Viết đoạn văn cảm nhận của em về lời ru của mẹ trong bài...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2022

\(\frac{1}{2} : \frac{9}{2}

1 tháng 3 2022

Hỏi chấm

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
Đề bài 02:   Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:        “Giặc đã đến chân núi Trâu[ Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ  mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội....
Đọc tiếp

Đề bài 02:   Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

        Giặc đã đến chân núi Trâu[ Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ  mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi  thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

                                               (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1, trang 17)

Câu 1: Tóm tắt sự việc nêu trong đoạn văn bằng một câu văn.

Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “tráng sĩ”. Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” có ý nghĩa gì?

Câu 3: Chi tiết: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” có ý nghĩa gì?

Câu 4:a.Theo em, việc lập đền thờ  Thánh Gióng ở làng Phù Đổng và hàng năm mở hội Gióng có ý nghĩa gì? 

b. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

 

c. Truyện muốn ca ngợi điều gì? Từ điều đó, em hãy rút ra bài học cho  bản thân em.   

0
I. Đọc hiểu : (5.0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Bầm ơi, sớm sớm chiều chiềuThương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!Con đi trăm núi ngàn kheChưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầmCon đi đánh giặc mười nămChưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. (Bầm ơi!, Tố Hữu)Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?Câu 2 (0,5 điểm) Nội dung...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu : (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

(Bầm ơi!, Tố Hữu)

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

Câu 2 (0,5 điểm) Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Câu 4 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên?

Câu 5: (2.0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn 5 – 7 câu cảm nhận về hình ảnh người mẹ và tình cảm của người con trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 từ láy (gạch chân và chú thích)

II. Làm văn ( 15 điểm)

Câu 1 ( 5 điểm) Từ đoạn thơ trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng hiếu thảo với mẹ.

Câu 2. (10 điểm)

Môt buổi sáng, em đi đến trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện buồn của hoa.

 

 

 

0
13 tháng 12 2021

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

Câu 2:

- Nội dung chính của đoạn thơ: Từ hình ảnh cây tre Việt Nam, tác giả thể hiện những vẻ đẹp trong tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng ở trong đoạn thơ: nhân hóa, so sánh

- Tác dụng:

+ Giúp câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi tả, gợi cảm

+ Sự vật trở nên có hồn hơn, mang sắc thái, dáng vóc của con người.

+ Qua việc khắc họa hình ảnh cây tre, tác giả đã bộc lộ, đặc tả những phẩm chất vốn có của con người Việt Nam.

Câu 4:

Hình tượng cây tre trong hai câu thơ đã thể hiện, khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó vì con. Đây cũng chính là điểm độc đáo đồng thời cũng chính là sự sáng tạo của nhà thơ. Mượn hình ảnh cây tre cùng thủ pháp nhân hóa, tác giả không chỉ khiến cây tre trở nên có hồn hơn, mang sắc thái như con người vừa ẩn hiện lấp ló đằng sau hình ảnh cây tre ấy chính là hình ảnh người mẹ lam lũ, chịu thương chịu khó, dãi dầm mưa nắm. Không quản ngại khó khăn để kiếm miếng cơm manh áo nuôi con. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tình yêu bao la đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng.

13 tháng 12 2021

bạn ơi bài này chìu này mik vừa học xog nhưng câu 4 bn tự nghĩ nhé

câu 1: PTBĐ chính trong đoạn thơ trên là biểu cảm

câu 2: nội dung chính của đoạn thơ trên là nói lên phẩm chất tốt đẹp của cây tre

câu 3: 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trog đoạn thơ trên là nhân hóa và ẩn dụ

Đề kiểm tra về thơ (có yếu tố miêu tả vả tự sự) Đề kiểm tra về thơ (có yếu tố miêu tả vả tự sự) Phần một - Đọc hiểu (6đ): Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi kế tiếp Anh bộ đội và tiếng nhạc la Anh bộ đội xắn quần đi trong mưa Bầy la theo rừng già, rừng thưa Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ Còn có tiếng nhạc trên cổ la Những cây nấm nâu, màu nâu già Tự...
Đọc tiếp
  • Đề kiểm tra về thơ (có yếu tố miêu tả vả tự sự)

