Câu 6. Nội dung n...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2022

\(\frac{1}{2} : \frac{9}{2}

1 tháng 3 2022

Hỏi chấm

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
Đề bài 02:   Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:        “Giặc đã đến chân núi Trâu[ Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ  mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội....
Đọc tiếp

Đề bài 02:   Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

        Giặc đã đến chân núi Trâu[ Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ  mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi  thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

                                               (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1, trang 17)

Câu 1: Tóm tắt sự việc nêu trong đoạn văn bằng một câu văn.

Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “tráng sĩ”. Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” có ý nghĩa gì?

Câu 3: Chi tiết: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” có ý nghĩa gì?

Câu 4:a.Theo em, việc lập đền thờ  Thánh Gióng ở làng Phù Đổng và hàng năm mở hội Gióng có ý nghĩa gì? 

b. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

 

c. Truyện muốn ca ngợi điều gì? Từ điều đó, em hãy rút ra bài học cho  bản thân em.   

0
1. Trong bài số 1, các em đã rèn kĩ năng viết bài văn kể về một trải nghiệm. Vậy theo em, một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ theo ngôi thứ nhất cần có những yêu cầu gì? 2.  Vì sao em biết câu chuyện này được kể ở ngôi thứ nhất? Phần đoạn, đoạn nào của bài viết giới thiệu câu chuyện? Bài viết kể về trải nghiệm gì? Hãy...
Đọc tiếp

1. Trong bài số 1, các em đã rèn năng viết bài văn kể về một trải nghiệm. Vậy theo em, một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ theo ngôi thứ nhất cần những yêu cầu ?

2. 

sao em biết câu chuyện này được kểngôi thứ nhất?

Phần đoạn, đoạn nào của bài viết giới thiệu câu chuyện?

Bài viết kể về trải nghiệm ? Hãy tóm tắt câu chuyện.

Từ ngữ nào trong bài văn cho thấy câu chuyện được kể theo theo trình tự thời gian quan hệ nhân quả?

Những chi tiết nào miêu tả cụ thể trong không gian thời gian, nhân vật diễn biến câu chuyện?

Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người kể trước sự việc được kể?

Dòng nào, đoạn nào chỉ ra do trải nghiệm đó ý nghĩa với người viết, giúp người viết thay đổi thái độ, hành động?

0
Phần I (5.0 điểm).             Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:     “ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà...
Đọc tiếp

Phần I (5.0 điểm).

            Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

     “ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi”.

                                                                  (Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?

Câu 2: (0,5 điểm). Nêu nội dung của đoạn trích?

Câu 3: (1.0 điểm). Xác định một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa.”

Câu 4: (3.0 điểm) Từ đoạn trích cùng hiểu biết của mình, em thấy biển đảo nước ta có đặc điểm gì? Mỗi chúng ta có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ biển đảo? Hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu.

 

Phần II (5 điểm).

         Học sinh chọn một trong hai đề sau. (Viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy)

Đề 1. Nêu cảm nghĩ sau khi học xong bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Đề 2. Cảm nghĩ về bài ca dao:

                                 “Công cha như núi Thái Sơn

                          Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                  Một lòng thờ mẹ kính cha

                          Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

                               

                                                         --- Hết ---

 

 

 

 

 

 

 

                           ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I – VĂN 6 (ĐỀ CHÍNH THỨC)

Phần I (5 điểm).

Câu 1. PTBĐ chính: miêu tả (0,5đ)

Câu 2. Nêu nội dung đoạn trích: Vẻ đẹp thiên nhiên nơi Cô Tô sinh động, tràn đầy sức sống sau cơn bão (0,5đ)

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được dùng trong đoạn trích (1đ)

- Hs ghi được một trong các biện pháp tu từ sau: (0,5đ)

+ So sánh: …. nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, (hoặc cát lại vàng giòn hơn nữa).

+ Ẩn dụ: nước biển lại lam biếc, đặm đà (hoặc cát lại vàng giòn)

+ Liệt kê: cây trên núi đảo …, nước biển lại lam biếc …, cát lại vàng giòn …

- Tác dụng: (0,5đ)

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm cho câu văn thêm sinh động.

+ Thể hiện vẻ đẹp đầy sức sống của cảnh đảo sau trận bão và cho thấy tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Câu 4. Từ nội dung của văn bản đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) trình bày về đặc điểm của biển đảo và trách nhiệm bảo vệ biển đảo của mỗi chúng ta. (3.0đ)

Hs có thể trình bày các ý sau:

- Đặc điểm của biển đảo:

+ Biển đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng của đất nước. Biển và đảo có vai trò quan trọng đối với đất nước: mang lại giá trị kinh tế (du lịch, khai thác tài nguyên thủy hải sản, khoáng sản), giao thông, an ninh quốc phòng.

