I. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2021

1. Đoạn thơ trích từ văn bản Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương

    Đối tượng biểu cảm: Bánh trôi nước

2. Nội dung: Qua hình ảnh bánh trôi nước để nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải hoàn toàn bị lệ thuộc vào người đàn ông

3. Các cặp từ trái nghĩa:

nổi-chìm

rắn-nát

18 tháng 10 2021

I. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.”

                             (Ngữ văn 7 – Tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1  

a. Cho biết đoạn thơ trên trích từ văn bản nào?biểu cẩm , tự sự , miêu tả  Tác giả là ai?Hồ Xuân Hương

b. Bài thơ cho thấy bà vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của ng phụ nữ VN ngày xưa. Vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ

Câu . Nêu nội dung của bài thơ?

2. Nội dung: Bài thơ vừa miêu tả hình ảnh cái bánh trôi nước vừa trắng, vừa tròn, khi sống thì chìm, chín thì nổi. Dù sao, bánh vẫn giữ chất lượng tốt. Qua phép ẩn dụ, bài thơ còn miêu tả về người phụ nữ xã hội phong kiến xinh đẹp nhưng không tự chủ được bản thân, phải lệ thuộc hoàn toàn vào lễ giáo phong kiến. Bài thơ là một lời tự hào về vẻ đẹp người phụ nữ nhưng cũng là một lời đồng cảm, xót thương cho số phận người phụ nữ..

Câu 3 . Tìm các cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong bài thơ.

. nổi - chìm

rắn - nát

Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yênMẹ dành hết tuổi xuân vì conMẹ dành hết những chăm lo tháng ngàyMẹ dành bao hi sinh để con chạm tới ước mơ Mẹ là ánh sáng của đời conMẹ là vầng trăng khi con lạc lốiDẫu đi trọn cả một kiếp ngườiCũng chẳng hết mấy lời mẹ ru.                              (Trích lời bài hát Con nợ mẹ - Nguyễn Văn Chung)a. Chỉ ra nội dung và phương...
Đọc tiếp

Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành hết những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm tới ước mơ

 

Mẹ là ánh sáng của đời con

Mẹ là vầng trăng khi con lạc lối

Dẫu đi trọn cả một kiếp người

Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru.

                              (Trích lời bài hát Con nợ mẹ - Nguyễn Văn Chung)

a. Chỉ ra nội dung và phương thức biểu đạt và nhân vật trữ tình của đoạn trích trên

b. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong khổ thơ thứ hai

c. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong khổ thơ thứ ba

d. Tìm các quan hệ từ được sử dụng trong đoạn trích?

e. Từ đoạn văn trên em có suy nghĩ gì về tình mẹ? (viết đoạn văn 5-7 câu trong đó có sử dụng từ láy và quan hệ từ)

 

 

 

0
28 tháng 11 2021

Answer:

a. 

Lợi (1): lợi ích

Lợi (2) và lợi (3): phần thịt bao quanh phần chân răng

b.

Biện pháp tu từ: chơi chữ

\(\rightarrow\) Nhằm phê phán những điều mê tín dị đoan, những người hành nghề thầy bói chỉ nhằm phục vụ mục đích riêng của cá nhân. Đồng thời việc sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ giúp câu văn thêm sống động, phong phú và lôi cuốn người đọc

15 tháng 12 2021

Thank bạn nhưng mình làm xong từ 2 tuần trc r :(((

Cho đoạn thơ :             “ Tiếng gà trưa                                       Mang bao nhiêu hạnh phúc                                      Đêm cháu về nằm mơ                                      Giấc ngủ hồng sắc trứng                                     Cháu chiến đấu hôm...
Đọc tiếp

Cho đoạn thơ :             “ Tiếng gà trưa

                                       Mang bao nhiêu hạnh phúc

                                      Đêm cháu về nằm mơ

                                      Giấc ngủ hồng sắc trứng

                                     Cháu chiến đấu hôm nay

                                     Vì lòng yêu Tổ quốc

                                     Vì xóm làng thân thuộc

                                    Bà ơi cũng vì bà

                                   Vì tiếng gà cục tác

                                  Ổ trứng hồng tuổi thơ.”  (Xuân Quỳnh – Tiếng gà trưa)

1. Nhân vật trữ tình được nhắc tới trong bài thơ trên là ai?

2.  Tác giả  khẳng định : “ Tiếng gà trưa / Mang bao nhiêu hạnh phúc”. Vậy tiếng gà trưa mang cho người cháu niềm hạnh phúc nào?

5. Viết đoạn văn khoảng 6- 8 câu phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên.

 

1
29 tháng 12 2021

giúp mình với please 
 

Câu chuyện về bốn ngọn nếnTrong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy.  Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành.  Hơn tất cả,...
Đọc tiếp

Câu chuyện về bốn ngọn nến

Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy.  Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.

Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.

Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành.  Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi.

Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?

Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng.  Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?" - cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc.

Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng.

Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.

(Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)

1.      Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì? Chỉ ra trình tự câu chuyện?

2.      Hãy gạch chân các từ ngữ gắn kết câu chuyện về 4 ngọn nến?

3.      Thử bỏ đi câu chuyện về ngọn nến thứ tư, câu chuyện sẽ như thế nào?

4.      Theo em, thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc là gì? Nó được thể hiện trong câu văn nào?

5.      Từ đó em hiểu thế nào là liên kết trong văn bản? Theo em, liên kết quan trọng như thế nào?

mong mn giúp T_T

0
21 tháng 11 2021

Answer:

1.

- Thể thơ: lục bát

- Nhân vật trữ tình: chàng trai xa quê lâu ngày

- Nội dung: Là nỗi nhớ quê hương tha thiết của người xa quê lâu ngày, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa của chàng trai

2.

