Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Đặc điểm dân cư xã hội châu Á:
Dân số đông: Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới, chiếm khoảng 60% dân số toàn cầu. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Tỷ lệ gia tăng dân số: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao ở nhiều quốc gia, gây ra nhiều thách thức về kinh tế, xã hội, môi trường.
Thành phần dân tộc đa dạng: Châu Á có nhiều dân tộc, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa khác nhau. Mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng biệt, tạo nên sự đa dạng văn hóa của châu lục.
Đô thị hóa: Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều thành phố lớn xuất hiện, kéo theo các vấn đề về nhà ở, giao thông, ô nhiễm môi trường.
Tôn giáo: Châu Á là nơi khởi nguồn của nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo, Hindu giáo, Thiên Chúa giáo, Khổng giáo...
Trình độ phát triển: Trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các quốc gia, khu vực. Một số nước có nền kinh tế phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao; một số nước còn chậm phát triển, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
Nền văn hóa đa dạng: Châu Á có nền văn hóa lâu đời, đa dạng và phong phú, với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận.
2. Ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:
Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:
Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa với lượng mưa lớn và nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nhiệt đới như lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả.
Khó khăn: Các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, bão gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Ảnh hưởng đến phân bố sinh vật:
Đa dạng: Khí hậu đa dạng tạo ra các kiểu thảm thực vật phong phú như rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc...
Phân bố: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố các loài động vật, thực vật.
Ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế:
Thương mại: Khí hậu ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch, khai thác và chế biến khoáng sản, thủy sản.
Giao thông: Thời tiết xấu có thể gây gián đoạn các hoạt động giao thông.
Ảnh hưởng đến cuộc sống:
Sức khỏe: Khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, sốt rét...
Sinh hoạt: Khí hậu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời.
Ý nghĩa trong việc bảo vệ tự nhiên:
Bảo vệ rừng: Rừng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ đất, chống xói mòn, là môi trường sống của nhiều loài động thực vật. Cần có các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh.
Sử dụng hợp lý nguồn nước: Nguồn nước là tài nguyên quý giá, cần được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Cần có các biện pháp bảo vệ nguồn nước, chống ô nhiễm nguồn nước.
Phòng chống thiên tai: Cần có các biện pháp phòng chống thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất.
Phát triển năng lượng tái tạo: Cần tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện để giảm thiểu tác động đến môi trường.
Giảm thiểu khí thải: Cần có các biện pháp giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ bầu khí quyển.
Tóm lại, đặc điểm dân cư xã hội châu Á rất đa dạng và phức tạp, đặt ra nhiều thách thức trong quá trình phát triển. Khí hậu có vai trò quan trọng đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên, cần có các biện pháp khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường bền vững.
1.
a ) Nền công nghiệp hiện đại :
- Cuộc cách mạng công nghiệp từ những năm 60 của TK XVIII.
-> Đới ôn hòa là nơi có nền công nghiệp phát triển sớm nhất ( cách đây 250 năm ) .
- Trang bị nhiều máy móc , thiết bị tiên tiến .
->3/4 sản phẩm công nghiệp của Thế giới là do đới ôn hòa cung cấp .
b) Cơ cấu đa dạng :
-Công nghiệp khai thác : Khai thác khoáng sản ; khai thác rừng ; ... Phân bố ở Đông Bắc Hoa Kỳ , Uran ; Xibia ; Phần Lan ; Canada .
nguyên nhân , hậu quả : Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông ờ đới ôn hoà đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. Hằng năm, các nhà máy và các loại xe cộ hoạt động ở Bắc Mĩ. châu Âu. Đông Bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải. Gió đưa không khí bị ô nhiễm đi xa có khi đến hàng trăm, hàng nghìn kilômét. Hậu quả là tạo nên những trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người...
Con người cần :
- Thực hiện nghị định thư ki ô tô.
- Ko xả rác bừa bãi .
- Bảo vệ tầng ôzôn .
- Ngăn khí thải bị thải lên bầu trời .
- Ra sức tuyên truyền .
- Trồng cây xanh .
- các môi trường địa lý :
+ môi trường xích đạo ẩm
+ môi trường nhiệt đới
+ môi trường nhiệt đới gió mùa
+ môi trường hoang mạc
+ môi trường đới ôn hòa
+ môi trường đới lạnh
+ môi trường vùng núi
- việt nam thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa
- đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa :
+) Mùa mưa: tháng 5 - 10; có gió mùa hạ mát, gây mưa.
+ Mùa khô: tháng 11 - 4 (năm sau); có gió mùa đông lạnh khô.
+)Nhiệt độ trung bình trên 20-độ-C.
+)Mưa trung bình trên 1000mm.
+)Thời tiết diễn biến thất thường: hạn hán, lũ lụt...
