7.  Những từ nào trong các câu "Con chỉ có đôi hoa t...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

   Phân các câu dưới đây thành hai loại: câu đơn và câu ghép. Em dựa vào đâu để phân chia như vậy?a) Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.     Câu a là câu đơn b) Nếu trẻ em không được học chữ thì cuộc...
Đọc tiếp

   Phân các câu dưới đây thành hai loại: câu đơncâu ghép. Em dựa vào đâu để phân chia như vậy?

a) Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.     Câu a là câu đơn

b) Nếu trẻ em không được học chữ thì cuộc sống của các em sau này sẽ rất khó thoát khỏi cảnh lạc hậu, tối tăm.Câu b là câu ghép

c) Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.Câu c câu là câu ghép

d) Trong im ắng, hương vườn thơm thoang thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.Câu d là câu đơn

Bài 4

  Vạch ranh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép ở bài tập 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế câu.

Giải hộ mik với ạ

0
9 tháng 2 2021

chọn b nhé

9 tháng 2 2021

tui chon cau b

23 tháng 5 2021

Từ "Gia đình" có thể thay thế cho câu đầu tiên vì gia đình em có 4 ng đồng nghĩa với nhà em có 4 người

Không thay được cho "nhà cô hoa rất đẹp" chỉ ngôi nhà của cô còn nếu thay thì trở thành " gia đình cô hoa rất đẹp" thì nói về các thành vien trong gia đình cô

23 tháng 5 2021

Nhà em có bốn người

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 A.TẤP NẬP, NHỘN NHỊP, SÔI ĐỘNG

B.NHỚ THƯƠNG, LƯU LUYẾN, NHỚ

 
19 tháng 9 2021

hello men

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ IIMÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5Năm học: 2020- 2021(Thời gian làm bài đọc hiểu: 30 phút) [DIV]II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7đ):Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: TRÁI TIM NGƯỜI MẸ         Một cây Bạch Dương xinh đẹp sống trong rừng cùng ba đứa con gái bé bỏng của mình - ba cây Bạch Dương Con non nớt, khẳng khiu. Những ngày giá rét,...
Đọc tiếp

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5

Năm học: 2020- 2021

(Thời gian làm bài đọc hiểu: 30 phút)

 

[DIV]II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7đ):

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

 

TRÁI TIM NGƯỜI MẸ

 

        Một cây Bạch Dương xinh đẹp sống trong rừng cùng ba đứa con gái bé bỏng của mình - ba cây Bạch Dương Con non nớt, khẳng khiu. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xòe cành, xòe lá che mưa, che gió cho con. Ngày nóng, mẹ lại xòe bóng mát che nắng, bảo vệ con mình. Ba cây Bạch Dương Con lớn rất nhanh và lúc nào cũng vui tươi. Ở bên mẹ, chúng chẳng biết thế nào là lo sợ cả.

         Một hôm, cơn mưa dông rất lớn ập đến khu rừng. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương Con run rẩy vì hoảng sợ. Bạch Dương Mẹ xòe cành ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!”. Nhưng Bạch Dương Mẹ còn chưa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói tai vang lên. Tia sét đã đánh trúng Bạch Dương Mẹ, đốt cháy sém cả thân cây. Vẫn nhớ phải bảo vệ các con nên Bạch Dương Mẹ cố hết sức để không bốc cháy. Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững. Không một phút nào Bạch Dương Mẹ không nhớ bảo vệ các con mình. Không một phút nào mẹ quên xòe cành ôm chặt các con. Chỉ đến khi cơn dông hung tợn đã qua, gió đã thôi gầm rú, ánh sáng đã tràn về thì thân Bạch Dương Mẹ mới chịu gục ngã. Khi ngã, Bạch Dương Mẹ vẫn cố thì thầm: “Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy, nhưng trái tim mẹ thì không bao giờ ngừng đập, không bao giờ...”. Nói đến đây, thân cây mẹ đổ gục xuống nhưng không hề làm gãy cành lá của ba đứa con mình.