- Thành ngữ: "dãi nắng dầm sương

\(\rightarrow\) Chỉ sự chịu đựng những vất vả, gian lao trong cuộc sống

3.

* Biện pháp tu từ:

- Điệp từ: nhớ, ai

\(\rightarrow\) Tạo tính nhịp điệu cho bài thơ, khắc hoạ nỗi nhớ quê hương sâu đậm, da diết, không lúc nào nguôi ngoai của chủ thể trữ tình

- Liệt kê: quê nhà, canh rau muống, cà dầm tương, ai dãi nắng dầm sương, ai tát nước bên đường

\(\rightarrow\) Đưa ra hàng loạt những hình ảnh cụ thể từ những món ăn bình dị, dân dã, thân thuộc thường ngày từ lâu đã trở thành hương vị đặc trưng của quê hương. Tô đậm hình ảnh những người nông dân chân đất thật thà, một nắng hai sương, lao động vất vả, tảo tần. Bộc bạch được nỗi lòng, diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc nỗi nhớ của những con người xa quê đối với quê hương, khiến nỗi nhớ càng trở nên sâu sắc và khắc khoải

4. 

- Những hình ảnh được xuất hiện trong đoạn trích: canh rau muống, cà dầm tương, ai dãi nắng dầm sương, ai tát nước bên đường

\(\rightarrow\) Nhận xét: Tất cả đều là những hình ảnh gắn liền, thân thuộc với chốn thôn quê

5. 

- Từ đồng âm với từ " canh ": canh gác, canh gác

6.

- Đại từ: ai, anh

10 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước là những hành động cụ thể, được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”.

Có thể thấy, lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong cả kháng chiến lẫn công cuộc dựng xây xã hội chủ nghĩa. Thế hệ thanh thiếu niên cần không ngừng cố gắng học tập, làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn chặn triệt để các hành vi tuyên truyền phản động, biểu tình gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh đất nước.

Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam chính là nền tảng, cơ sở cho sự thống nhất trong khác biệt để Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập hợp lực lượng, tạo thành sức mạnh tổng hợp của một dân tộc, đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế, quân sự không lớn, song đã đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ thực dân, đế quốc, giành độc lập, tự do; tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vì thế, khi nước nhà đã giành được độc lập, song hiểm nguy từ nạn "giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm" vẫn đe dọa nền độc lập, tự do mà nhân dân ta đã giành được sau hơn 80 năm trời nô lệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”[6]; đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người dân, mọi giai tầng trong xã hội trong các bức thư gửi cho các cụ phụ lão: “Xưa nay, những người yêu nước không vì tuổi già mà chịu ngồi không” (Thư gửi các cụ phụ lão); cho các em nhỏ: “Các em phải thương yêu nước ta” (Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa); cho một Việt kiều: “Tôi vẫn nghe ông là người yêu nước thương nòi, vậy dịp này rất thuận tiện cho ông tỏ lòng trung thành với Tổ quốc” (tháng 9/1945); cho các giám mục và đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình: “Các vị là những người chân chính yêu nước, đồng thời cũng là những chân chính tín đồ của đức Giêsu” và bao dung, vị tha với những người trót lầm đường, lạc lối: “Ai cũng có lòng yêu nước, chẳng qua có lúc vì lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn. Nói lẽ phải họ tự nghe”[7]... để quy tụ, tập hợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở của lòng yêu nước chân chính, tiến hành sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Trân trọng giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc tuyên truyền về lòng yêu nước, tinh thần yêu nước cho mọi người dân, trong mọi thời điểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước không chỉ dừng ở nhận thức mà chính là phải thể hiện ở hành động. Cho nên, để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn, Người yêu cầu các cấp, các ngành “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”[8], vì “đành biết rằng từ đây đi đến cuộc toàn thắng, chúng ta còn phải kinh qua nhiều nỗi khó khăn. Nhưng chúng ta giàu lòng yêu nước, thì chúng ta quyết cứu được nước”

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Người, trong những năm tháng đấu tranh gian lao ấy, tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của mọi người dân Việt Nam đã được phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm nổi bật tinh thần, ý chí và trí tuệ con người Việt Nam. Đó chính là sức mạnh của lòng yêu nước được hun đúc suốt hàng ngàn năm lịch sử; không chỉ được bồi đắp mà còn phát triển lên một tầm cao mới, gắn với tinh thần quốc tế trong sáng. Đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước chân chính hòa quyện với chủ nghĩa quốc tế cao cả trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội; là lòng nồng nàn yêu nước gắn với sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của các đồng chí, bạn bè và nhân dân lao động các nước; là phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đấu tranh để “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[10] trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử. Đó cũng chính là hiển hiện của những tấm gương yêu nước, anh hùng mà khiêm nhường của biết bao quần chúng ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi; của đội ngũ cán bộ, đảng viên trên mọi lĩnh vực công tác ở cả tiền tuyến và hậu phương,v.v.. đã kết thành "một làn sóng mạnh mẽ", tạo thành sức mạnh tổng hợp, vô song, làm nên những chiến công của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, đưa đất nước ta tới hòa bình, độc lập, thống nhất, kiên định ục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Vì thế, có thể nói, những giá trị tinh hoa truyền thống như tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương giống nòi, phụng sự Tổ quốc, tinh thần sẵn sàng hy sinh vì dân, vì nước,v.v.. đến Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh đã được nâng lên một tầm cao. Yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung và hình thức mới, mang bản chất giai cấp, hòa quyện chặt chẽ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại mà cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là yêu nước chân chính gắn với tinh thần quốc tế vô sản, "khác hẳn tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”… và chính Người là một mẫu mực của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước Việt Nam hiện đại đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình ảnh của sự gặp nhau giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản”