Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Người dân Việt Nam tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu nhiên như thần thánh hoặc những vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Gióng cũng là một lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy để kỉ niệm đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.
Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.
Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…
Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để
cầu may.
Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi.
Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…
Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…
Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…
Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ… Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
tham khảo :
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Hằng năm,cứ đến này giỗ tổ Hùng Vương là em lại được bố mẹ cho đi đến đền Hùng ở Phú Thọ để tham dự buổi lễ này. Hình ảnh buổi lễ giỗ tổ Hùng Vương đã in đậm trong tâm trí em.Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này là tất cả mọi người từ mọi cùng miền không kể là ở Bắc , Trung , Nam đều đổ về đền Hùng để tham dự buổi lễ thiêng liêng này. Chính vì vậy mà số lượng người tham dự vô cùng đông nên rất nhộn nhịp và tưng bừng. Ai cũng ăn mặc thật đẹp, trang trọng và đầy phù hợp để vào thắp hương vua Hùng. Do số lượng đông nên mọi người đều không đi xe mà sẽ đi bộ một đoạn dài để tránh tắc đường trông như đi trẩy hội. Ai đấy đều tươi cười hớn hở và trên khuôn mặt lúc nào cũng nở một nụ cười thật tươi. Sau đó mọi người sẽ được đi tham quan từng khu đền Hùng, nơi đây đã trở thành khu di tích lịch sử đầy cổ kính và linh thiêng. Đặc biệt, buổi lễ thực sự bắt đầu với hai hoạt động chính lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Những người có nhiệm vụ rước kiệu vua sẽ mặc trên mình những bộ quần áo đầy đủ sắc màu trông rất đẹp và bắt đầu đi đến chỗ đền thờ các vua Hùng. Bên cạnh đó sẽ là kèn trống vang dội rất đông vui nhộn nhịp. Sau lễ rước kiệu vua sẽ là lễ dâng hương dành cho tất cả mọi người tham dự. Ai cũng thắp hương để tỏ lòng thành kính biết ơn vô hạn đến các vị vua Hùng vì đã có công dựng nước và giữ nước. Không chỉ vậy mọi người còn cầu mong được ban phước lành, mong muốn mọi sự đều như ý thành đạt. Bên cạnh hoạt động chính đó thì nơi đây còn diễn ra rất nhiều trò chơi thú vị thấm đẫm chất dân gian như kéo co, thi đấu vật,… và những hoạt động văn nghệ như hát xoan, triển lãm ảnh tư liệu về lịch sử các vua Hùng…Buổi lễ giỗ tổ Hùng Vương không biết tự bao giờ đã trở thành một hoạt động mang đậm tính thần văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nếu ai chưa từng tham dự buổi lễ này thì hãy thử tham gia một lần, chắc chắn nó sẽ không làm các bạn thất vọng đâu.
tham khảo
Hơn ai hết, cảm xúc của các bậc phụ huynh, thầy cô và học sinh vào sáng ngày 5.9 luôn rất vui tươi, tràn đầy động lực và niềm tin cho một năm học mới nhiều thành công mới, thắng lợi mới.
Ngày khai giảng, ngày hội đến trường năm nay thật đặc biệt!. Các em ở nhà, không đến trường … chỉ gặp nhau trước màn hình công nghệ qua zoom, google meet ... Mọi thứ đều có thể chuẩn bị đầy đủ qua màn ảnh nhỏ nhưng có lẽ cảm xúc của mỗi người không thể vẹn nguyên như những ngày tựu trường của những năm trước. Đâu đó các các nhà giáo, các em học sinh sẽ có chút bồi hồi, bâng khuâng và lắng đọng. Chúng ta sẽ không được thưởng thức những tiết mục văn nghệ sôi nổi chào đón năm học mới, không có hình ảnh thầy/cô hiệu trưởng tiến lên sân khấu đánh trống khai trường với ba hồi chín tiếng đánh dấu một cột mốc chuyển giao giữa những ngày hè sân trường vắng vẻ với một năm học mới. Tiếng trống liên hồi như thúc giục học sinh không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện … Cũng không thấy hình ảnh ôm nhau vui đùa mừng rỡ của các em học sinh khi gặp bạn bè mới, thầy cô mới, trường mới sau những ngày hè thật dài...
