Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2023

Đoạn trích trên là lời ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước và con người Việt Nam. Ngay từ câu thơ đầu tiên đã là lời giới thiệu đầy tự hào "Việt Nam đất nắng chan hòa/ Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh". Đất trời ưu ái cho Việt Nam chúng ta những điều kiện thuận lợi để có những sản vật quý giá. Quanh năm bốn mùa đều có những thức quà độc đáo từ thiên nhiên để thưởng thức. Sau đó tác giả tiếp tục giới thiệu về con người Việt Nam "Mắt đen cô gái long lanh..." và "Tay người như có phép tiên/ Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ. Nhà thơ đã khéo léo kết hợp biện pháp so sánh và nhân hóa để làm nổi bật hình ảnh con người đất Việt. Nghệ thuật so sánh cho ta thấy sức lao động kì diệu của nhân dân ta có thể làm ra tất cả mọi thứ. Thi sĩ chọn hình ảnh tre - biểu tượng cho con người Việt Nam để sử dụng phép nhân hóa "dệt nghìn bài thơ". Qua đó để nói lên sự phong phú trong đời sống tinh thần, tình cảm của người dân Việt Nam. Bài thơ là lợi ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, con người, phong tục văn hóa của đất nước. Con người điểm tô cho vẻ đẹp của đất nước nên mỗi người phải có ý thức tự phát triển bản thân, xây dựng đất nước giàu đẹp và phát triển.

23 tháng 10 2023

Đây là bạn tự viết hay lấy vài ý trên mạng đấy 

    Việt nam đất nắng chan hòa             Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh                    Mắt đen cô gái long lanh            Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung                     Đất trăm nghề của trăm vùng             Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem                     Tay người như có phép tiên            Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.         ...
Đọc tiếp

    Việt nam đất nắng chan hòa 

            Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

                    Mắt đen cô gái long lanh

            Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung 

                    Đất trăm nghề của trăm vùng 

            Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem 

                    Tay người như có phép tiên

            Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

                                        (Trích bài thơ Hắc Hải - Nguyễn Đình Thi)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì ?

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ : " Tay người như có phép tiên - Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ "

Câu 5:Từ đoạn thơ trên,em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam ?

1
18 tháng 12 2022

câu 1 : thể thơ lục bát

câu 2 : biểu cảm

câu 3 : Nội dung:Vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam là kết tinh từ ngàn đời nay truyền lại. Vẻ đẹp của thiên nhiên, của truyền thống văn hóa. Con người tô điểm cho vẻ đẹp của đất nước, chính vì thế phải ý thức tự phát triển bản thân, là đẹp con người để đất nước giàu đẹp hơn. Tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước và con người Việt Nam. Sống học tập và rèn luyện để giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp ấy.

câu 4 : BPTT : so sánh , nhân hóa

+ so sánh : tay người - phép tiên 

\(\rightarrow\) làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt , nhấn mạnh vẻ đẹp lao động của con người VN

+ nhân hóa : tre - dệt nhìn bài thơ 

\(\rightarrow\) giúp sự vật trở nên gần gũi với con người , làm tăng thêm sự sống động cho lời thơ .

câu 5: ( mik tham khảo câu này nha ) 

Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ,tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới 1 đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị: tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam.

18 tháng 12 2022

c.ơn hiu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Việt Nam đất nắng chan hoàHoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanhMắt đen cô gái long lanhYêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chungĐất trăm nghề của trăm vùngKhách phương xa tới lạ lùng tìm xemTay người như có phép tiênTrên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.(Trích Bài thơ Hắc Hải – Nguyễn Đình Thi)Câu 1: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

(Trích Bài thơ Hắc Hải – Nguyễn Đình Thi)

Câu 1: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 2: Chỉ rõ đặc điểm của thể thơ lục bát trong đoạn thơ sau:

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 4-6 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam qua đoạn thơ trên, trong đoạn văn em có sử dụng 01 cụm danh từ, gạch dưới cụm danh từ
 

0
Câu 1 Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:“Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ.”( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.Câu 2Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy...
Đọc tiếp

Câu 1 

Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 2

Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.

Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó

Câu 3

Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống”

(Lep Tôn- xtôi).

Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.

Câu 4

· "Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"

· (Trích bài thơ "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy)

· Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.

Câu 5

· Trong văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô - đê (SGK Ngữ văn 6- T2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha- men đã nói: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...".

· Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn

· Câu 6

· "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".

· (Vũ Tú Nam)

· Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.

