Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Bài viết tham khảo:
Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.
Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…
Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sườn vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sườn…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.
Người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.
Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.
- Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh.
- Sử dụng ngôn ngữ, phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.
- Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: miêu tả, biểu cảm, nghị luận…
- Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.
Bài viết tham khảo:
Hình ảnh những người lính hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn đã trở nên quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Họ là những anh hùng của dân tộc những người không sợ hy sinh để chiến đấu bảo vệ hòa bình cho đất nước. Công lao to lớn ấy mà họ đã trở thành hình tượng cao đẹp cho các văn nghệ sĩ mà Phạm Tiến Duật cũng thế. Gắn liền với tên tuổi của ông là bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 mất năm 2007 quê ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Năm 1946 ông gia nhập vào quân đội hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Hai hình tượng nổi bật trong thơ của Phạm Tiến Duật là người lính và những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ của ông có giọng điệu sôi nổi trẻ trung ngang tàn tinh nghịch giàu chất lính.
Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết vào năm 1969 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra gay go ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969.
Khi phân tích bài thơ ta có thể chia làm 3 phần. Phần thứ nhất gồm hai khổ thơ đầu với nội dung là tư thế hiên ngang ra trận của người lính, phần thứ hai gồm bốn khổ thơ tiếp theo nêu lên tinh thần dũng cảm lạc quan và phần thứ ba là khổ thơ cuối cùng nêu lên ý chí chiến đấu. Bên cạnh đó cũng có thể chia thành hai ý chính để phân tích là hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe Trường Sơn xuyên suốt bài thơ.
Về nội dung qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính bài thơ đã khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ với tư thế hiên ngang tinh thần lạc quan dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Để xây dựng thành công nội dung cũng không thể không kể đến sự góp mặt của những nét nghệ thuật đặc sắc. đó là thể thơ tự do ngôn ngữ thơ ngang tàn tinh nghịch giàu tính khẩu ngữ tự nhiên khỏe khoắn và việc sử dụng một loạt các biện pháp nghệ thuật như so sánh nhân hóa hoán dụ điệp từ liệt kê đối lập đảo ngữ động từ mạnh và điệp cấu trúc.
Năm tháng dần trôi những công lao to lớn của các anh đã được ghi chép đầy đủ trong kho tàng lịch sử nước nhà cũng như trong thơ ca. Đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính càng khơi dậy trong em niềm tự hào về những vị anh hùng của dân tộc đã hi sinh xương máu của mình đến ngày nay chúng ta có được một cuộc sống yên bình và tươi đẹp.
Bảng 1: Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
So sánh | Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội |
Điểm tương đồng | Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan. | |
Điểm khác biệt | - Miêu tả đối tượng/quy trình và trình bày phương diện của đối tượng/quy trình. - Tập trung giới thiệu một vài điểm đặc sắc và làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng, quy trình. | - Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo. - Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu |
Bảng 2: Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
So sánh | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội | Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
Điểm tương đồng | Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan. | |
Điểm khác biệt | - Giải thích vấn đề cần bàn luận và trình bày được hệ thống luận điểm quan điểm của người viết. - Lập luận đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ, khách quan, chính xác để làm rõ những luận điểm đã nêu. - Đưa ra một số ý kiến trái chiều và làm rõ những ý kiến → Làm nổi bật hơn sự đúng đắn của những luận điểm đã đưa ra. | - Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo. - Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu |
Mở đầu | Xác định và nêu được đúng đối tượng đề bài yêu cầu |
Nội dung | - Miêu tả bao quát đối tượng - Miêu tả cụ thể từng phương diện của đối tượng theo trình tự hợp lý - Giới thiệu được một số nổi bật của đối tượng - Chỉ ra vai trò, ý nghĩa, giá trị của đối tượng |
Cách trình bày và diễn đạt | - Các câu văn, đoạn văn cần có sự liên kết với nhau. - Nội dung viết mạch lạc, rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, dễ tiếp cận người đọc. - Lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để làm tăng hiệu quả thuyết minh - Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm cho bài viết cụ thể, sinh động, người đọc dễ hình dung về đối tượng thuyết minh - Không sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành, những từ ngữ địa phương, không sai chính tả, lỗi dùng từ... |
Kết thúc | Tổng kết lại vấn đề, đánh giá chung và nêu cảm nhận về đối tượng. |
Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường
MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học
TB:
* Khái niệm bạo lực học đường
- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn
- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục
* Biểu hiện
- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè
- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè
- Thầy cô xúc phạm tới học sinh
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường
- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm của gia đình
- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả
* Nguyên nhân
- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực
* Hậu quả
Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
- Khiến gia đình đau thương, bất ổn
Bới người gây ra bạo lực
- Phát triển không toàn diện
- Mọi người xa lánh, chê trách
* Biện pháp
- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò
- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con
- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân
Kết bài
Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh: bánh chưng.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc và hình dáng, đặc điểm của bánh chưng
- Nguồn gốc: gắn liền với câu chuyện "Bánh chưng bánh giầy" và nhân vật hoàng tử Lang Liêu.