Thương lắm học sinh ở năm học trước đã không được dự lễ tổng kết cuối năm, chia tay vội vã trên màn ảnh nhỏ với thầy cô chủ nhiệm và bạn bè… Đầu năm học mới cũng không thể có ngày tựu trường đúng nghĩa… Dịch bệnh đã lấy đi quá nhiều thứ trong mỗi chúng ta.
Qua đó mới thấy mỗi chúng ta hãy giáo dục chính bản thân mình và học sinh luôn trân trọng từng phút giây hạnh phúc của hiện tại, sống hết mình cho hôm nay vì chúng ta không thể biết trước ngày mai có nhiều sự thay đổi đến quá đỗi bất ngờ!.
Ngày 5 tháng 9 năm 2011 vừa qua, trường em long trọng tổ chức buổi lễ khai giảng năm học mới.
Lễ đài được trang trí giản dị nhưng trông thật long trọng và đẹp mắt. Một tấm phông đỏ nổi bật hàng chữ trắng: Lễ khai giảng năm học mới 2011 - 2012. Một dãy bàn phủ khăn xanh, có bày những lọ hoa rực rỡ là nơi dành cho các vị đại biểu. Lá cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh cột. Từng tốp, từng nhóm đội viên với đồng phục áo trắng, quần xanh, khăn quàng đỏ thắm trện vai đang túm tụm chuyện trò. Đúng 7 giờ 30 phút buổi lễ bắt đầu. Tiếng chị Liên đội trưởng vang to: “Nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu đến dự lễ khai giảng năm học 2011 - 2012 với trường chúng ta”. Lập tức, tiếng trống hòa cùng tiếng vỗ tay rộn rã vang lên. Khi các vị đại biểu đã ngồi vào chỗ, thì tiếp theo là lễ đón các em học sinh lớp 6 mới vào trường, tiếng chị Liên đội trưởng lại vang lên: “Mời bác Phan Thế Duệ, bác Nguyễn Chiếm Sơn cùng cô Hiệu trưởng ra đón các em”. Các em học sinh cùng cô giáo chủ nhiệm diễu hành qua lễ đài. Các em trong trang phục áo trắng, váy mini jupe, khăn quàng đội viên, trên tay là những bông hoa, những quả bóng bay vẫy chào. Khi các em đã vào đúng chỗ của lớp mình, chị Liên đội trưởng mời các vị đại biểu và các thầy cô giáo cùng toàn thể trường đứng lên làm lễ chào cờ. Cả sân trường im phăng phắc, những tiếng xì xào cuối cùng cũng lặng hẳn. Tiếng chị Liên đội trưởng dõng dạc vang lên:
- Nghiêm! Chào cờ... chào!
Tất cả các vị đại biểu, các thầy cô giáo và các học sinh ngẩng cao đầu, chăm chú hướng lên lá cờ Tổ quốc. Toàn Liên đội hát vang bài Quốc ca hùng tráng. Những trang sử oanh liệt của dân tộc dường như sống lại. Bài đội ca liên tiếp sau đó cũng đã sôi nổi như khí thế của lớp lớp đội viên hôm nay đang nối bước tiếp cha anh xây dựng nước nhà. Sau phần nghi lễ, chương trình lễ khai giảng tiếp tục trong không khí nghiêm túc. Tất cả các thầy cô giáo cùng các học sinh của trường hết sức vui mừng được đón bác Phan Thế Duệ đến dự. Các bác của Phòng giáo dục, Ủy ban nhân dân, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo cùng tất cả các học sinh của trường cũng đến dự đông đủ. Sau phần giới thiệu đại biểu, phút sinh hoạt truyền thống bắt đầu. Cô Lan Hương giới thiệu cô Liên - Hiệu phó - lên đọc thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường. Em như thấy Bác hiện ra trước mắt với nụ cười hiền hậu trên môi và ánh mắt dịu hiền đang trìu mến nhìn chúng em. Chúng em ghi lòng tạc dạ lời Bác dạy trong thư: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu, được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu."
