Gạch chân dưới điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ sau.

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2021

bn làm đúng rồi

19 tháng 10 2021

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

27 tháng 7 2021

Vậy được chưa, k cho mình với 

27 tháng 7 2021

Nhưng thiếu 

Câu chuyện về bốn ngọn nếnTrong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy.  Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành.  Hơn tất cả,...
Đọc tiếp

Câu chuyện về bốn ngọn nến

Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy.  Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.

Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.

Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành.  Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi.

Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?

Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng.  Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?" - cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc.

Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng.

Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.

(Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)

1.      Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì? Chỉ ra trình tự câu chuyện?

2.      Hãy gạch chân các từ ngữ gắn kết câu chuyện về 4 ngọn nến?

3.      Thử bỏ đi câu chuyện về ngọn nến thứ tư, câu chuyện sẽ như thế nào?

4.      Theo em, thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc là gì? Nó được thể hiện trong câu văn nào?

5.      Từ đó em hiểu thế nào là liên kết trong văn bản? Theo em, liên kết quan trọng như thế nào?

mong mn giúp T_T

0
Bài 1:Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí. Bài 2: Cho đoạn văn sau:          "Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn...
Đọc tiếp

Bài 1:Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

 

Bài 2: Cho đoạn văn sau:

          "Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Bài 3: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:

Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Tay nhè nhẹ chút, người ơi

Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.

Mảnh sân trăng lúa chất đầy

Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

Nắng già hạt gạo thơm ngon

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

0
Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yênMẹ dành hết tuổi xuân vì conMẹ dành hết những chăm lo tháng ngàyMẹ dành bao hi sinh để con chạm tới ước mơ Mẹ là ánh sáng của đời conMẹ là vầng trăng khi con lạc lốiDẫu đi trọn cả một kiếp ngườiCũng chẳng hết mấy lời mẹ ru.                              (Trích lời bài hát Con nợ mẹ - Nguyễn Văn Chung)a. Chỉ ra nội dung và phương...
Đọc tiếp

Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành hết những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm tới ước mơ

 

Mẹ là ánh sáng của đời con

Mẹ là vầng trăng khi con lạc lối

Dẫu đi trọn cả một kiếp người

Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru.

                              (Trích lời bài hát Con nợ mẹ - Nguyễn Văn Chung)

a. Chỉ ra nội dung và phương thức biểu đạt và nhân vật trữ tình của đoạn trích trên

b. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong khổ thơ thứ hai

c. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong khổ thơ thứ ba

d. Tìm các quan hệ từ được sử dụng trong đoạn trích?

e. Từ đoạn văn trên em có suy nghĩ gì về tình mẹ? (viết đoạn văn 5-7 câu trong đó có sử dụng từ láy và quan hệ từ)

 

 

 

0
“...Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có gì nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thuỷ chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thi em bỗng tru tréo lên giận...
Đọc tiếp

“...Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có gì nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thuỷ chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thi em bỗng tru tréo lên giận dữ…”

                       (Trích “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài)

   1. Hãy tìm các quan hệ từ, từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.

   2. Xác định câu trần thuật đơn có trong đoạn văn.

   3. Viết đoạn văn (6-8 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm anh em sau khi học xong bài Cuộc chia tay của những con búp bê, trong đó có sử dụng cặp từ trái

nghĩa và chú thích rõ.

1
16 tháng 10 2021
Phải chia tay búp bê
Bài 1. Gạch dưới quan hệ từ, chỉ rõ ý nghĩa của nó có trong các câu sau:a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn.f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.g. Bố...
Đọc tiếp

Bài 1. Gạch dưới quan hệ từ, chỉ rõ ý nghĩa của nó có trong các câu sau:

a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.

b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.

c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.

d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.

e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn.

f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.

g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất.

h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi.

i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội.

j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?

Bài 2. Gạch dưới quan hệ từ có trong các câu sau:

a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.

b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.

c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.

d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.

e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn.

f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.

g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất.

h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi.

i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội.

j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?

BÀI TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA

Bài 4: Tìm các từ Hán việt đồng nghĩa với các từ thuần việt sau đây:đất nước, to lớn , trẻ em, giữ gìn, núi sông, sung sướng, mãi mãi.

BÀI TẬP TỪ TRÁI NGHĨA

Bài 1:Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu sau:

a/ Ngôi nhà này to nhưng có cái cổng nhỏ.

b/ Khúc sông này hẹp nhưng mà sâu.

c/ Ngắn ngày thôi có dài lời làm chi…

Bây giờ đất thấp trời cao

Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ.

 

Bài 4. Cho các câu sau:

 

1. Con cua tám cẳng hai càng.

 

2. Càng về khuya trời càng rét.

 

3. Cơm dẻo canh ngọt.

 

4. Một canh, hai canh lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành.

(Hồ Chí Minh)

 

5.  Sương in mặt, tuyết pha thân

Sen vàng lãng đãng như gần như xa.

                                     (Nguyễn Du)

 

 

6. Người quốc sắc, kẻ thiên tài

Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.

(Nguyễn Du)

 

 

7. Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

(Nguyễn Du)

 

a. Tìm hiện tượng nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm trong các câu trên.

b. Phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa với hiện tượng đồng âm.

 

 

 

0