Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm ki-lô-mét. Vừa bước ra khỏi ô tô, anh thấy một cô bé đầm đìa nước mắt đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô khóc. Cô bé nức nở:

- Cháu muốn mua tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu mà giá một bông hồng những 2 đô la. Người đàn ông mỉm cười:

- Đừng khóc nữa! Chú sẽ mua cho cháu một bông. Người đàn ông cẩn thận chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua dịch vụ. Xong anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn, rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô bé chỉ ngôi mộ và nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ. Ngay sau đó, người đàn ông vội vã quay lại cửa hàng hoa. Anh huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hồng thật đẹp. Anh lái xe một mạch về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa.

 

1.  Sau câu truyện trên, em rút ra bài học nào cho mình? Hãy viết đoạn văn (3-5 dòng) trình bày suy nghĩ của mình.

0
Tô mì của người lạTối hôm đó Sue cãi nhau với mẹ, rồi không mang gì theo cô đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc đang trên đường, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc nào trong túi, thậm chí không có đủ mấy xu để gọi điện về nhà.Cùng lúc đó cô đi qua một quán mì, mùi thơm bốc lên ngào ngạt làm cô chợt cảm thấy đói ngấu. Cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có tiền!Người...
Đọc tiếp

Tô mì của người lạ


Tối hôm đó Sue cãi nhau với mẹ, rồi không mang gì theo cô đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc đang trên đường, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc nào trong túi, thậm chí không có đủ mấy xu để gọi điện về nhà.

Cùng lúc đó cô đi qua một quán mì, mùi thơm bốc lên ngào ngạt làm cô chợt cảm thấy đói ngấu. Cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có tiền!

Người bán mì thấy cô đứng tần ngần trước quấy hàng bèn hỏi:

- Này cô bé, cô có muốn ăn một tô không?

- Nhưng... nhưng cháu không mang theo tiền... - cô thẹn thùng trả lời.

- Ðược rồi, tôi sẽ đãi cô - người bán nói - Vào đây, tôi nấu cho cô một tô mì.

Mấy phút sau ông chủ quán bưng tới cho cô một tô mì bốc khói. Ngồi ăn được mấy miếng, Sue lại bật khóc

- Có chuyện gì vậy? - ông ta hỏi

- Không có gì. Tại cháu cảm động quá! - Sue vừa nói vừa lấy tay quẹt nước mắt.
- Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu một tô mì, còn mẹ cháu, sau khi cự cãi đã đuổi cháu ra khỏi nhà. Chú là người lạ mà còn tỏ ra quan tâm đến cháu, còn mẹ cháu.... "bả" ác độc quá!!" - cô bé nói với người bán mì...

Nghe Sue nói, ông chủ quán thở dài: 

- Này cô bé, sao lại nghĩ như vậy? Hãy suy nghĩ lại đi, tôi mới chỉ đãi cô một tô mì mà cô cảm động như vậy, còn mẹ cô đã nuôi cô từ khi cô còn nhỏ xíu, sao cô không biết ơn mà lại còn 

Câu hỏi : 1/ Theo em, tại sao người chủ quán lại thở dài sau khi nghe Sue trách mẹ

 

2/ Hãy thay thếtừ được gạch dưới trong câu sau bằng một từ khác mà không làm thay đổi nội dung của câu

                    << Được rồi tôi sẽ đãi cô >>

Từ đãi gạch dưới Mình cần một câu trả lời chi tiết nên mọi người nhiệt tình trả lời giúp mình nhé 

5
6 tháng 10 2017

Được rồi tôi sẽ mời cô

6 tháng 10 2017

Bị hâm à . Đang trong online math mot trang wed hỏi về toán học tự nhiên nhảy tiếng việt 5 vào 

I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm) Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN    Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.    Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát?...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau:

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

   Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

   Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? ”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người.Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”

  - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?

Hoàng Phương

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5 điểm)

A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.

B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.

C. Vì cô không có quần áo đẹp.

D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.

Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Suy nghĩ và khóc một mình.

B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.

C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.

Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5 điểm)

A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.

B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.

C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.

D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.

Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm)

A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.

B. Cụ già tốt bụng.

C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.

Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ? (1 điểm)

Câu 6. Qua câu chuyện này, em có nhận xét gì về cụ già? (1 điểm)

Câu 7. Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu sau (0,5 điểm)

Câu 8. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5 điểm)

A. Lặp từ ngữ.

B. Thay thế từ ngữ

C Thay thế và lặp từ ngữ

D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 9. Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” (1 điểm)

Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu

Câu 10. Đặt câu: (1 điểm)

a). Câu ghép có cặp quan hệ từ: Vì ....nên....

b). Câu ghép có cặp từ hô ứng: ...càng.......càng......

 

150

bạn ơi đăng âu dài như vậy ít khi đượ trả lời lắm

15 tháng 5 2021

Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5 điểm)

A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.

B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.

C. Vì cô không có quần áo đẹp.

D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.

Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Suy nghĩ và khóc một mình.

B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.

C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.

Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5 điểm)

A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.

B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.

C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.

D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.

Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm)

A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.

B. Cụ già tốt bụng.

C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.

Câu 5: 

Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. 

Câu 6: Nhận xét về cụ già :

- Là người tốt bụng

- Là người biết động viên người khác đúng cách

Câu 7 :  CN1 (Phương) VN1 (đến lớp trễ)

CN2 (Cô giáo); VN2 (lấy làm lạ, hỏi mãi)

Câu 8. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5 điểm)

A. Lặp từ ngữ.

B. Thay thế từ ngữ

C Thay thế và lặp từ ngữ

D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 9: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

 Câu 10 ):

- Vì mưa nên tôi đi học muộn.

- Trời càng mưa to, sấm càng lớn.

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : "Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?". Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô...
Đọc tiếp

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : "Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?". Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

      “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ". Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

      Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !". Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

      Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

      "Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay." — Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe ?

(Hoàng Phương)

(Hoàng Phương)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên ?

a. Vì cô không có quần áo đẹp.

b. Vì cô không có ai chơi cùng.

c. Vì cô bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca.

Câu 2. Cuối cùng trong công viên cô bé đã làm gì ?

a. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca.

b. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

c. Ngồi trò chuyện với cụ già.

Câu 3. Cụ già đã nói gì và làm gì ?

a. Cụ nói : “Cháu hát hay quá ! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ.”

b. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.

c. Trong nhiều năm, cụ vẫn đến công viên ngồi chăm chú lắng nghe cô bé hát.

Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì ?

a. Cụ già đã qua đời.

b. Cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô hát lại là một người bị điếc, không có khả năng nghe.

c. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

5. Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện ?

a. Là một người kiên nhẫn.

b. Là một con người hiền hậu.

c. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác . 
 

6
29 tháng 6 2020

Câu 1: c

Câu 2: b

Câu 3: c

Câu 4: b

Câu 5: c

29 tháng 6 2020
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
cbabc
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).Đọc bài văn sau:Cho và nhận   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

1
1 tháng 1 2022

1D

2C

3C

4B

5.cÂU CHUYỆN MUỐN NÓI VỚI EM LÀ NẾU NGƯỜI KHÁC TẠNG MK MỘT THỨ J ĐÓ VÀ CHUYỂN TIẾP CHO NGƯỜI KẾ THỪA SAU cũng như câu chuyện cho và nhận .

6.Câu chuyện cho em học một bài học làNẾU NGƯỜI KHÁC TẠNG MK MỘT THỨ J ĐÓ VÀ CHUYỂN TIẾP CHO NGƯỜI KẾ THỪA SAU cũng như câu chuyện cho và nhận .

7.A

8.B

9.LÂU LẮM VÀ DÀI LẮM ĐÓ

10.đang và liền

Chàng thợ xay và nhà vuaMột người thợ xay xát muốn kết hôn với công chúa. Nhà vua đồng ý với điều kiện sẽ đưa ra 2 mảnh giấy, trong đó 1 tờ viết chữ “Có”, tờ còn lại là “Không”. Người thợ sẽ phải lựa chọn công khai trước cả làng. Nếu rút trúng tờ “Có”, anh sẽ được lấy công chúa và ngược lại.Đêm trước ngày diễn ra, có người bật mí với người thợ rằng nhà vua...
Đọc tiếp
  1. Chàng thợ xay và nhà vua

    Một người thợ xay xát muốn kết hôn với công chúa. Nhà vua đồng ý với điều kiện sẽ đưa ra 2 mảnh giấy, trong đó 1 tờ viết chữ “Có”, tờ còn lại là “Không”. Người thợ sẽ phải lựa chọn công khai trước cả làng. Nếu rút trúng tờ “Có”, anh sẽ được lấy công chúa và ngược lại.

    Đêm trước ngày diễn ra, có người bật mí với người thợ rằng nhà vua sẽ viết từ "Không" trên cả hai tờ giấy. Làm thế nào mà anh thợ lại có thể chắc chắn rằng anh sẽ trở thành phò mã?

  2. Ai là kẻ giết người?

    Một người đàn ông bị giết chết vào sáng chủ nhật. Vợ ông ngay lập tức đã gọi cảnh sát. Tiến hành thẩm vấn những người có mặt trong nhà vào thời điểm xảy ra vụ án mạng, cảnh sát nhận được những câu trả lời như sau:

    Người vợ nói lúc ấy cô vẫn đang ngủ. Đầu bếp đang nấu bữa sáng. Người làm vườn đang trồng rau. Người hầu gái đang đi nhận thư. Quản gia đang dọn dẹp tủ quần áo.

     

    Cảnh sát ngay lập tức bắt giữ người bị giết. Ai đã làm nó và làm thế nào mà họ biết?

  3. Vào tối thứ Bảy vừa qua, cảnh sát nhận được tin một người đàn ông quý tộc có tên George Smith đã bị sát hại. Vào thời điểm xảy ra vụ việc, trong nhà ông có 5 người đều đang nằm trong danh sách tình nghi: vợ ông George Smith, đầu bếp riêng, quản gia, giúp việc và thợ làm vườn. Để đưa ra các bằng chứng ngoại phạm, lần lượt họ đã khai báo với thám tử Stevens.Bà Smith – vợ ông George cho biết, vào thời điểm đó, bà đang đọc sách bên lò sưởi. Trong khi đầu bếp thì khẳng định, ông ấy đang nấu đồ ăn sáng. Vị quản gia trình báo vào lúc đó, ông đang chỉ dẫn cho công nhân ở trong phòng khách. Cô hầu gái thì rửa bát. Còn người làm vườn thì tưới cây trong nhà kính.
    Ngay lập tức, bằng nghiệp vụ của mình, thám tử Stevens đã tìm ngay ra được hung thủ đã giết chết ông George.

  4. Viên tướng nọ muốn chọn một người lính thông minh nhất để đề bạt làm sĩ quan chỉ huy. Ông tập trung mọi người trong sân tập rồi nói:
    – Ai có cách gì để lính gác cho ra khỏi sân đường hoàng, vui vẻ, sẽ được thăng chức.
    Mọi người đang vắt óc ra suy nghĩ mà vẫn chưa tìm ra cách nào. Lúc này, một anh lính đến gần lính gác nói duy nhất một câu. Thế là lính gác liền cho anh ta ra ngoài.
    Bạn thử đoán xem anh lính đã nói gì với người lính gác để được ra ngoài?

  5. Lan đến nhà Thanh chơi gặp lúc mẹ Thanh đang chuẩn bị làm cỗ cúng rằm. Biết mẹ Thanh nấu ăn rất giỏi, nên Lan tò mò xuống bếp xem.
    Lan thấy bác bày biện bao nhiêu là rau quả, thịt cá… trên bàn, để chuẩn nấu nướng.
    Lan chợt chú ý tới 5 chiếc bát thủy tinh đựng nước để trên cái bàn nhỏ.
    Thấy Lan tỏ rõ sự tò mò, mẹ Thanh mỉm cười:
    – Đây là 5 bát gia vị: rượu trắng, nước muối, dấm, nước đường, nước sôi. Chúng đều trong suốt, không màu và có thể uống được. Mỗi bát này, cháu chỉ được thử một lần duy nhất, thì liệu cháu có phân biệt được bát nào đựng gì được không?
    Lan lúng túng quá, vì cô bé đã bao giờ phải vào bếp đâu. Bạn hãy giúp Lan với nhé!