 

Đề kiểm tra về thơ (có yếu tố miêu tả vả tự sự)

 

Phần một - Đọc hiểu (6đ):

 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi kế tiếp

 

Anh bộ đội và tiếng nhạc la

 

Anh bộ đội xắn quần đi trong mưa

 

Bầy la theo rừng già, rừng thưa

 

Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ

 

Còn có tiếng nhạc trên cổ la

 

Những cây nấm nâu, màu nâu già

 

Tự dưng thức dậy bên vòm lá

 

Những bông hoa chưa có tên hoa

 

Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng

 

Tiếng nhạc trên cổ la rung rung

 

Đã sáu năm là bài hát của rừng

 

Có những con đường hoang dại lắm

 

Chỉ in chân la và chân anh.

 

Những con đường xa, con đường xanh

 

Sáng lên viên đạn vàng căm giận

 

Cần mẫn bầy la đi ra trận

 

Bao gùi hàng hồi hộp trên lưng..

 

Hoàng Nhuận Cầm

 

* Câu hỏi:

 

Câu 1. Xác định thể thơ và những dấu hiệu nhận biết chúng thuộc bài thơ trên?

 

Câu 2. Anh bộ đội và bầy la làm nhiệm vụ gì, trong hoàn cảnh nào của đất nước? Những hình ảnh, chi tiết nào cho thấy điều đó ?

 

Câu 3. Bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. Hãy xác định nội dung tự sự, đối tượng được miêu tả và tác dụng của chúng trong bài thơ.

 

Câu 4. Bức tranh nhiên thiên và sự gian khó mà anh bộ đội gặp trên đường thực hiện nhiệm vụ được gợi tả như thế nào ? Phân tích những biểu hiện ấy ?

 

Câu 5. Xác định nghệ thuật và phân tích hiện thực và cảm xúc được thể hiện trong 2 câu thơ sau:

 

Cần mẫn bầy la đi ra trận

 

Bao gùi hàng hồi hộp trên lưng…

 

Câu 6. Suy nghĩ của em về cống hiến của các chú bộ đội trong chiến tranh và trong cuộc chống Covid ở thành phố Hồ Chí Minh, trong cả nước. (bằng đoạn dài từ 6-8 câu) .

0
 BT3.Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi           Bão bùng thân bọc lấy thânTay ôm tay níu tre gần nhau thêm                    Thương nhau tre không ở riêngLũy thành từ đó mà nên hỡi người                     Chẳng may thân gãy cành rơi       Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng           Nòi tre đâu chịu mọc cong    Chưa lên đã nhọn như chông...
Đọc tiếp

 

BT3.Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi

          Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm           

         Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người            

         Chẳng may thân gãy cành rơi

       Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng           

Nòi tre đâu chịu mọc cong

    Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường           

          Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

Câu 1. Đoạn thơ viết theo thể thơ nào, vì sao?

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 3. Nêu hai biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên.

Câu 4. Em hiểu ntn về hai dòng thơ: “Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con”.

0

Bạn tham khảo nha!

“Tôi van ông... Tôi xin ông... Đó là nguyện vọng cuối cùng của tôi... mong ông chấp nhận... Trời ơi! Các con tôi chết đói mất!”.

Tiếng van xin não ruột từ đâu vọng đến khiến em chú ý. Em vùng dậy ra mở cửa. Đến gần ao cá đầu làng, em nghe thấy trong lều trông cá có tiếng người lao xao. Trước cửa lều, một con cò mình mẩy ướt đẫm đang nằm thoi thóp. Em chợt hình dung ra câu chuyện về mẹ con nhà cò...

- Mẹ ơi! Chúng con đói quá!

- Ngủ đi các con! Cố ngủ cho quên đói. Sáng mai mẹ về sẽ có cá cho các con ăn.