Từ đó đến nay, xung quanh gốc cây đổ là ba cây Bạch Dương khỏe mạnh, tốt tươi. Bên cạnh đó, một thân cây nằm trên mặt đất, cỏ và rêu phủ đầy. Nếu các bạn có dịp đến nơi ấy trong khu rừng, xin hãy ngồi nghỉ trên thân cây đó – nó mềm mại đến lạ kì! Sau đó, bạn hãy nhắm mắt lại và lắng nghe. Rất có thể bạn sẽ nghe thấy tiếng trái tim đang đập trong đó. Trái tim người mẹ.

                                                                  Ngô Linh Nga                                                                                            

 

Câu 1. Trong rừng, Bạch Dương Mẹ sống cùng ai?

A. Sống cùng các loài cây cổ thụ.

B. Sống cùng ba cô con gái bé bỏng của mình.

C. Sống cùng ba cô con gái thông minh dũng cảm.

D. Sống một mình.

 

Câu 2. Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành.

B. Vẫn nhớ phải bảo vệ các con nên Bạch Dương Mẹ cố hết sức để không bốc cháy.

C. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xòe cành, xòe lá che mưa, che gió cho con.

D. Từ đó đến nay, xung quanh gốc cây đổ là ba cây Bạch Dương khỏe mạnh, tốt tươi.

Câu 3. Bạch Dương Mẹ đã chăm sóc con như thế nào?

A. Bạch Dương Mẹ xòe cành che nắng cho con.

B. Bạch Dương Con lớn nhanh và lúc nào cũng vui tươi.

C. Ngày rét, ngày nóng, Bạch Dương Mẹ đều xòe cành, xòe lá che cho con.

D. Bạch Dương Mẹ lúc nào cũng ôm ấp các con.

 

Câu 4. Dựa vào bài đọc, chọn ý đúng trong các điều nêu dưới đây:

A. Trong khu rừng, một cây Bạch Dương Mẹ già xấu xí sống cùng ba đứa con gái xinh đẹp của mình.

B. Khi cơn mưa dông ập đến khu rừng, ba cây Bạch Dương Con vẫn vui tươi không biết lo sợ gì cả.

C. Thân cây Bạch Dương Mẹ bị đổ gục khi mưa dông chưa tạnh.

D. Vẫn nhớ phải bảo vệ các con nên khi bị tia sét đánh trúng, Bạch Dương Mẹ đã cố hết sức để không bị bốc cháy.  

 

Câu 5. Bạch Dương Mẹ đã làm gì để bảo vệ các con trong cơn dông tố?

A.  Khi bị sét đánh trúng, Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững để  bảo vệ các con mình.

B. Bạch Dương Mẹ bảo các con nép vào thân  cây của mình.

C. Bạch Dương Mẹ cùng ba đứa con chống lại cơn dông tố.

D. Bạch Dương Mẹ bảo các con hãy vươn cao chống đỡ với mưa, gió.

 

Câu 6. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “nguyên lành

A. sứt mẻ              B. hư hại               C. trọn vẹn            D. nguyên vẹn     

 

Câu 7.  Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung câu chuyện trên:

A. Trái tim người mẹ luôn bao dung độ lượng.

B. Người mẹ luôn luôn che chở, bảo vệ cho những đứa con của mình đến hơi thở cuối cùng.

C. Dù gặp phải khó khăn gì, mẹ con cũng luôn ở bên nhau.

D. Chỉ khi nào gặp phải khó khăn mới cần sự che chở của mẹ.

 

Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu “Nếu các bạn có dịp đến nơi ấy trong khu rừng, xin hãy ngồi nghỉ trên thân cây đó – nó mềm mại đến lạ kì!” có tác dụng:

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.

B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

C. Ngăn cách giữa hai bộ phận trong câu.

D. Đánh dấu phần chú thích.

 

Câu 9. Từ in đậm trong câu “Ba cây Bạch Dương Con lớn rất nhanh và lúc nào cũng vui tươi.” có thể thay từ bằng từ:

A. vui vẻ                B. lo lắng                       C. u buồn                D. lạc quan

 

Câu 10. Các câu “Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành.” được liên kết với nhau bằng cách:

A. Thay thế từ ngữ.

B. Dùng từ ngữ nối.

C. Lặp lại từ ngữ.

D. Lặp lại từ ngữ và dùng từ ngữ nối.

 

2
15 tháng 12 2021

Câu 1. B                     Câu 8. D         Câu 9. A    Câu 10. C

Câu 2. A

Câu 3. C

Câu 4. D

Câu 5.A

Câu 6. D

Câu 7. B

15 tháng 12 2021

đây là bài kiểm tra cuối kì bn phải tự làm mới đạt đúng chất lượng điểm chứ

TL: 

C nhé 

@@@@@@@@@@@ 

HT

1. Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào?    Chúng có thể nối với nhau bằng một từ nào khác?- Người mẹ đang bận rộn nấu cơm tối trong bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ.2. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp:a) Khi đọc xong những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động vì ...............b) Khi đọc xong những...
Đọc tiếp

1. Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào?

    Chúng có thể nối với nhau bằng một từ nào khác?

- Người mẹ đang bận rộn nấu cơm tối trong bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ.

2. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp:

a) Khi đọc xong những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động vì ...............

b) Khi đọc xong những dòng chữ của mẹ, cậu bé rất ân hận vì ............

3. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để có câu ghép:

a) ............ cậu bé hiểu được tình yêu của mẹ dành cho mình là vô giá ....... cậu bé vô cùng xúc động.

b) ....... cậu bé hiểu được tình yêu lớn lao của mẹ dành cho mình .... cậu đã không tính công những việc mình làm cho mẹ.

4. Dấu hai chấm trong những câu sau có tác dụng gì?

      - Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí

      - Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.

      - Những giọt nước mắt của con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.

      - Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con: Miễn phí.

      - Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.

      - Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.

3
27 tháng 7 2021

1

nối với nhau bằng dấu "," và từ " và "

có thể nối với nhau bằng từ " thì " ( người mẹ.... thì bất ngờ cậu con trai .... )

2. 

a, .. vì cậu cảm nhận được tình yêu lớn lao của mẹ dành cho mình

b, ... vì đã tính công những việc mình làm cho mẹ 

3.

a, vì... nên...

b, nếu... thì

4.

tác dụng : báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước 

1. Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào?

    Chúng có thể nối với nhau bằng một từ nào khác?

- Người mẹ đang bận rộn nấu cơm tối trong bếp , bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ.

Nối trực tiếp bằng dấu câu

thay thế: thì

2. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp:

a) Khi đọc xong những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động vì  nhận ra mẹ rất yêu thương mình.

b) Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé rất ân hận vì đã tính toán với mẹ những điều nhỏ nhặt trong khi tình yêu của mẹ dành cho mình là vô giá.

3. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để có câu ghép:

a) ...vì......... cậu bé hiểu được tình yêu của mẹ dành cho mình là vô giá ..nên..... cậu bé vô cùng xúc động.

b) ...nếu.... cậu bé hiểu được tình yêu lớn lao của mẹ dành cho mình ..thì.. cậu đã không tính công những việc mình làm cho mẹ.

4. Dấu hai chấm trong những câu sau có tác dụng gì?

      - Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí

      - Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.

      - Những giọt nước mắt của con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.

      - Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con: Miễn phí.

      - Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.

      - Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.

Tác dụng của dấu hai chấm trong câu:

– Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

– Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

5 tháng 11 2021

danh từ: vật chất, câu hỏi

động từ: biết ơn, giải lao, hỏi,

tính từ: ngây ngô, nhỏ nhoi, ý nghĩa

5 tháng 11 2021

danh từ : vật chất , câu hỏi 

động từ :biết ơn ,giải lao ,hỏi 

tính từ : ngây ngô, nhỏ nhoi ,ý nghĩa