+)Nhịp điệu mùa ảnh hưởng sâu sắc đến cảnh vật thiên nhiên và đời sống con người.
+)Thảm thực vật đa dạng: rừng rậm, đồng cỏ cao nhiệt đới, rừng vụng lá vào mùa khô, rừng ngập mặn...
+)Động vật trên cạn dưới nước đều phong phú.
+)Là nơi trồng cây công nghiệp và lương thực.
+)Là nơi tập trung đông dân trên thế giới.
Nêu thực trạng về vấn đề bảo vệ môi trường
a) Bảo vệ môi trường không khí
-Bảo vệ môi trường không khí hiện cũng là vấn đề được nhà nước rất quan tâm, chú trọng song bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bất cập trong công tác thực hiện.
-Người dân đã được tuyên truyền ,nhắc nhở-để nâng cao ý thức góp phần bảo vệ môi trường
-Các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp đây là nguyên nhân chính, gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước. Các hoạt động sản xuất giờ đã được nhà nước quản lí chặt chẽ hơn
...........
b) Bảo vệ môi trường nước
-Các hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường nước đã và đang được xây dựng ,hoàn thiện
-Nhà nướcđang đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.
-Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường.
.........
câu 6:
Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá
câu 1:
Nơi tập chung dân cư đông: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu, Tây Phi
Nơi thưa dân: Bắc Á, Bắc Âu, Bắc Mĩ, Bắc Phi, Trung Á
- Những nơi có điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện là nơi dân cư tập chung đông
- Những nơi có điều kiện sinh sống khó khăn như vùng núi, vùng sâu, vùng xa... dân cư thưa thớt
Câu 4:
Dân số đông gia tăng dân số nhanhđã đẩy nhanh độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng nagyf càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch...
- Biện pháp:
+ Giamr tỉ lệ gia tăng tự nhiên
+ Phát triển kinh tế nâng cao đời sống và nhận thức của nhân dân
Câu 1:
Dân cư thế giới phân bố không đều.
- Giữa các bán cầu:
+ Giữa 2 bán cầu Bắc và Nam thì dốngố thế giới chủ yếu tập trung ở bán cầu Bắc.
+ Giữa 2 bán cầu Đông và Tây thì dân số thế giới chủ yếu tập trung ở bán cầu Đông.
+ Nguyên nhân:Do sự phân bố đất liền chênh lệch giữa các bán cầu với nhau.Châu Mỹ ở bán cầu Tây lại là nơi được phát hiện muộn nên có lịch sử khai thác muộn hơn các châu lục khác.
- Giữa các lục địa với nhau:Đa số dân cư tập trung ở lục địa á-Âu.
- Giữa các khu vực với nhau,cụ thể là:
+ Các khu vực thưa dân có mật độ dân số < 10 người/km2 là Bắc Mỹ(Canađa và phía Tây Hoa kỳ),Amadôn,Bắc Phi,Bắc á(Liên bang Nga),Trung á,Ôxtrâylia.
+ Các khu vực tập trung đông dân:Đông á,Đông nam á,Nam á,Tây và Trung Âu.
Sự phân bố dân cư không đều do tác động đồng thời của các nhân tố tự nhiên và KTXH.
* Nhân tố tự nhiên.
- Những nơi dân cư tập trung đông đúc thường là:
+ Các vùng đồng bằng châu thổ các con sông,có đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất,có địa hình bằng phẳng thuận tiện cho đi lại.
+ Các vùng có khí hậu ôn hoà,ấm áp,tốt cho sức khoẻ con người và thuận lợi cho các hoạt động sản xuất.
- Những nơi dân cư thưa thớt thường là:
+ Những nơi có địa hình địa chất không thuận lợi như vùng núi cao,đầm lầy…
+ Những nơi có khí hậu khắc nghiệt như nóng quá,lạnh quá hay khô quá…
* Nhân tố kinh tế-xã hội.
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
C1: Dân số năm 2001 là 6,16 tỉ người.
Tháp tuổi cho ta biết:
- Kết cấu theo độ tuổi của dân số: có bao nhiêu người ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.
- Kết cấu theo giới tính của dân số: có bao nhiêu nam, nữ ở tầng lớp ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.
C2: Sự phân bố thế giới không đồng đều .
Căn cứ vào số liệu mật độ dân số để biết sự phân bố dân cư trên bản đồ
C3
2.Bờ Tây lục địa ở đới ôn hòa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió tây ôn đới nên có khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.
1. - Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường.
- Tính đa dạng của thiên nhiên thay đổi theo thời gian và không gian.
- Các kiểu môi trường cũng thay đổi từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
mong mọi người giải giúp mình với nhé mình cảm ơn rất nhiều ạ