Cò mẹ vừa nói vừa âu yếm vuốt nhẹ lên đầu từng đứa con. Trong đầu cò mẹ cứ xoáy lên câu hỏi: “Làm thế nào bây giờ? Biết tìm đâu ra mồi trong lúc đêm hôm khuya khoắt như thế này?”.

Bỗng có tiếng lao xao của mấy chị vạc bay ngang qua. Cò mẹ nghĩ: “Hay là mình thử đi kiếm ăn đêm như họ xem sao. Biết đâu may ra mình lại kiếm được chút gì cho lũ con chăng?!”.

Nhìn các con ngủ chập chờn trong cơn đói, lòng cò mẹ như lửa đốt. Cò mẹ thầm thì:

- Các con ngủ ngoan nhé! Mẹ đi một lát sẽ về ngay!

Lũ cò con nhao nhao:

- Mẹ cố kiếm cái gì cho chúng con ăn mẹ nhé!

Hướng về phía cánh đồng, cò mẹ bay đi. Khung cảnh ban ngày thân quen là thế mà sao ban đêm trở nên lạ hẳn. Cò không biết là mình đã bay đến đâu. Bỗng thấy ở dưới có vệt đen mờ, trông như một cành cây, cò mẹ nghĩ bụng: “Ta nghỉ chân một chút đã”.

Cò mẹ vừa đặt chân lên thì rơi tùm xuống nước. Hoá ra đó chỉ là một nhánh cây mềm bên bờ ao. Cò mẹ cố bay lên nhưng không sao nhấc nổi mình. Càng vùng vẫy, đôi cánh càng nặng trĩu.

Nghĩ đến đàn con đang trông ngóng, cò mẹ trào nước mắt. Chợt một vệt sáng đèn pin lia đến chỗ cò cùng với tiếng quát:

- A! Con cò này định ăn trộm cá phải không? Thật đáng đời! Cho mày chết!

- Không! Không phải như thế! Tôi không ăn trộm cá...

Người coi ao cá vớt cò lên rồi vứt trước cửa lều.

Cò cố thanh minh nhưng không ai chú ý đến cả. Người ta giục nhau làm thịt cò để xáo măng.

Cầm chắc cái chết, cò mẹ lo sợ hoảng hốt khi nghĩ đến đàn con. Sáng ra, tỉnh dậy không thấy mẹ đâu, chúng sẽ ra sao? Nếu biết mẹ bị bắt, chúng sẽ nghĩ như thế nào? Từ trước đến giờ, cò mẹ vẫn luôn dạy các con phải sống lương thiện, phải biết tự trọng, vậy mà giờ đây, mẹ chúng lại chết vì tội ăn trộm ư? Không! Không thể được!

Khi người đàn ông tới gần, túm hai cánh cò nhấc lên, cò tha thiết nói:

- Ông ơi! Vì các con tôi đói quá nên tôi phải đi kiếm ăn đêm. Tôi chỉ dừng chân tạm ở đây thôi. Tôi thực tình không biết chỗ này là ao cá của ông. Tôi chưa bao giờ làm điều xấu. Vì thế tôi mong ông cho tôi một ân huệ cuối cùng. Nếu có xáo măng, xin ông hãy xáo bằng nước trong, chớ dùng nước đục, có như vậy nỗi oan của tôi mới được giải, tâm hồn tôi được thanh thản và các con tôi mới khỏi đau lòng.

Hai hàng nước mắt lã chã, cò mẹ nói xong nhắm nghiền mắt lại, chờ đợi giây phút hãi hùng...

Chợt có tiếng mẹ em lay gọi: “Dậy thôi con! Đến giờ đi học rồi! Trời ơi, sao nằm ngủ mà nước mắt đầm đìa thế này hả con?” Em bàng hoàng tỉnh giấc. Thì ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm vừa học hôm qua đã hiện lên trong giấc mơ của em như thế đó. Em hỏi bà về ý nghĩa của bài ca dao, bà nói: “Người dân nghèo khổ xưa kia luôn đề cao cách sống trong sạch, chết trong còn hơn sống đục. Họ muốn mượn lời con cò để nói lên điều ấy cháu ạ!"