  6. Dì đem bé Bạch đến chơi nhà Vũ, cô bé chưa đầy 10 tháng tuổi. Mẹ bế bé Bạch khen:
    – Bé Bạch nhà mình lớn nhanh thật, bây giờ chắc phải 9 cân rồi.
    – Dì ơi, bé Bạch béo thế cơ à? – Vũ tròn mắt ngạc nhiên, vì lúc mới sinh bé Bạch vừa bé lại vừa gầy, làm cả nhà rất lo.
    Vũ nhanh nhẹn lấy cân ra.
    – Bé Bạch, ngoan nào, ngồi lên đây.
    Vũ mang cân ra định cân bé Bạch nhưng chẳng dễ chút nào. Bé rất nghịch, toàn bò xuống. Dì cười nói:
    – Vũ à, thế không cân em được đâu.
    – Vậy dì có cách nào không?
    – Đương nhiên rồi, cháu thử nghĩ xem.
    Vũ ngồi im suy nghĩ.
    Đố bạn Vũ sẽ làm thế nào để biết được trọng lượng của bé Bạch nhỉ?

5
10 tháng 10 2018

1. Anh sẽ rút một mảnh giấy, nuốt nó và nói nhà vua đọc từ được ghi trên mảnh giấy còn lại. Và khi mảnh giấy còn lại là “Không” thì tất cả sẽ đều hiểu rằng mảnh giấy anh này vừa nuốt chính là “Có”.

2.Đó là người hầu gái. Cô ấy nói rằng cô ấy đang đi nhận thư, tuy nhiên thực tế không có bức thư nào được gửi vào chủ nhật.

3. Hung thủ là người đầu bếp vì đang vào buổi tối thứ 7 thì người đầu bếp lại nói là nấu đồ ăn sáng.

4.Đó là câu: “Thôi, mình chả tham gia nữa”. Thế là nghiễm nhiên anh ta được ra ngoài.

5.

Nói là “thử” thôi, chứ cần phải biết có những cách khác nhau, vì ta có 5 giác quan cơ mà. Đầu tiên, sờ tay để tìm ra ngay bát nước sôi. Mũi ngửi sẽ giúp phát hiện ra dấm và rượu.

Còn lại hai bát thì nếm nước trong một bát là biết ngay bát nào đựng nước muối, bát nào đựng nước đường.

6. Đầu tiên cho Vũ cân trước, cho Vũ bế bé Bạch cân lần hai. Sau đó trừ đi trọng lượng của Vũ là ra số cân của bé Bạch. 

10 tháng 10 2018

Nơi để học toán nhưng ko phải là đố vui nhé!

Cho và nhận   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.    Em không thể nhận...
Đọc tiếp

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

0
Cho và nhận   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.    Em không thể nhận...
Đọc tiếp

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật?

1
18 tháng 5 2021

bạn nên mạng cha là dc

Bác sĩ là một trong những nghề cao quý nhất. Họ là những con người luôn tâm huyết với nghề, tận tụy chăm sóc bệnh nhân. Em đã cảm nhận rõ được điều đó khi gặp cô Bích- một bác sĩ về mắt trong buổi khám bệnh tuần trước. Do xem ti vi và chơi điện tử nhiều mà mắt em ngày một kém đi, mẹ nói rằng sẽ cho em đi khám mắt vào cuối tuần. Em rất sợ hãi liệu bác sĩ có mắng mình không?...
Đọc tiếp

Bác sĩ là một trong những nghề cao quý nhất. Họ là những con người luôn tâm huyết với nghề, tận tụy chăm sóc bệnh nhân. Em đã cảm nhận rõ được điều đó khi gặp cô Bích- một bác sĩ về mắt trong buổi khám bệnh tuần trước.

 

Do xem ti vi và chơi điện tử nhiều mà mắt em ngày một kém đi, mẹ nói rằng sẽ cho em đi khám mắt vào cuối tuần. Em rất sợ hãi liệu bác sĩ có mắng mình không? Liệu khám mắt có đau không? Ngồi lên chiếc ghế vừa cao vừa rộng, đối mắt với chiếc đèn lớn trước mắt, em càng lo lắng và căng thẳng hơn. Đang thấp thỏm lo âu, thì bất chợt một nười mặc áo blu trắng bước vào, em đoán chắc hẳn đây chính là bác sĩ của mình đây. Đó là một người phụ nữ còn khá trẻ, vóc người nhỏ nhắn, làn da trắng trẻo, mái tóc ngang vai mềm mại, cô nhìn em bằng ánh mắt dịu dàng như muốn trấn an em. Cô vừa điều chỉnh đèn vừa nhỏ giọng nói:”Đầu tiên cô sẽ kiểm tra mắt của cháu trước, không có gì phải sợ, cố giữ mắt tập trung nhé!”. Em nghiêm túc gật đầu, hít sâu một hơi, cảm giác bồn chồn trong lòng vơi đi phần nào, có lẽ là nhờ giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng của cô mà em thấy bình tĩnh hơn. Việc kiểm tra mắt trở nên nhẹ bẫng và không còn đáng sợ tí nào, xong khâu kiểm tra, cô xoa đầu và khẽ cười khen em dũng cảm. Khi cười lên, cô để lộ hàm răng trắng đều và hai đuôi mắt cong cong lên như vầng trăng chứa đầy trìu mến.


 

Em được chuyển sang đo độ của mắt, mỗi một lần không nhìn thấy chữ trên bảng thị lực, em sẽ phải đổi một mắt kính có số độ lớn hơn, mỗi lần như vậy trông cô vô cùng lo lắng. Trong suốt 10 phút, cô kiên nhẫn thực hiện đo mắt cho em, thậm chí còn nhắc nhở em hạn chế xem ti vi, chơi điện từ và ngồi học đúng tư thế. Lời nói của cô vừa ân cần lại vừa chu đáo, em có cảm giác người trước mắt như một người mẹ thứ hai của mình, quan tâm con từng li từng tí. Tìm được đúng số độ của mắt rồi, em được đưa đến quầy để chọn gọng kính. Cô không ngần ngại đưa em thử vô số loại gọng khác nhau và còn cẩn thận tư vấn loại hợp với khuôn mặt của em. Đến lúc phải ra về, cô đã giúp gọi điện thoại cho mẹ em tới đón, trong khi chờ mẹ tới, em và cô trò chuyện về đủ loại chủ đề nào là bộ phim hoạt hình sắp chiếu, đồ ăn ngon… để em bớt nhớ mẹ.

 

Sau buổi chiều hôm đó, em nhận ra cô không chỉ là một bác sĩ giỏi mà còn là một người tâm lý và tận tâm với nghề nghiệp. Em thật mong muốn sau này có thể trở thành người như cô.

Bài văn tả những đặc điểm gì của người được tả em ghi lại những chi tiết câu văn miêu tả các đặc điểm đó

 
2
8 tháng 2 2022

?????????

8 tháng 2 2022

bạn zero phải đọc hết câu hỏi cơ, với lại
Đọc tiếp...

6 tháng 1 2019

Câu 1 :  Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

Trả lời:

Anh Lê xin việc cho anh Thành. Anh lại đòi cho anh Thành thêm tiền công (thêm năm hào một tháng), thêm quần áo mặc (hai bộ một năm). Anh giải thích vì anh Thành biết chữ Tàu và tiếng Tây.

Câu 2 : Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?

Trả lời:

Anh Thành luôn hỏi anh Lê "Anh là người nước nào?" "Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?" Điều đó chứng tỏ anh luôn nghĩ đến dân, đến nước.

Câu 3 : Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.

Trả lời:

Bốn lời đối thoại cuối giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau. Anh Lê hỏi anh Thành vì sao không xin việc làm ở Sài Gòn nữa? Anh Thành lại nói về sự khác nhau giữa đèn dầu, đèn kì, đèn điện. Anh Lê hỏi anh Thành kể các chuyện đó làm gì? Anh Thành lại nói vì hai người là công dân nước Việt.

Nguyên nhân của sự không ăn khớp này là vì anh Thành luôn nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước, không chú ý câu hỏi của anh Lê.

Câu 4 : Bảo anh, chị, em diễn cùng.

6 tháng 1 2019

1.Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

Trả lời:

Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ở Sài Gòn

2. Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?

Trả lời:

Nhìn chung, các câu nói của anh Thành trong đoạn trích này đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu dân cứu nước. Những câu nói thể hiện trực tiếp của anh Thành về dân về nước là:

*   Chúng ta là đồng bào, cùng máu mủ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

*   Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...

3. Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.

Trả lời:

Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau.

Những chi tiết cho thây câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau là:

-  Anh Lê gặp anh Thành đế báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.

-   Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:

+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì... ờ... anh là người nước nào?

+ Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không xin việc lảm ở Sài Gòn này nữa.

Anh Thành trả lời: ...vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì.

Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không gặp nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-nguoi-cong-dan-so-mot-trang-4-sgk-tieng-viet-5-tap-2-c117a18254.html#ixzz5boitdG1p