Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúa trời vốn rất công bằng. Người có thể cho người này một giọng hát hay nhưng lại lấy đi đôi mắt của họ. Người có thể cho người này một bàn tay tài hoa nhưng lại lấy đi đôi chân của họ. Hay người có thể cho người kia một nhan sắc tuyệt trần nhưng lại lấy đi “trái tim” họ bắt họ phải tự đi tìm nó hoặc cứ tiếp tục sống như vậy. Nói chung, trong cuộc sống không ai hoàn hảo cả và như Winston Maxwell Stone đã nói “tất cả chúng ta đều bị khuyết tật, nhưng không phải khuyết tật nào cũng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường”.
Chúng ta luôn hiểu đơn giản rằng khuyết tất là sự mất mát về mặt thể xác, đó là “thiếu” một hay nhiều bộ phận trên cơ thể của một người nào đó so với cơ thể bình thường. Nó sẽ gây ảnh hưởng hoặc cản trở người đó trong cuộc sống và sinh hoạt. Khuyết tật có thể do bẩm sinh, do tai nạn gây ra. Chính vì luôn áp dụng khái niệm này vào cuộc sống mà bản thân chúng ta luôn sắp xếp những người khuyết tật xung quanh vào một “đội ngũ” mà chúng ta không biết rằng tất cả chúng ta, không chỉ riêng những người chúng ta sắp xếp kia đều bị khuyết tật. Đó là những khuyết tật về tinh thần, là sự thiếu hụt về mặt đạo đức, sự sai lệch về lối sống hay đơn giản đó là sự thiếu hụt trong suy nghĩ.
Winston Maxwell Stone đã tự chia ra làm hai loại khuyết tật. Thứ nhất đó là khuyết tật nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này không đáng sợ bằng khuyết tật thứ hai cũng là điều Winston Maxwell Stone muốn nhấn mạnh đó là khuyết tật không nhìn thấy được bằng mắt thường, đây mới là điều đáng sợ và đầy nguy hiểm. Tất cả chúng ta không ai là toàn vẹn cả, cuộc sống là một hành trình đi tìm những khiếm khiết của bản thân và tự hoàn thiện nó. Người nào hoàn thiện được nhiều hơn thì con đường đi đến thành công của người đó sẽ ngắn hơn. Điều này Bác Hồ chúng ta đã sớm nhận ra và xem nó là một điều vô cùng quan trọng. Người từng nói “có tài mà không có đức là vô dụng”. Chúng ta hãy nhớ lại nhà chuyên chính độc tài Hít Le. Ông ta từng là một người thông minh, tài giỏi, nhờ có ônh ta mà nước Đức đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế từ 1929 đến 1933 và phát triển, cứu nước Đức thoát khỏi sự đe doa về sự tồn tại của chủ nghĩ tư bản. Nhưng cũng chính từ đây, nước Đức đã phải trải qua một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. Một trong những tội ác của ông ra là bắt giết những người dân Do Thái, ông ta cho truy tìm và giết hết tất cả những người Do Thái có mặt lúc bây giờ. Ông ta gây ra bao nhiêu tội ác, giết chết bao nhiêu người dân vô tội, rồi sau đó chiến tranh thế giớ thứ 2 nổ ra. Quân Đức bại trận buộc phải đầu hàng trong đó có một lí do mà được cho là quá bất ngớ ngẩn và cũng chính là hậu quả của tư tưởng độc tài của Hít Le. Khi Hồng Quân Liên Xô đã tới ngay trụ sở của Đức thì Hít Le đang ngủ. Ông ta có lệnh sẽ bắn chết bất cứ ai nếu đánh thức ông ta dậy, vì vậy khi Liên Xô đến quân Đức đã không kịp trở tay và chỉ chậm 2 phút. Tôi sẽ không gọi Hít Le là bị khiếm khuyết về mặt đạo đức nữa mà là một người khuyết tật, một người khuyết tật trầm trọng. Chính vì vậy, mỗi chúng ta đều phải hiểu và phải luôn luôn biết hoàn thiện bản thân. Đúng! Dù chúa Trời có không công bằng với bạn về mặt thể xác. Người lấy đi của bạn một bộ phận trên cơ thể nhưng chẳng phải bạn vẫn còn một trái tim nhân hậu hay sao? Bạn nhiều hơn nhiều người ở điểm đó, bạn hơn người ta vì chí ít bạn được có mặt trên cõi đời này, hơn ông Hít Le kia ở một trái tim trong sáng. Thiết nghĩ rằng dù bạn thông minh, tài giỏi, may mắn hay là người theo đuổi trường phái hoàn hảo thì chắc chắn bạn cũng có khuyết điểm. Ban đầu nó có thể là điểm yếu, nếu không khắc phục nó sẽ trở thành khuyết tật khó lành. Bạn có nhớ đến quán quân The Voice Đức Phúc. Chúng ta công nhận với nhau rằng cậu ta có một giọng cậu ta có một giọng hát trời phú, cậu ta là một tài năng của âm nhạc Việt Nam. Nhưng bạn có thế thấy cậu ta cũng có khiết điểm đúng không? Cậu ta thiếu đi sự tự tin, cậu ta sợ chốn đông người. Rồi sau này cậu ta đã tự hoàn thiện mình và đã chọn đi theo con đường ca sĩ (công việc luôn phải đối diện với hàng trăm người). Chẳng phải giờ cậu ta đã trở nên nổi tiếng và được bạn các bạn trẻ yêu mến. Các bạn ạ! Ranh giới giữa khuyết điểm và khuyết tật chỉ cách nhau một “bức tường”. Điều mà bạn cần làm là khắc phục khuyết điểm ấy đừng để nó khiến bản thân bị khuyết tật, có như thế con đường bước tới thành công sẽ gần hơn.
Những khiếm khuyết, khuyết tật luôn là những trở ngại làm cho bạn cảm thấy khó khăn trong cuộc sống. Từ giao tiếp, hợp tác đến tử tưởng làm giàu, nó sẽ cản trở bản đi đến thành công. Hơn thế khuyết tật có thể sẽ làm ảnh hưởng đến người khác, biến bạn trở thành kẻ xấu bất kì lúc nào. Chúng ta sống là để hạnh phúc, là để tác động lẫn nhau tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp và để tìm thấy thành công cho bản thân. Vì vậy, bạn đừng bao giờ để khuyết tật trở thành rào cản của mình, đừng biến nó thành khó khăn và đừng nản chí trước khó khăn là thay đổi khuyết tật đó. Bởi bạn biết không? “Chúng ta sinh ra đã là một thành công”.
Bạn có đủ khả năng để đối diện với khuyết tật trong tâm hồn mình hay không? Thay vì che dấu, hãy cố gắng kiểm soát chúng, nuôi dưỡng cái thiện từ trong tâm hồn như một cách để khắc chế bản thân. Hãy tự xem mình là đối thủ để vượt qua bản thân, biết xấu hổ trước những hành động thiếu chuẩn mực…
ban tham khao roi lam nha
Câu 1:
Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn
Câu 2:
Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.
Câu 3:
Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.
Câu 4:
Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.
B.PHẦN LÀM VĂN :
Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!
Câu 1:
-Phương thức biểu đạt chính của văn bản: thuyết minh.
Câu 2:
-Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin: thơ, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử,kịch...
Câu 3:
Theo tôi "Mặt trời của thi ca Nga" là cách nói ẩn dụ tôn vinh giá trị thơ và vị trí nhà thơ Puskin.
Thơ Puskin đánh thức những tình cảm tốt lành trong tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, mang sức mạnh tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.
Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng - người khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIXvaf đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.
Câu 4:
"Tôi yêu em" không chỉ đơn thuần là một bài thơ để thể hiện sự chân thành của A.Pu-skin dành cho người mình yêu mà còn đem đến bài học thật sâu sắc về thái độ ứng xử có văn hoá trong tình yêu. Tình yêu là sự rung động mãnh liệt về cảm xúc, về trái tim của con người, thật khó có định nghĩa nào toàn diện về khái niệm này. Tình yêu không chỉ là tình cảm lứa đôi, không phải chỉ xuất phát từ trái tim mà còn đến từ khối óc của con người. Đó là thái độ ứng xử có văn hóa. Vậy điều này được thể hiện như thế nào? Trước hết đó là tôn trọng người mình yêu qua cách xưng hô như A. Pu-skin đã từng nói một cách đầy tình cảm rằng Tôi / em. Cách gọi ấy thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Không những thế, tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu cũng là việc ứng xử có văn hóa trong tình yêu. Pu-skin đã không phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán thán, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải bận lòng, phải u hoài. Yêu nhưng luôn hướng về đối phương để em không bận lòng vì em nữa, hi sinh vì niềm đam mê, vì hạnh phúc nơi em chọn lựa. Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đòi. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ không thể đến, không có cơ hội trao duyên mong thành đôi thì mong người con gái ấy sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận. Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.
Khái niệm “cha mẹ đặt con ở đâu, con ngồi ở đó” trong hôn nhân nhấn mạnh tầm ảnh hưởng đáng kể của mối quan hệ cha mẹ đối với thái độ và hành vi mà con cái đưa vào cuộc hôn nhân của mình. Trẻ em quan sát và tiếp thu những động lực trong mối quan hệ của cha mẹ, hình thành sự hiểu biết của chúng về điều gì tạo nên một cuộc hôn nhân lành mạnh hoặc không ổn định. Khái niệm này nhấn mạnh trách nhiệm của cha mẹ trong việc làm gương cho những động lực trong mối quan hệ tích cực và tầm quan trọng của mỗi cá nhân trong việc nhận biết và giải quyết những ảnh hưởng của quá trình giáo dục đối với các mối quan hệ khi trưởng thành của họ. Bằng cách lưu tâm đến ảnh hưởng này, cha mẹ có thể cố gắng tạo ra một môi trường nuôi dưỡng và tôn trọng nhằm thúc đẩy thái độ và hành vi lành mạnh trong cuộc hôn nhân tương lai của con cái họ, trong khi các cá nhân có thể nỗ lực một cách có ý thức để phá vỡ các khuôn mẫu quan hệ tiêu cực đã học được từ thời thơ ấu, góp phần tạo ra sự thỏa mãn và hạnh phúc. hôn nhân hòa thuận.
TK:
Xuân Quỳnh được biết đến là một hồn thơ dịu dàng, nữ tính. Chị không chỉ mang đến cho thi đàn những vần thơ nồng nàn, cháy bỏng của trái tim đang thổn thức trong tình yêu mà chị còn mang cả thế giới trẻ thơ, thế giới cổ tích, thế giới của bà với cháu vào trong thơ mình. Trái ngược với cái dữ dội, ác liệt của cuộc chiến chống đế quốc Mĩ, đọc thơ Xuân Quỳnh, người ta vẫn thấy một khung cảnh thật êm đềm, một tâm hồn thật tinh tế với những kỉ niệm, cảm xúc mãnh liệt. Chỉ từ một âm thanh quen thuộc là tiếng gà trưa của xóm nhỏ trên đường hành quân, chị đã nhớ tới người bà thân thương của mình để rồi, kết lại bài thơ là những câu nói như thủ thỉ, tâm tình nhưng lại đầy quyết tâm:
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì tình yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Những người lính trên đường hành quân khi nghe thấy tiếng gà bỗng nhớ tới quê hương và những người thân thuộc của mình. Họ chiến đấu chống lại kẻ thù là vì tình yêu tổ quốc, yêu quê hương. Họ chiến đấu vì để bảo vệ xóm làng thân thuộc - nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Nhưng quan trọng hơn nữa, cuộc chiến đấu ấy là vì người bà của mình vì tiếng gà cục tác - Ổ trứng hồng tuổi thơ. Mọi kí ức về bà đều gắn liền với tiếng gà cục tác, với ổ trứng của con gà mái mơ. Đó có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất, hạnh phúc nhất trong tâm trí của đứa cháu. Chẳng có ai muốn rời xa nơi bình yên và hạnh phúc mà lao vào cuộc chiến sinh tử với một kẻ thù quá mạnh. Chẳng có ai đủ dũng cảm để lìa xa người mình yêu thương nhất mà ra đi không biết ngày nào mới trở về. Chỉ có tình yêu mới đủ sức mạnh để thôi thúc con người ta hi sinh cá nhân để bảo vệ những điều lớn lao hơn thế. Và dĩ nhiên, với những đứa con, đứa cháu, sự hi sinh ấy rốt cuộc cũng chỉ vì người thân yêu. Có ai đó đã từng nói, lòng yêu nước bắt nguồn từ việc yêu những thứ bé nhỏ nhất. Và với những người dân Việt Nam lúc bấy giờ, yêu bà, yêu mẹ, yêu gia đình, yêu xóm làng chính là yêu nước. Yêu nên mới sẵn sàng hi sinh. Yêu nên mới quyết tâm chiến đấu để bảo về. Và cũng vì yêu nên hình ảnh của người bà chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí để rồi chỉ cần nghe thấy âm thanh quen thuộc ấy thôi, đứa cháu cũng bồi hồi nhớ về bà.
Cũng viết về tình cảm bà cháu, nhưng hình ảnh người bà của Bằng Việt lại hiện về trong tâm trí của đứa cháu gắn liền với hình ảnh của bếp lửa chờn vờn. Nếu bếp lửa là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và ước mơ mà người bà dành cho cháu thì ổ trứng gà là nơi ấp ủ, nâng niu hạnh phúc đời thường của người bà. Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và Bếp lửa của Bằng Việt tuy khác nhau về cội nguồn khơi gợi song lại gặp nhau ở tình cảm thiêng liêng cao cả của tình bà cháu. Tình cảm ấy chính là sợi dây để gắn kết những người con trên cùng một mảnh đất hướng về quê hương, Tổ quốc của mình.
Dù là tiếng gà hay bếp lửa, hình ảnh người bà cũng hiện lên với vẻ tảo tần, vất vả, với tình yêu bao la mà bà dành cho cháu.
- Bài viết bàn luận về việc lựa chọn phương pháp học phù hợp.
- Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản chặt chẽ, có tính thuyết phục cao; thu hút được người đọc, người nghe.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.
Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau ở chỗ:
“Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân.”
Tức là người có lí thuận theo những điều hiển nhiên đã được thế giới công nhận, còn người vô lí thì ngược lại.
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, người vô lí được hiểu là người biết phản biện, nghi ngờ những kiến thức sẵn có, biết đẩy xa những giới hạn, biết lật lại những cái mặc định, đương nhiên, biết dũng cảm, can trường khai phá cái mới dù bị chỉ trích, cười nhạo viển vông…
Câu 4.
- Đồng tình vì:
+ Người biết ước mơ dám suy nghĩ đến những điều không tưởng.
+ Người biết ước mơ lớn tưởng như viển vông nhưng có năng lực, ý chí có thể đạt đến những thành tựu…
c1; nghị luận
c2; người có lí...... thế giới,người vô lí...bản thân
c3?
c4?
[ e mới học lớp 7 thôi ko biết có đ ko]
k cho e ạ , mong chị thông cảm