26 tháng 6 2021

Tham khảo !

Là người Việt Nam thì hẳn ai cũng một lần được mẹ ru ngủ bằng những làn điệu, ca dao. Hay nói cách khác, những đứa trẻ lớn lên trong những lời ru của các bà, các mẹ, qua những lời ru ấy thì cả một thế giới từ cổ tích, thế giới đời thực phong phú, đa dạng mở ra trước mắt, nuôi nấng những tâm hồn trẻ thơ. Một trong những hình ảnh quen thuộc nhất trong các bài ca dao, các khúc ru của các bà, các mẹ chính là bài ca dao “Con cò”, trong đó có những lời ca da diết, trầm bổng chứa chan nhiều triết lí nhân sinh như: Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao/ Ông ơi ông vớt tôi nao/ Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng/ Có sáo thì xáo thì xáo nước trong, chớ xáo nước đục đau lòng cò con.

Lời ca dao thể hiện được thân phận nhỏ bé, bất hạnh đầy trắc trở của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa, đó là một xã hội đầy biến cố, bất trắc và bất cứ lúc nào cũng có thể ập đến những tai họa khôn lường. Nhưng còn một ý nghĩa khác cũng sâu sắc, nhân văn không kém, đó chính là nói về tấm lòng bao la, rộng lớn của người mẹ. Để nuôi lớn những đứa con của mình, người mẹ sẵn sàng bươn trải, đối mặt với cuộc sống rộng lớn đầy khó khăn, mong sao con có thể trưởng thành.

Xung quanh bài ca dao này cũng có ẩn chứa những câu chuyện vô cùng cảm động về loài cò. Đó là một cuộc sống bất hạnh nhưng cũng chứa chan tình yêu của mẹ con nhà cò. Ngày xưa có một con cò sống ở trên một cánh đồng xa, một ngày nọ nó sinh được ba người con, đứa nào cũng xinh xắn vô cùng dễ thương. Cò rất yêu thương con, luôn muốn dành những thứ tốt nhất cho con, nhà dẫu có nghèo nhưng cò mẹ luôn làm những điều tốt nhất cho con của mình, cho chúng bằng bạn bằng bè. Cuộc sống của mẹ con nhà cò tuy có chút khó khăn, thiếu thốn nhưng vô cùng đầm ấm, hạnh phúc, những đứa con vô cùng ngoan ngoãn chờ mẹ mang thức ăn về nhà.

Nhưng biến cố ập đến bất ngờ, đó là năm lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên, cùng với đó là mất mùa, đói kém xảy ra. Trên những cánh đồng lúa ngập úng mênh mông nước, cò mẹ dù có đi cả ngày cũng không kiếm được thức ăn. Những đứa con thơ dại vì đói mà khóc rất thảm thương, không đành lòng nhìn các con chết đói, cò mẹ đã có một quyết định vô cùng mạo hiểm, đó là đi kiếm ăn vào ban đêm, kiếm ăn trong thế giới của loài người. Nghe có vẻ đơn giản nhưng đó lại là một hành trình kiếm ăn đầy bất trắc, nguy hiểm rình rập và cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Nhưng cò mẹ vẫn quyết định đi kiếm ăn, khi trời về đêm cò mẹ bắt đầu bay đi, tìm những vũng nước, bờ ao có cá để có thể mang về cho con ăn. Mắt của loài cò vào buổi đêm không được tốt lắm nên thường xuyên bị va đập vào những cành cây, ngọn cỏ khiến cho thân thể của cò mẹ bầm dập, thâm tím vô cùng đau đớn. Nhưng sự mạo hiểm ấy của cò mẹ đổi lại sự no bụng cho những đứa con nên cò mẹ chấp nhận mọi sự đau đớn, dù trên người vẫn còn vết thương nhưng ngày nào cũng lên đường tìm kiếm thức ăn.