- Hình dáng, đặc điểm: vuông vức.
b. Nguyên liệu để làm bánh chưng
- Nguyên liệu bên ngoài: lá dong hoặc lá chuối.
- Nguyên liệu bên trong: nếp, đậu xanh, thịt mỡ.
c. Cách thức làm bánh
- Gói bánh
- Nấu bánh
- Thưởng thức bánh
d. Ý nghĩa của bánh chưng
- Là một món ăn tiêu biểu tượng trưng cho ngày Tết.
- Ẩn dụ cho ý niệm cho mong ước về cuộc sống ấm no.
- Đề cao thành tựu nông nghiệp cùng nền văn minh lúa nước.
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa và tác dụng của bánh chưng trong đời sống tinh thần, tâm thức của người Việt.
* Đoạn mở bài:
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Từ bao đời nay, bánh chưng đã như một món ăn gắn bó, sum vầy, mang đậm hương vị Tết cổ truyền dân tộc.
* Đoạn thân bài:
Bánh chưng thường được dùng để cúng ông bà tổ tiên, mang làm quà biếu tặng mỗi dịp Tết đến xuân về, vừa gần gũi lại vừa lịch sự. Bóc bánh chưng, màu bánh phải xanh màu lá dong, gạo phải mềm và chín tới mới ngon. Bánh chưng không cắt bằng dao mà dùng chính lạt gói bánh để cắt rất dễ dàng. Lớp vỏ bánh dính chặt và thơm mùi gạo nếp, mùi lá dong, đỗ bở tới, quyện với thịt lợn và hành tươi tạo nên một hương vị độc đáo và riêng biệt. Bánh chưng thường được ăn kèm với hành muối và dưa món,… Những chiếc bánh chưng trong mâm cơm ngày Tết vừa là món ăn thân thuộc vừa là mong chờ và niềm chúc cho những điều tốt đẹp trong năm mới sẽ đến với mỗi gia đình.
Chọn bàn về các vấn đề thời sự:
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Bảo vệ môi trường
+ Phòng chống thiên tai
Chọn bàn về việc an toàn thực phẩm
MB: Giới thiệu và đặt vấn đề về vấn nạn thực phẩm bẩn
Ngày nay vấn nạn thực phẩm bẩn đang đe dọa nghiêm trọng tới đời sống con người.
TB:
Giải thích
- Con người tự tạo ra nguồn thức ăn thông qua việc lao động, sản xuất, canh tác, trồng trọt
- Nhưng ngày nay, một số bộ phận người đang tạo ra những nguồn thực phẩm có hại tới sức khỏe của cộng đồng
- Vấn đề thực phẩm bẩn trở thành hiện tượng phổ biến, tồn tại từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu...
- Nhu cầu về thực phẩm là thứ yếu, mỗi ngày của con người, thực phẩm bẩn đã khiến con người buộc phải động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng
* Hậu quả
- Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư...
- Tâm lí hoang mang cho xã hội
- Thực phẩm bẩn có giá rẻ hơn thực phẩm sạch, dễ dàng tạo ra thực phẩm bẩn hơn
Nguyên nhân
- Do những người sản xuất thực phẩm ích kỉ, chạy theo lợi nhuận, họ cũng là những người thiếu kiến thức
- Công nghiệp sản xuất hàng loạt, đưa hóa chất bảo quản, những chất cấm vào tạo ra thức ăn, đồ uống
- Kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận khổng lồ
* Giải pháp
- Nâng cao ý thức của người dân, người sản xuất
- Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất không đảm bảo yêu cầu vệ sinh
- Người mua hàng cần tỉnh táo lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
KB: Thực phẩm bẩn trở thành nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng sức khỏe, hoang mang cho người dân
- Cần tạo ra mức giá ổn định, phù hợp cho người sản xuất
Câu 2:
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
- Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
- Nội dung: Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
+ Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.
+Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/bien-phap-tu-tu-hien-tai-la-nguyen-khi-quoc-gia