trời. Lúc ta mới chào đời, ta đã phải nhắm nghiền mắt vì nắng của Thần. Thần Mặt Trời còn có trước cả ta. Làm sao đến được chỗ Thần Mặt Trời. Đoàn sứ giả thất vọng quay về. Đến một khu rừng, họ gặp một bà lão nét mặt buồn rầu ngồi chăm chú trước cây hoa đào. Đoàn sứ giả đến gần hỏi: – Thưa cụ, tại sao  cụ lại ngồi đây ? Bà lão trả lời : – Tôi đến đây để hái hoa đào. Thuở trước, con tôi đi xa, cây đào này đang nở hoa. Bây giờ, mỗi lần hoa đào nở, tôi lại ra hái một bông hoa để về nhớ đến con tôi. Một ý nghĩ vụt lóe lên, đoàn sứ giả xin phép bà lão trở lại kinh đô. Họ tâu lên vua việc gặp bà lão hái hoa đào tính thời gian chờ con. Nhà vua vốn thông minh nên nghĩ ra cách tính tuổi con người: Cứ mỗi lần hoa đào nở thì tính một tuổi. Sau này người ta mới biết mười hai lần trăng tròn rồi khuyết, hoa đào mới nở một lần. Lại kể về chuyện nhà vua, sau khi tìm được cách tính tuổi, ông rất vui mừng, cảm động và nhớ đến bà lão hái hoa đào, nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở được mở hội ba ngày ba đêm. Những ngày vui ấy sau này người ta gọi là Tết. Phong tục ấy còn truyền mãi đến bây giờ.”

                                           Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính là gì?

Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào? Hãy kể tên một số văn bản cũng viết theo thể loại ấy?

Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?

Câu 5. a. Khi “nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở được mở hội ba ngày, ba đêm. Những ngày vui ấy sau này người ta gọi là Tết.” thì em hiểu ba ngày ba đêm đó là những ngày nào của Tết nguyên đán hiện nay?

b. Hãy kể ra một vài phong tục trong ngày Tết của quê em?

c. Em có suy nghĩ gì về những phong tục này?

Câu 6. Em hãy giải thích nghĩa của từ:  sứ giả, phong tục?

 

1
9 tháng 3 2022

Caau 1 kể theo ngôi thứ 3; PTBĐ chính là tự sự

Câu 2 truyện cổ tích ; truyện Thạch Sanh, Tấm Cám

Câu 3: nội dung chính là quá trình tìm ra cách tính tuổi

Câu 4 là nhà vua

Câu 5: a) mùng 1 mùng 2 mùng 3

b) gói bánh chưng...

Câu 6: Su gia la nguoi duoc sai di lam mot viec gi do

Phong tục:Phong tục là thói quen sinh hoạt và cách sống lâu ngày đã ăn sâu vào đời sống xã hội hay toàn bộ hoạt động sống của con người hình thành trong tiến trình lịch sử, có tính ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được cộng đồng thừa nhận và tuân theo một cách tự giác


 

7 tháng 1 2022

a) Những từ láy trong đoạn văn trên là:  Vội vã, đông đúc .

b) Tác dụng: Làm cho đoạn văn hay hơn có tính chân thực và giàu cảm xúc hơn.

                                                                                                                                                       CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ!

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy...
Đọc tiếp

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hàng năm và trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.

[...] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khởi quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban ngành và người dân về dự lễ. Cũng trong tối 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vị hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tế được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.

(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội, tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ An, ngày 29/3/2012)

 

1/ Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?

2/ Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Sự kiện diễn ra ở đâu?Vào thời điểm nào trong năm?

3/ Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

4/ Nêu công dụng của dấu chấm phảy trong câu văn: “Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .”

5/ Sự kiện có ý nghãi như thế nào với đời sống hôm nay? Từ đó, em có suy nghĩ gì về giá trị của các lễ hội dân gian Việt Nam (viết ngắn khoảng 5-7 câu văn)

 

1
1 tháng 3 2022

1. văn bản thuộc loại văn bản thuyết minh

2. sự kiện được thuật lại trong đoạn trích là lễ hội đền Cuông. Sự kiện đó diễn ra tại Nghệ An. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng hai âm lịch hàng năm.

3. Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian vì tác giả liệt kê các sự kiện từ ngày 12 tháng 2, ngày 14 tháng 2, chiều tối ngày 14 tháng 2, tối ngày 14 tháng 2, sáng ngày 15 tháng 2, ngày 16 tháng 2 ....

4. Công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn là để tách 2 vế trong một câu ghép.

5. Học sinh viết đoạn văn trình bày ý nghĩa của sự kiện và giá trị của các lễ hội dân gian, chú ý hình thức từ 5-7 câu. Gợi ý:

- Ý nghĩa của sự kiện: thể hiện lòng biết ơn đối với người anh hùng có công lao to lớn với dân tộc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn.

- Giá trị của các lễ hội dân gian: giữ gìn và lưu truyền những phong tục văn hóa tốt đẹp; mang dấu ấn của những truyền thống dân tộc tốt đẹp....

Ngọt ngào Tết miền TâyTết miền Tây không ồn ã, không xe cộ đông nghẹt đến khó chịu như Tết Sài Gòn. Nhà nội tôi nép mình bên dòng sông nhỏ, trước nhà là con đường rợp bóng cây xanh, sau nhà là đồng ruộng cò bay la lả. Vụ lúa vừa xong, cây rơm nằm phơi mình trên bãi cỏ, gốc rạ lô nhô gió đưa hương lúa ngạt ngào. Chiều ba mươi, nội lom khom ra trước cửa đợi tôi. Tết quê đơn sơ,...
Đọc tiếp

Ngọt ngào Tết miền Tây

Tết miền Tây không ồn ã, không xe cộ đông nghẹt đến khó chịu như Tết Sài Gòn. Nhà nội tôi nép mình bên dòng sông nhỏ, trước nhà là con đường rợp bóng cây xanh, sau nhà là đồng ruộng cò bay la lả. Vụ lúa vừa xong, cây rơm nằm phơi mình trên bãi cỏ, gốc rạ lô nhô gió đưa hương lúa ngạt ngào. Chiều ba mươi, nội lom khom ra trước cửa đợi tôi. Tết quê đơn sơ, đầm ấm. Đêm cuối năm tôi cùng sắp nhỏ trong nhà ngồi canh nồi bánh tét dưới gốc cây gòn. […]

Ai đi xa có dịp về miền Tây ngày tết để nghe người miền Tây kể chuyện trên đồng, chuyện mấy mươi năm vẫn nỗ lực giữ lại cho mùa xuân dư vị của cổ truyền, của dân tộc. Tết miền Tây đơn sơ, trong nhà thịt mỡ, dưa cải, dưa kiệu, nồi thịt kho tàu, chục bánh tét nhân chuối ngọt lịm nhân mỡ thơm lừng. Đêm giao thừa miền Tây người quê khẽ chúc nhau vài câu tình nghĩa, rằng: sang năm sức khỏe dồi dào, vụ mùa bội thu lúa trổ vàng bông nặng hạt. Mấy năm lạc giữa Sài Gòn, đêm giao thừa tôi đặt lưng xuống giường đã đánh một giấc đến tận sáng mùng một năm mới, hoặc mệt mỏi, hoặc chè chén say mèm cùng đám bạn thân. Giờ về sống giữa quê nhà, đón năm mới trong không khí ấm áp của gia đình nhỏ. Đêm nay tôi thức trọn một đêm, nội lăn xăn nhóm bếp nấu ấm nước sôi pha bình trà sen thơm phức. Chút bánh mứt ngọt ngào, chung trà nóng hổi, mấy khoanh bánh tét mới cắt xếp trong cái đĩa bông hành. Tôi khệ nệ bưng mâm bánh mứt lên bàn thờ, nội đốt hương cúng giao thừa cầu mong năm nay phát tài phát lộc. Đêm giao thừa lòng tôi bình yên. Phía sông sóng vỗ, xa xa, trẻ con đốt đống rơm khô bén lửa nổ lốp bốp nghe vui tai.