Nghe cô Hiệu phó đọc thư mà em thầm tự nhủ: mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu. Cô Liên đọc thư xong, cô Hiệu trưởng lên phát biểu, cô biểu dương những thành tích học tập trong năm học 2010 - 2011, cô khen ngợi những học sinh có thành tích xuất sắc trong năm. Sau khi phát biểu xong, cô đánh một hồi trống khai trường thật dài. Tiếng trống mở ra một năm học mới đầy khó khăn và cũng đầy ước mơ, hy vọng. Những quả bóng bay xanh đỏ tím vàng rực rỡ của các em lớp 6 bay lên bầu trời trong xanh. Tiếp theo, bác Phan Thê Duệ lên phát biểu. Bác rất mừng khi thấy thầy trò trường năng khiêu đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong năm vừa qua và bác mong rằng trong năm học tới, thầy trò cả trường sẽ đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa. Bác còn kể chuyện ngày xưa bác đi học như thế nào? Thầy cô, trường lớp ra sao? Bác nói vui: “Nhìn các cháu hân hoan, vui mừng trong ngày khai trường, bác ước ao được bé lại như các cháu để cùng được cắp sách đến trường như thế này. Bác chúc các cháu cùng các thầy, cô giáo đạt được nhiều thành tích cao hơn”. Bác Duệ phát biểu xong. Chị Hương Ly lớp 9 Anh lên góp vui bằng tiết mục văn nghệ đảnh đàn oócgan bài Tiến lên đoàn viên. Sau tiết mục của chị Hương Ly, bạn Mai Trang lớp 7 Anh cũng lên góp vui bằng bài hát Niềm vui của em. Hết tiết mục văn nghệ của bạn Mai Trang cũng là kết thúc buổi lễ khai giảng.
Chúng em ra về, lòng vẫn hướng về lá cờ Tổ quốc với một ý chí quyết tâm cao của một năm học mới đang chờ phía trước.
HT
cậu tham khảo :
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
hc tốt
Trường em tổ chức an toàn giao thông rất hay.
NGẮN GỌN DỄ HIỂU CHẤM HÊT
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ và quan trọng là sự vất vả của cha ông trong quá trình giữ nước xưa kia. Lễ hội cũng giúp em hiểu thêm những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước và từ đó em càng yêu thêm nước mình và càng trân trọng hạt lúa được làm ra.
Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ, nhằm tôn vinh những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước
1. văn bản thuộc loại văn bản thuyết minh
2. sự kiện được thuật lại trong đoạn trích là lễ hội đền Cuông. Sự kiện đó diễn ra tại Nghệ An. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng hai âm lịch hàng năm.
3. Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian vì tác giả liệt kê các sự kiện từ ngày 12 tháng 2, ngày 14 tháng 2, chiều tối ngày 14 tháng 2, tối ngày 14 tháng 2, sáng ngày 15 tháng 2, ngày 16 tháng 2 ....
4. Công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn là để tách 2 vế trong một câu ghép.
5. Học sinh viết đoạn văn trình bày ý nghĩa của sự kiện và giá trị của các lễ hội dân gian, chú ý hình thức từ 5-7 câu. Gợi ý:
- Ý nghĩa của sự kiện: thể hiện lòng biết ơn đối với người anh hùng có công lao to lớn với dân tộc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn.
- Giá trị của các lễ hội dân gian: giữ gìn và lưu truyền những phong tục văn hóa tốt đẹp; mang dấu ấn của những truyền thống dân tộc tốt đẹp....