Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em thích nhất đoạn cuối cùng vì đoạn văn thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả Vũ Quần Phương với ông đồ và tâm trạng xót xa tiếc nuối trước một thời tàn. Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ông đồ với những dẫn chứng rõ ràng, chi tiết, Vũ Quần Phương đồng thời đã bộc lộ suy nghĩ, tình cảm luyến lưu buồn sầu của ông với một dáng hình truyền thống, một phong tục đẹp đẽ của dân tộc. Những cảm xúc luyến lưu ấy đã thực sự chạm vào tim em, khơi lên những liên tưởng phảng phất u buồn về một thời quá vãng.
Bài làm
Câu 1:
a) Tên văn bản trên là văn bản " Bạn đến chơi nhà "
b) Bài thơ thuộc thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.
c) Cụm từ " ta với ta " trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " nhằm chỉ chủ nhà và khách, chúng ta không thể phân biệt được đâu là chủ nhà, đâu là khách
=> Thể hiện tình bạn rất thắm thiết, sâu sắc, có thể vượt lên tất cả mọi của cải, cật chất bên ngoài.
d) Theo em, câu " Đầu trò tiếp khách trầu không có" hay hơn. Vì, dân gian đã có câu " Miếng trầu là đầu câu truyện ", nên muốn mở đầu câu chuyện thì ít nhất phải có trầu, nhưng kể cả trầu không có nhưng tác giả vẫn giữ được tình bạn đẹp. Còn câu " Trầu buồn một nỗi cau không có " , chỉ sự buồn rầu, nỗi buồn chỉ có một mình là trầu nhưng không có cau.
Câu 2:
Bài làm
Thông thường, ai cũng chỉ muốn cuộc đời mình gắn với những niềm vui, chẳng ai lại thích thú trước những nỗi buồn. Thế nhưng khi tất cả những điều vui buồn bỏ lại sau lưng, ta sẽ thấy nhớ và quý quá khứ dù quá khứ đó có cả nỗi buồn. Tuổi thơ đối với tôi không ngọt ngào như viên kẹo tròn, không mơ mộng như một miền cổ tích nhưng lại khiến trái tim ghi nhớ cả một đời. Những vui buồn ngày ấy là những kỉ niệm tươi đẹp nhất trong đời tôi.
Ngày còn nhỏ, thấy các bạn thành thị xúng xính cặp sách, quần áo, đồ chơi đẹp, tôi thấy mình và những đứa trẻ vùng quê sao mà thiệt thòi thế. Chúng tôi chỉ có những bộ quần áo mới khi tết đến, đồ chơi cũng rất ít chủ yếu là những món vụn vặt mà chúng tôi nhặt được. Khi đủ khôn lớn tôi chợt thấy mình may mắn khi chúng tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê, nơi tôi có thể thỏa thích thả những cánh diều mơ ước. Tôi gửi những niềm vui nỗi buồn của mình trên những cánh đồng lúa bát ngát, hòa vào dòng nước mát rượi của dòng sông và lẫn bên trong từng trận cười giòn tan hay những giọt nước mắt của cô bé dỗi hờn. Ngày ấy, có một cô bé háo hức đợi cơn mưa đầu mùa để rủ đám bạn trong xóm chơi trò tạt nước, rồi theo những con kênh rạch cạn suốt ngày nắng hè để tìm những chú cá rô lên bờ. Niềm vui bắt được những chú cá vượt cạn, những con ốc, con cua đầy giỏ mà tôi cứ ngỡ như niềm vui của nàng Tấm khi nghĩ về chiếc yếm đào. Lũ trẻ đồng quê chúng tôi chẳng sợ bùn lầy cũng không ngại mưa gió như những đứa trẻ thành thị bây giờ. Có khi cả ngày lặn lội dưới ao xúc từng con tép hoặc những ngày nắng đầu trần đi câu cá mà vẫn không hề bị cảm. Chúng tôi giống nhau ở màu da sạm nắng và mái tóc cháy vàng, đôi chân trần vững chải duy chỉ có mỗi nụ cười vẫn hiện hữu trong đôi mắt.Rồi những nỗi buồn bất chợt khiến tôi bao lần bật khóc. Đó là ngày cô bạn thân sát nhà chuyển sang lớp khác, chẳng còn ngồi chung bàn với tôi dù chúng tôi vẫn gặp nhau mỗi ngày sau giờ đi học. Cô bạn ấy là cả một miền kí ức với tôi. Chúng tôi cùng nhau lớn lên, cùng nhau