Người quê không chuộng bia rượu say mèm, hoặc uống vì nể nhau, chúc nhau, vì nghĩa tình hay nhâm nhi vài li để giải khuây sau một năm dài gánh nhọc nhằn trên cánh đồng sương gió. Chiều xuân, tôi thấy ông bà tôi quần áo tề chỉnh ngồi trên bộ ván gỗ trước nhà. Bà uống trà, ông nếm môi cút rượu. Mứt gừng bà làm từ hồi rằm ít cay, thơm ngon đáo để. Bánh tét, dưa kiệu, mâm ngũ quả chất đầy. Ông kể chuyện đời xưa, về những mùa xuân đã cũ. Rồi cười. Rồi im lặng. Rồi tôi thấy bà kéo khăn rằn thấm nước mắt ngậm ngùi. Chắc bà chạnh lòng khi ông nhắc lại nỗi khó nhọc năm nào mà ông bà đã từng gắng gượng trải qua, bình an là khi hai mái đầu đã bạc. Ngày tết, tôi ngồi bên hiên nhà hóng gió, nhìn đám trẻ con xun xoe trước sân nhà, cây mai phô bày sắc vàng rực rỡ, một chút êm ả tan chảy trong lòng…

Miền Tây của tôi. Tết quê ngọt ngào ấm áp của tôi. Mai về Sài Gòn bạn hỏi tôi nhớ gì, chắc chắn tôi sẽ trả lời rằng tôi nhớ sao tết miền Tây quê mình. Nhớ sao khuôn mặt hiền hậu của bà, giọng nói trầm ấm của ông tôi. Nhớ sao người miền Tây chân chất nghĩa tình dẫu cuộc đời nhọc nhằn vẫn giữ trên môi nụ cười tươi tắn

Chiều nay, ngồi một mình giữa phố suy nghĩ vẩn vơ, tôi nhấc điện thoại lên nhắn tin cho bạn rồi tự mỉm cười: “Năm sau, chúng mình lại về miền Tây ăn tết!”…

 

Câu 1(1 điểm): Xác định thể loại và ngôi kể của văn bản?

Câu 2(1 điểm): Tết miền Tây được tác giả gợi lên qua các chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 3 (1 điểm): Xác định và phân tích cấu tạo cụm danh từ được sử dụng trong câu sau: “Mứt gừng bà làm từ hồi rằm ít cay, thơm ngon đáo để”?

Câu 4 (2 điểm): Theo em, tại sao nhân vật “tôi” lại nói “Mai về Sài Gòn bạn hỏi tôi nhớ gì, chắc chắn tôi sẽ trả lời rằng tôi nhớ sao tết miền Tây quê mình.”? Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về Tết miền Tây?

1
19 tháng 12 2021

sao mà thế vẫn viết được

Ngọt ngào Tết miền TâyTết miền Tây không ồn ã, không xe cộ đông nghẹt đến khó chịu như Tết Sài Gòn. Nhà nội tôi nép mình bên dòng sông nhỏ, trước nhà là con đường rợp bóng cây xanh, sau nhà là đồng ruộng cò bay la lả. Vụ lúa vừa xong, cây rơm nằm phơi mình trên bãi cỏ, gốc rạ lô nhô gió đưa hương lúa ngạt ngào. Chiều ba mươi, nội lom khom ra trước cửa đợi tôi. Tết quê đơn sơ,...
Đọc tiếp

Ngọt ngào Tết miền Tây

Tết miền Tây không ồn ã, không xe cộ đông nghẹt đến khó chịu như Tết Sài Gòn. Nhà nội tôi nép mình bên dòng sông nhỏ, trước nhà là con đường rợp bóng cây xanh, sau nhà là đồng ruộng cò bay la lả. Vụ lúa vừa xong, cây rơm nằm phơi mình trên bãi cỏ, gốc rạ lô nhô gió đưa hương lúa ngạt ngào. Chiều ba mươi, nội lom khom ra trước cửa đợi tôi. Tết quê đơn sơ, đầm ấm. Đêm cuối năm tôi cùng sắp nhỏ trong nhà ngồi canh nồi bánh tét dưới gốc cây gòn. […]

