Học sinh hoàn thành bài tập sau: Hãy đóng vai ông giáo viết một đ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚTMÔN :Ngữ văn 8  Em hãy đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn,...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

MÔN :Ngữ văn 8

 

 Em hãy đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

            - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

            - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”

(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, kì 1. Trình bày vài nét về tác giả của văn bản em vừa tìm được.

Câu 3: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản đó.

Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật chính trong truyện ngắn em vừa tìm được trong câu 2.

Câu 5: Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn trên

0
Bài tập 3:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !- Cụ bán rồi ?- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa....
Đọc tiếp

Bài tập 3:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi ?

- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

Em hãy đọc kỹ đoạn văn trên trả lời các câu sau:

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định nội dung đoạn trích trên bằng một câu văn ngắn gọn.

Câu 2: Tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn.

Câu 3:  Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện ?

Câu 4: Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập một.

Câu 5: Nhận định về Lão Hạc, Hoàng Thị Hương trong vẻ đẹp con người có viết :"Tinh thần Lão Hạc mới kiên định làm sao! Như thành trì kiên cố xây bằng tình thương và lòng tự trọng. Đói khổ, đau đớn không phục nổi. Nhà văn Kim Lân tặng lão từ " bất khuất". Bất khuất trước kẻ thù còn dễ hiểu nhưng trước mình mới thật khó".
Bằng hiểu biết về truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao , em hãy viết đoạn văn diễn dịch làm sáng tỏ nhận định trên.

1
10 tháng 11 2021

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻė. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ẩng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chi ái ngại cho Lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nit. Lão hu hu khó..." ( (Sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất băn Giáo dục Việt Nam)

Câu 1. Đoạn văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai?

=> Truyện ngắn Lão Hạc.

=> Của Nam Cao.

Câu 2. Tìm và chi ra tác dụng của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên?

=> Tượng hình: móm mém, ầng ậng.

=> Tượng thanh: hu hu

Câu 3. Chép lại và phân tích một câu ghép trong đoạn trích. Chỉ rõ mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép.

=> Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ẩng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc .

=> Câu trên có ba chủ ngữ là "lão", "đôi mắt lão" và "tôi".

=> Dùng quan hệ từ, dấu câu để nối với nhau.

Câu 4: Tim trong đoạn trích những từ thuộc trường từu vựng bộ phận cơ thể người?

=> Trường từ vựng bộ phận cơ thể người: mặt, đầu, miệng.

Câu 5: Phải bán chó, lão Hạc mắt “ầng ậng nước", rồi “"hu hu khóc". Ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc". Hãy so sánh và chi ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước.

- Tiếng khóc mang vẻ tiếc nuối, hối hận vì đã bán đi mà chưa suy nghĩ kĩ.

- Ông giáo muốn" òa khóc" lên là để có sự đồng cảm cúng như an ủi lão Hạc.

- Chính ông giáo cũng đã bán đi những quyển sách bao năm gắn kết của mình.

→ Tiếng khóc cùng giọt nước mắt đều mang vẻ tiếc nuối cùng đồng cảm cùng với cay cực trong cuộc đời nhưng cũng mênh mang tình thương và là biểu hiện thật đẹp đẽ của phẩm cách làm người. Họ đều là một người sở hữu phẩm chất cao cả, nhưng lại quá liều làm việc chưa nghĩ suy kĩ.

→ Với tác giả, Nam Cao, nước mắt vừa là tội nhục vừa là điều chứng minh phẩm chất cao đẹp: biểu tượng cay đăng hình thương người thương của cũng như nỗi buồn bã khó quên.

31 tháng 8 2016
1. Giải thích: Đây là câu nói nổi tiếng của M.L.King- nhà hoạt động nhận quyền Mỹ gốc Phi, từng đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964.
- Con người luôn phải đối diện nhiều vấn đề trong cuộc sống vì thế cũng phaỉ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc- xót xa là một trong những cảm xúc đó. Đó là cảm giác đau đớn, nhức nhối..
- Xót xa vì cái gì?
+ Hành động và lời nói của kẻ xấu- những kẻ kém đạo đức. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, gây tổn hại về kinh tế và đời sống tinh thần.
+ Xot xa vì sự im lặng của người tốt. Đó là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng.
  Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu.
2. Bình luận
- Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị
- Tại sao chúng ta lại thấy xót xa vì sự im lặng của những người tốt? Bởi vì họ đã không dám lên tiếng, không dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Chính sự im lặng của những người tốt làm cho xã hội trở nên bất ổn, con người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp.
- Tai sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin...
- Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiên nay. Con người ngày càng trở nên vô cảm.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Phải nhận thức rõ nhưng việc làm tốt – xấu xunh quanh cuộc sống của mình.Không làm ngơ trước cái xấu, cái ác.
-Hãy ủng hộ việc làm của những người tốt, hảy chia sẻ với họ, bảo vệ họ để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:...“ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. [...] Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

...“ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. [...] Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.”  

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

2. Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy, bằng lời kể của nhân vật nào?

3. Các từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc trường từ vựng nào?

4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “ Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.”  

5. Viết một đoạn văn khoảng 10- 12 câu với câu chủ đề “Đến với văn bản “ Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, ta cảm nhận được bé Hồng có tình yêu thương mẹ sâu sắc”. Trong đoạn văn, em sử dụng thán từ (gạch chân chỉ rõ).

0
Cô đơn thay là cảnh thân tùTai mở rộng và lòng sôi rạo rựcTôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nứcỞ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép lại chính xác sáu câu đầu của bài thơ đó. Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép có một âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn...
Đọc tiếp

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !

(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)

Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép lại chính xác sáu câu đầu của bài thơ đó.

Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép có một âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn của nhân vật trữ tình. Đó là âm thanh gì? Vì sao âm thanh đó lại có thể tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhân vật như vậy?

Câu 3: Từ đoạn thơ đã chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trình bày cảm nhận của em về ý kiến: “Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống”.

1
7 tháng 2 2021

em nợi chị

Trả lời :

-         Bày tỏ cảm xúc của em về mẹ. (Sử dụng ít nhất một từ tượng hình, một biện pháp tu từ nói giảm nói tránh)

Đời sống tình cảm của con người vô cùng phong phú nhưng tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng. Khi nói đến tình mẫu tử người ta thường nghĩ ngay đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con. Đây là thứ tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi người bởi lẽ tình mẫu tử là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời. Từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Đồng thời tình mẫu tử cũng là tình cảm cao cả nhất bởi mẹ là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố. Vì vậy, cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.

- Phép liệt kê: là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố

    Những phẩm chất đáng kính của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn ‘‘Lão Hạc’’ của nhà văn Nam Cao. (sử dụng một trợ từ, một tình thái từ)

Trong văn bản" Lão Hạc" của Nam Cao, lão Hạc là hình ảnh điển hình cho những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 có cuộc sống nghèo khổ nhưng phẩm chất vô cùng cao đẹp. Lão là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống nghèo khổ, cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, sống cô đơn với 1 con chó để bầu bạn, tải sản chỉ có 1 mảnh vườn và 1 ít tiền. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vặt, đau xót tột cùng. Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì lão từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn làm phiền tới hàng xóm,nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt trước gió. Qua văn bản "Lão hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.