xây ngôi nhà mơ ước dưới gốc me, gốc khế. Cùng nhau đi qua những tháng năm buồn vui của tuổi thơ và cùng hẹn ước mai sau lớn lên vẫn là những người bạn tốt. Hay những lần chơi trò rượt đuổi mải chẳng bắt được ai, cô bé hay hờn dỗi ấy đã khóc một mình bên đống rơm khô khiến cả đám bạn phải năn nỉ, chọc cười. Nỗi buồn của tuổi thơ tôi cũng có lúc vỡ òa trong thương nhớ. Đó là lần mẹ tôi về quê ngoại phụ ngoại thu hoạch vườn cây suốt một tháng trời. Tôi đếm từng ngày, mong từng đêm có khi còn mơ thấy mẹ về mang rất nhiều đồ chơi cho tôi. Nhưng những nỗi buồn ấy chẳng khác gì những bong bóng nước, nó dễ xuất hiện theo mỗi cơn mưa và cũng dễ tan vỡ đi trong phút chốc. Không giống như người lớn, những đứa trẻ chúng tôi sẽ cười thật to thật vui khi hạnh phúc và khóc òa khi buồn phiền. Chúng tôi chẳng biết gặm nhắm nỗi buồn vì ngày mai lại là một ngày mới.
Dù hôm nay tôi đã xa quê hương, xa những buồn vui tuổi thơ nhưng kí ức ấy vẫn nằm yên trong một góc tâm hồn. Mỗi khi gặp chuyện gì không vui tôi cố gắng nhớ lại những nụ cười đã mất và an ủi bản thân rồi sẽ vượt qua. Kí ức tuổi thơ dù vui hay buồn vẫn rất quan trọng trong đời mỗi con người, vì thế hãy để những đứa trẻ của chúng ta hôm nay được tự do trong vùng trời của ước mơ riêng chúng.
# Chúc bạn học tốt #
Tiểu sử:
+ Vũ Đình Liên (1913-1996)
+ Quê quán: quê gốc ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội
+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới
Sự nghiệp:
+ Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học
+ Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…
+ Phong cách sáng tác: mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ hoài vọng
Tham khảo!
Vũ Đình Liên (12/11/1913- 18/1/1996) sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn VN.
Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá... Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn – 1957), Nguyễn Đình Chiểu (1957)…
- Chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).
+ Chữ Nho còn gọi là chữ Nôm cũ là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt. Chữ Nôm được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán (chủ yếu là phồn thể), vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu. Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20.
+ Nghệ thuật thư pháp: Thư pháp xuất hiện hầu như đồng thời với sự hình thành văn tự bởi nhu cầu trình bày trang nhã và minh bạch văn bản. Công cụ chính tạo nên thư pháp là bút và chất liệu lưu trữ văn tự, mà sau được hiểu gồm mực và giấy. Thư pháp gia thường không nhất thiết phải là bậc trí giả nhưng ít nhiều được coi trọng nhờ vốn học vấn đủ để biên chép và họ có khả năng đẩy văn tự lên tầm nghệ thuật.
Sau khi đọc tác phẩm "Ông đồ", em cảm thấy xót thương cho hoàn cảnh và số phận của nhân vật ông đồ khi nền Nho học đã tàn phai. Ban đầu, trong những ngày tháng huy hoàng, ông đồ nhận được sự chú ý và ngưỡng mộ vì tài năng và học vấn. Vậy mà sau đó vài năm, ông lại bị lãng quên bên góc phố quen thuộc. Ông đồ như một người nghệ sĩ, mang hết tài năng của mình hiến cho cuộc đời nhưng cũng không thể chiến thắng được với thời gian. Cả bài thơ ta thấy được tâm trạng u buồn, cô đơn, tủi phận, thấm đẫm nỗi sầu nhân thế của ông đồ già cô đơn lỡ vận.
Em thích nhất bài thơ Tiếng Gà Trưa
Bởi vì bài thơ nói về kỷ niệm giữa bà và cháu, một tình cảm rất đặc biệt và không thể phai mờ
Chọn B.
đáp án là B nha bạn :))