Ai đi xa có dịp về miền Tây ngày tết để nghe người miền Tây kể chuyện trên đồng, chuyện mấy mươi năm vẫn nỗ lực giữ lại cho mùa xuân dư vị của cổ truyền, của dân tộc. Tết miền Tây đơn sơ, trong nhà thịt mỡ, dưa cải, dưa kiệu, nồi thịt kho tàu, chục bánh tét nhân chuối ngọt lịm nhân mỡ thơm lừng. Đêm giao thừa miền Tây người quê khẽ chúc nhau vài câu tình nghĩa, rằng: sang năm sức khỏe dồi dào, vụ mùa bội thu lúa trổ vàng bông nặng hạt. Mấy năm lạc giữa Sài Gòn, đêm giao thừa tôi đặt lưng xuống giường đã đánh một giấc đến tận sáng mùng một năm mới, hoặc mệt mỏi, hoặc chè chén say mèm cùng đám bạn thân. Giờ về sống giữa quê nhà, đón năm mới trong không khí ấm áp của gia đình nhỏ. Đêm nay tôi thức trọn một đêm, nội lăn xăn nhóm bếp nấu ấm nước sôi pha bình trà sen thơm phức. Chút bánh mứt ngọt ngào, chung trà nóng hổi, mấy khoanh bánh tét mới cắt xếp trong cái đĩa bông hành. Tôi khệ nệ bưng mâm bánh mứt lên bàn thờ, nội đốt hương cúng giao thừa cầu mong năm nay phát tài phát lộc. Đêm giao thừa lòng tôi bình yên. Phía sông sóng vỗ, xa xa, trẻ con đốt đống rơm khô bén lửa nổ lốp bốp nghe vui tai.

Người quê không chuộng bia rượu say mèm, hoặc uống vì nể nhau, chúc nhau, vì nghĩa tình hay nhâm nhi vài li để giải khuây sau một năm dài gánh nhọc nhằn trên cánh đồng sương gió. Chiều xuân, tôi thấy ông bà tôi quần áo tề chỉnh ngồi trên bộ ván gỗ trước nhà. Bà uống trà, ông nếm môi cút rượu. Mứt gừng bà làm từ hồi rằm ít cay, thơm ngon đáo để. Bánh tét, dưa kiệu, mâm ngũ quả chất đầy. Ông kể chuyện đời xưa, về những mùa xuân đã cũ. Rồi cười. Rồi im lặng. Rồi tôi thấy bà kéo khăn rằn thấm nước mắt ngậm ngùi. Chắc bà chạnh lòng khi ông nhắc lại nỗi khó nhọc năm nào mà ông bà đã từng gắng gượng trải qua, bình an là khi hai mái đầu đã bạc. Ngày tết, tôi ngồi bên hiên nhà hóng gió, nhìn đám trẻ con xun xoe trước sân nhà, cây mai phô bày sắc vàng rực rỡ, một chút êm ả tan chảy trong lòng…

Miền Tây của tôi. Tết quê ngọt ngào ấm áp của tôi. Mai về Sài Gòn bạn hỏi tôi nhớ gì, chắc chắn tôi sẽ trả lời rằng tôi nhớ sao tết miền Tây quê mình. Nhớ sao khuôn mặt hiền hậu của bà, giọng nói trầm ấm của ông tôi. Nhớ sao người miền Tây chân chất nghĩa tình dẫu cuộc đời nhọc nhằn vẫn giữ trên môi nụ cười tươi tắn

Chiều nay, ngồi một mình giữa phố suy nghĩ vẩn vơ, tôi nhấc điện thoại lên nhắn tin cho bạn rồi tự mỉm cười: “Năm sau, chúng mình lại về miền Tây ăn tết!”…

 

Câu 1(1 điểm): Xác định thể loại và ngôi kể của văn bản?

Câu 2(1 điểm): Tết miền Tây được tác giả gợi lên qua các chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 3 (1 điểm): Xác định và phân tích cấu tạo cụm danh từ được sử dụng trong câu sau: “Mứt gừng bà làm từ hồi rằm ít cay, thơm ngon đáo để”?

Câu 4 (2 điểm): Theo em, tại sao nhân vật “tôi” lại nói “Mai về Sài Gòn bạn hỏi tôi nhớ gì, chắc chắn tôi sẽ trả lời rằng tôi nhớ sao tết miền Tây quê mình.”? Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về Tết miền Tây?

0

C1:văn bản bài học đường đời đầu tiên.Của Tô Hoài

C2:Tả dế mèn

27 tháng 3 2020

Câu 6:Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã chứng tỏ:

- Nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.