+ Bao thế hệ cha ông đã dầy công giữ gìn, xây dựng, bám biển, làm giàu cho đất nước.

- Trách nhiệm của mỗi chúng ta trong việc bảo vệ biển đảo là:

+ Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ biển đảo.

+ Có ý thức giữ gìn môi trường biển đảo

+ Góp phần quảng bá, xây dựng thương hiệu biển VN trong thời kì hội nhập.

Phần II (5 điểm). Tập làm văn: Học sinh chọn một trong hai đề.

Yêu cầu:

* Hình thức:

- Đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa đầu dòng, lùi vào 1 ô và kết thúc bằng dấu kết thúc câu, ngắt xuống dòng.

- Dung lượng: 10 - 12 câu.

- Cấu trúc 3 phần: MĐ - TĐ - KĐ.

- Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, liên kết.

* Nội dung:

- MĐ: Giới thiệu tác giả, tên bài thơ, cảm nghĩ, ấn tượng chung về bài thơ.

- TĐ:

+ Chỉ ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

+ Phân tích được những hình ảnh thơ đặc sắc.

- KĐ: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

Đề 1:

1. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả Đinh Nam Khương, bài thơ “Về thăm mẹ”, cảm nghĩ chung.

2. Thân đoạn:

* Hoàn cảnh người con về thăm mẹ: con đi xa lâu ngày, về thăm mẹ vào buổi chiều đông, mẹ không có nhà. Người con cứ “thơ thẩn vào ra”, bồi hồi ngắm nhìn mọi vật quen thuộc quanh ngôi nhà của mẹ, mong ngóng mẹ về.

* Hình ảnh người mẹ

- Hình ảnh người mẹ gắn liền với bếp lửa: “Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam.

- Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật bình thường: chum tương đã đậy, áo tơi lủn củn, nón mê ngồi dầm mưa, đàn gà, cái nơm hỏng vành, trái na cuối vụ.

=> Những sự vật gần gũi, quen thuộc với nhân vật trong bài thơ, thể hiện sự vất vả, lam lũ và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con. Mẹ luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Có trái na cuối vụ, mẹ cũng không nỡ hái, mẹ để dành phần con.

* Tình yêu thương của con dành cho mẹ: “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”.

- Càng ngắm nhìn những đồ vật thân thuộc quanh ngôi nhà mẹ, người con càng thấy “thương mẹ nhiều hơn”. Từ láy “nghẹn ngào” và “rưng rưng” cho thấy tâm trạng xúc động đến không nói lên lời, nước mắt cứ muốn trào ra của người con khi thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, sự hi sinh thầm lặng của mẹ.

- Từ những chuyện giản đơn thường ngày, người con không chỉ hiểu, thương mà còn thấy biết ơn mẹ rất nhiều.

=> Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự thấu hiểu của người con dành cho mẹ.

3. Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

Đề 2:

1. Mở đoạn: Nêu vấn đề: Tình cảm gia đình là chủ đề quan trọng trong ca dao. Nói về công ơn của cha mẹ thì không thể không kể đến bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

2. Thân đoạn:

- Hai câu đầu: “Công cha như núi Thái Sơn …. chảy ra”

+ Thái Sơn là một trong năm ngọn núi cao nhất ở TQ. Ví công cha như núi Thái Sơn là ví công lao cao cả không thể đo đếm được của cha.

+ Nước trong nguồn không bao giờ cạn, dù nhỏ giọt nhưng không bao giờ ngừng. Ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la, không giới hạn.

-> Tác dụng của hình ảnh so sánh: lấy cái vĩ đại, vô cùng vô tận của thiên nhiên để nói về công cha nghĩa mẹ, bài ca dao muốn khẳng định: công ơn của cha mẹ là vô cùng to lớn, không thể nào kể hết được.

- Hai câu cuối: “Một lòng thờ mẹ kính cha - Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

+ Vậy trách nhiệm của người con là phải phải "thờ Mẹ, kính Cha". Mỗi chúng ta không phải chỉ cần thờ Mẹ, kính Cha khi cha mẹ đã mất. Mà chúng ta phải báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống.

+ Con phải luôn vâng lời cha mẹ, sống đúng đạo nghĩa, làm tốt bổn phận người con tròn chữ hiếu, luôn khiến cho cha mẹ vui lòng.

- Liên hệ bản thân:

+ Phải lễ phép, kính trọng cha mẹ

+ Ngoan ngoãn, vâng lời, làm theo những lời cha mẹ dạy

+ Cố gắng học tập thật tốt và làm những việc để cha mẹ vui lòng.

3. Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

giúp mình với

2
3 tháng 1 2022

có đáp án r mak :))

4 tháng 1 2022

uk nhỉ

Trong bảng sau những đặc điểm nào thuộc về nội dung, đặc điểm nào thuộc về hình thức của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (kẻ vào vở)Đặc điểmLà đặc điểm nội dungLà đặc điểm hình thứcSử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc  Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng...
Đọc tiếp

Trong bảng sau những đặc điểm nào thuộc về nội dung, đặc điểm nào thuộc về hình thức của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (kẻ vào vở)

Đặc điểmLà đặc điểm nội dungLà đặc điểm hình thức
Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc  
Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.  
Có một câu chủ đề (ở đầu hoặc cuối đoạn) nêu nội dung khái quát toàn đoạn.  
Mở đoạn: giới thiệu chung về bài   
Thân đoạn: trình bày trọn vẹn cảm xúc của người viết về nội dung,nghệ thuật bài thơ và nêu dẫn chứng cụ thể  
Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.  

 

0
PHT 1: Đọc kĩ bài ca dao sau và thức hiện các yêu cầu bên dưới:Đồng Đăng có phố Kỳ LừaCó nàng Tô Thị, có chùa Tam ThanhAi lên xứ Lạng cùng anhTiếc công bác mẹ sinh thành ra em.TiếngCâu12345678Lục ĐăngB phốT LừaB(ưa)  Bát        Lục        Bát         a. Ghi tiếng ở vị trí 2-4-6-8 của các dòng thơ còn lại vào mô hình theo mẫu và xác định thanh điệu ; vần (tiếng thứ 6...
Đọc tiếp

PHT 1: Đọc kĩ bài ca dao sau và thức hiện các yêu cầu bên dưới:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Ai lên xứ Lạng cùng anh

Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em.

Tiếng

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

 

Đăng

B

 

phố

T

 

Lừa

B

(ưa)

 

 

Bát

 

 

 

 

 

 

 

 

Lục

 

 

 

 

 

 

 

 

Bát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Ghi tiếng ở vị trí 2-4-6-8 của các dòng thơ còn lại vào mô hình theo mẫu và xác định thanh điệu ; vần (tiếng thứ 6 và 8).

b. Nhận xét về vần ở tiếng thứ 6 của dòng sáu và tiếng thứ 6 của dòng tám; tiếng thứ 8 của dòng sáu và tiếng thứ 6 của dòng sáu tiếp theo?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

c. Nhận xét về thanh điệu ở tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong các câu tám?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

d. Nhìn vào mô hình, nhận xét về thanh điệu của các tiếng ở vị trí 2-4-6-8 so với các tiếng ở vị trí 1-3-5-7?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

e. Đọc đoạn thơ, xác định vị trí ngừng, nghỉ trong câu, ghi kí hiệu bằng dấu /

Gíup mình với mình cần gấp 

3
24 tháng 11 2021

cho hỏi ơ đâu ai tên ღ ☪áø /『ʈєɑɱ❖๖ۣۜƝƘ☆』ღ lên tiến đi

24 tháng 11 2021

I don't kwon

    Bài tập: Tìm các từ ngữ/ cụm từ được lặp lại trong các câu sau và chỉ ra vị trí của các từ/ cụm từ đó. Sau đó chỉ ra tác dụng của việc lặp lại các từ ngữ. ( Gợi ý: kẻ bảng) Từ/ cụm từ được lặp lạiNhận xét về vị trí của các từ và cụm từ đóTác dụng của việc lặp lại các từ/ cụm từ.    a. Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ...
Đọc tiếp

    Bài tập: Tìm các từ ngữ/ cụm từ được lặp lại trong các câu sau và chỉ ra vị trí của các từ/ cụm từ đó. Sau đó chỉ ra tác dụng của việc lặp lại các từ ngữ. ( Gợi ý: kẻ bảng)

Từ/ cụm từ được lặp lại

Nhận xét về vị trí của các từ và cụm từ đó

Tác dụng của việc lặp lại các từ/ cụm từ.

 

 

 

 


a. Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi                       

Nghe gọi về tuổi thơ

b. Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

 Thương em, thương em, thương em biết mấy.

c. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?

d. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.

e. Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào… Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở…

(Minh Hương)

0