· Câu 7

· Mưa sông
Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối
Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh
Trên đường cát bụi vùng theo gió
Nón mới cô kia lật nửa vành
Ếch gọi nhau hoài tự mấy ao
Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao
Đò ngang vội vã chèo vô bến
Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào
Buồm rơi trơ lại cột tre gầy
Loang loáng chân trời chớp xé mây
Chim lẻ vội vàng bay nhớn nhác
Mưa gieo nặng hột xuống sông đầy

· (Nguyễn Bính)

· Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông.

0
                    Việt nam đất nắng chan hòa             Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh                    Mắt đen cô gái long lanh            Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung                     Đất trăm nghề của trăm vùng             Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem                     Tay người như có phép tiên            Trên tre lá cũng dệt nghìn...
Đọc tiếp

                    Việt nam đất nắng chan hòa 

            Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

                    Mắt đen cô gái long lanh

            Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung 

                    Đất trăm nghề của trăm vùng 

            Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem 

                    Tay người như có phép tiên

            Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

                                        (Trích bài thơ Hắc Hải - Nguyễn Đình Thi)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì ?

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ : " Tay người như có phép tiên - Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ "

                    

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

0
17 tháng 11 2019

Việt Nam là đất nước hòa bình.

Cây xanh tươi tốt cả bốn mùa.

Những cô gái có đôi mắt long lanh hiệ lên được vẻ dịu dàng của những cô gái Việt Nam.

Một khi những cô gái đã yêu ai thì yêu họ trọn kiếp suốt đời thủy chung.

Đất nước ta có rất nhiều ngành nghề mà mỗi vùng thì tượng chưng cho một nghề tiêu biểu.

Những điều ấy khiến những người khách phương tây cảm thấy hiếu kỳ liền tới xem sao.

Chính bàn tay của chúng ta đã làm nên đất nước này nên được xem là có pháp tiên.

Chỉ là cây lá thôi mà cũng có thể dệt ra được nghìn bài thơ về đất nước ta.

Lời bài hát sau đây là bài gì?Đôi khi tôi vô tình nhìn thấy anh Anh vô tình đi rất nhanh Trái tim rung động theo từng câu hát Lấp lánh những ánh đèn chiếu xung quanh Tôi thấy mình trong mắt anh Nhưng có lẽ anh không nhận ra. Tôi muốn nói anh nghe những tầm thường của thế giới ở ngoài kia Anh có biết không? Tôi muốn nói ra hết nhưng lại sợ mình không thể đi cùng nhau Sợ người vô...
Đọc tiếp

Lời bài hát sau đây là bài gì?

Đôi khi tôi vô tình nhìn thấy anh 
Anh vô tình đi rất nhanh 
Trái tim rung động theo từng câu hát 
Lấp lánh những ánh đèn chiếu xung quanh 

Tôi thấy mình trong mắt anh 
Nhưng có lẽ anh không nhận ra. 
Tôi muốn nói anh nghe những tầm thường của thế giới ở ngoài kia 
Anh có biết không? 

Tôi muốn nói ra hết nhưng lại sợ mình không thể đi cùng nhau 
Sợ người vô tình. 
Vô tình lạc mất anh, giữa thênh thang do dự rối ren 
Anh có thể nắm tay em để em không phải tìm anh nữa không? 

Sao anh vẫn chưa thấy em đã cố gắng để mình giống như 
Em vô tình như thế thôi! 
Em vô tình yêu lấy anh mà sâu đậm như thế này? 
Cùng em đi thật xa đến mọi nơi phương trời lạ 

Phiêu bạt như những áng mây giữa đất trời 
Rồi anh sẽ nhận ra những thứ sâu trong lòng em 
Vô tình như là một giấc mơ dài cả đời.

# Chúc các bạn có thể lấy được like từ mình #

3
14 tháng 12 2018

LÀ...BÀI..."VÔ TÌNH"

ĐÔI KHI TÔI VÔ TÌNH TRẢ LỜI CÂU HỎI LINH TINH

22 tháng 10 2016

Bài 1: Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm.Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.

Bài 2:

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.Câu thơ còn thể hiện thái độ không khoan nhượng, không nhún nhường trước những hành động bạo tàn đó, thể hiện được chí khí,bản lĩnh của một người dân yêu nước. Không chỉ giận dữ trước hành động của lũ giặc, Lí Thường Kiệt còn lên tiếng cảnh báo trước hậu quả của lũ giặc sẽ phải nhận lấy khi xâm lược Việt Nam “chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời” đó chính là kết cục đầy ê chề, thê thảm của lũ cướp nước. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện được niềm tin bất diệt của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn ấy.Như vậy, bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết quả bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.