Đêm hôm ấy cũng như mọi ngày kiếm ăn khác, cò mẹ bay trên một vũng nước ngập để tìm kiếm thức ăn. Sau khi xác định có cá thì quyết định sa vào một cành cây để đứng, nhưng thật không ngờ lần này cành cây quá mềm khiến cho cò mẹ không giữ được thăng bằng mà ngã lộn cổ xuống ao. Lúc này ở gần đó có một người đàn ông đang kéo vó, cò mẹ chới với giữa dòng nước lên tiếng kêu cứu với người đàn ông. Lời cầu xin quá khẩn khiết nên người đàn ông vớt cò mẹ lên bờ, cò mẹ biết lần này mình khó thoát được cái chết nhưng vẫn tha thiết cầu xin người đàn ông nếu có mang mình đi xáo măng thì hãy xáo nước trong, chớ xáo nước đục, vì như thế sẽ làm cho những đứa con của cò mẹ thương tâm, đau đớn.

Nghe những lời van xin của của cò mẹ và câu chuyện về ba đứa con thơ dại đã khiến cho người đàn ông vô cùng xúc động. Mặc dầu mùa đói kém, mất mùa thì không chỉ những con vật nhỏ bé như mẹ con nhà cò mà những con người nông dân lam lũ cũng vô cùng khó khăn, chật vật với cuộc sống mưu sinh. Gia đình của người đàn ông có những tám người con, đứa nào cũng tuổi ăn tuổi lớn, chính vì vậy mà ngoài công việc đồng áng ban ngày thì vào mỗi đêm khuya ông đều một mình ra bờ sông đánh cá, mong bắt được những con cua, con cá làm thức ăn cho các con. Hôm nay vô tình bắt được một con cò, có nó thì bữa ăn ngày mai các con của ông sẽ được ăn thịt, sẽ vui sướng biết bao.

Nhưng nghe câu chuyện của cò mẹ thì người đàn ông đã cảm động và thả cò mẹ về, vì xét cho cùng ông cũng giống cò mẹ đều là những bậc sinh thành làm mọi việc đều vì các con của mình. Cò mẹ được thả vô cùng cảm kích nhưng những ngày sau đó cò mẹ vẫn tiếp tục đi kiếm ăn đêm, vẫn đối mặt với nguy hiểm thường trực.

“Dẻo thơm hạt gạo quê hươngCó cả “năm nắng mười sương” người trồngTừng bông rồi lại từng bôngTrĩu cong như dáng lưng còng mẹ taCho con ngày tháng nở hoaTừng trong gian khổ bước ra với đờiDù đi cuối đất cùng trờiVẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”                                                                          (Hương lúa...
Đọc tiếp

“Dẻo thơm hạt gạo quê hương
Có cả “năm nắng mười sương” người trồng
Từng bông rồi lại từng bông
Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta
Cho con ngày tháng nở hoa
Từng trong gian khổ bước ra với đời
Dù đi cuối đất cùng trời
Vẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”

                                                                          (Hương lúa quê ta – Trần Đức Đủ)

 

Câu 1

a.  Đoạn thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?

b.  Em hãy chỉ ra cách gieo vần của bốn dòng thơ đầu?

Câu 2

a. Tìm và chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ in đậm.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong câu thơ in đậm

Câu 3 . Qua đoạn thơ trên, em có nhận xét gì về công việc, phẩm chất những người nông dân Việt Nam?

Câu 4. Cho 3 từ “cảm thông, thấu hiểu, suy nghĩ ”. Hãy lựa chọn một từ có nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:

“Bài thơ này nhắc nhở chúng ta phải biết sống có tình người, luôn sống cho trọn ân nghĩa, biết ..., trân trọng, yêu quý người lao động vất vả làm ra những thứ ý nghĩa cho xã hội. Được thành quả phải luôn biết nhớ ơn người làm ra nó. Đừng sống như những kẻ vô ơn, không biết nhớ biết quý trọng họ.”

Câu 5 (3 điểm). Em hãy viết lại một đoạn văn ngắn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một đoạn thơ lục bát mà em yêu thích. (Bài ca dao không nằm trong chương trình sách giáo khoa)

0