Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thái độ:
+ Ngạc nhiên pha lẫn thích thú trước đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thờiLý - Trần.
+ Khách quan khi phản ánh sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn để cho thấy sự phong phú của thị trường đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.
- Căn cứ xác định thái độ của tác giả thể hiện qua VB:
+ Sử dụng trực tiếp từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp thái độ của tác giả.
+ Lựa chọn chi tiết và sử dụng từ ngữ, câu văn trung hoà về mặt cảm xúc.
a. Sơ đồ, hình ảnh.
b. Điểm đáng lưu ý:
- Chú thích ngắn gọn tên của phương tiện phi ngôn ngữ.
- Trích dẫn nguồn của phương tiện phi ngôn ngữ (nếu có).
c. Tác dụng:
- Đối với VB Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một: Hệ thống sơ đồ, hình ảnh minh hoạ trực quan thông tin của VB; giúp người đọc dễ hiểu và dễ hình dung nội dung VB hơn.
- Đối với VB Đồ gốm gia dụng của người Việt: Hệ thống hình ảnh tăng hiệu quả trực quan cho những thông tin chính, từ đó, người đọc dễ hiểu VB hơn. Đặc biệt là hệ thống hình ảnh mô tả hình dáng của cái bát ăn cơm được sắp xếp theo trình tự thời gian, hỗ trợ trực quan cho nội dung trình bày về lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm ở phần đầu VB.
- Đó là xu hướng dùng đồ gốm gia dụng Trung Hoa và Nội phủ.
Phương diện | Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một | Đồ gốm gia dụng của người Việt | Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai |
Đề tài | Những nét độc đáo của hang Sơn Đoòng | Những điểm đặc biệt của đồ gốm gia dụng Việt Nam qua một số giai đoạn lịch sử | Giá trị của tàu điện Hà Nội. |
Thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản | - Thông tin cơ bản: Sơn Đoòng là Đệ nhất kì quan và định hướng cụ thể để phát triển bền vững hang Sơn Đoòng - Một số thông tin chi tiết: Quá trình phát hiện ra hang; những điểm đặc biệt của hang; ý kiến về cách khai thác và bảo tổn hang.
| - Thông tin cơ bản: Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử phát triển liên tục, điển hình là trường hợp của cái bát ăn cơm; đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần. - Một số thông tin chi tiết: Các chi tiết liên quan đến lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm; các chi tiết về đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần; các chi tiết về sự phân biệt trong một số xu hướng dùng đồ gốm từ sau thế kỉ XV. | - Thông tin cơ bản: Thông tin về tàu điện trong quá khứ, hiện tại và những đề xuất xây dựng lại hệ thống tàu điện. - Một số thông tin chi tiết: Giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học của hệ thống tàu điện Hà Nội xưa; việc giữ lại và cải tạo hệ thống tàu điện ở nước ngoài; đề xuất khôi phục lại hệ thống tàu điện Hà Nội.
|
Cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày | - Kết hợp hai cách: Trật tự thời gian, ý trình bày và nội dung chi tiết. - Hiệu quả: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử phát hiện, tìm kiếm và công bố thông tin về Sơn Đoòng; mối quan hệ giữa thông tin cơ bản và nội dung chi tiết. | - Kết hợp các cách trình bày: ý chính và nội dung chi tiết; so sánh – đối chiếu. - Hiệu quả: Góp phần làm nổi bật thông tin chính, chi tiết hoá để làm rõ thông tin chính.
| - Kết hợp cách: nêu ý chính và nếu nội dung chi tiết (7 đoạn đầu), so sánh – đối chiếu (việc hệ thống tàu điện ở Hà Nội bị bỏ với việc hệ thống tàu điện ở cácnước được giữ lại, phát triển). - Hiệu quả: Góp phần chi tiết hoá thông tin chính, làm nổi bật thông tin chính. |
Đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản | - Sử dụng nhan đề và hệ thống đề mục, sơ đồ, hình ảnh và các chú thích cho các phương tiện phi ngôn ngữ. - Vai trò: Làm rõ bố cục của VB; làm nổi bật nội dung chính; minh hoạ trực quan, làm cho thông tin của VB trở nên cụ thể, rõ ràng, sinh động, dễ hiểu. | - Sử dụng nhan đề, hình ảnh minh hoạ và các chú thích tương ứng với từng hình, không sử dụng hệ thống các đề mục để tóm tắt các thông tin chính của VB. - Vai trò: Nhan đề khái quát thông tin chính của VB; hệ thống hình ảnh đi kèm với các chú thích cụ thể; trực quan của thông tin. | - Sử dụng nhan đề, bản đồ, hình ảnh, số liệu, không sử dụng hệ thống các đề mục để tóm tắt các thông tin chính của VB. - Vai trò: Làm cho thông tin của VB trở nên cụ thể, rõ ràng, sinh động, dễ hiểu.
|
Thái độ, quan điểm của người viết | - Thái độ: Ngợi ca, tự hào xen lẫn thán phục tạo tác kì diệu của thiên nhiên; trân quý tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng. - Quan điểm: Khai thác cánh quan nhưng phải đi đội với việc giữ gìn, bảo vệ các giá trị độc đáo của cảnh quan. | - Thái độ: Khẳng định đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có một lịch sử phát triển liên tục; ngạc nhiên pha lẫn thích thú trước đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý Trần; khách quan khi phảnánh sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn. - Quan điểm: Chưa thể hiện rõ quan điểm của tác giả. | - Thái độ: Yêu quý, tự hào, thán phục giá trị lịch sử, văn hoá của hệ thống tàu điện xưa của Hà Nội. - Quan điểm: Nên khôi phục và xây dựng hệ thống tàu điện vừa hiện đại, vừa thể hiệnnhững giá trị của lịch sử.
|
Phương tiện phi ngôn ngữ | Hình ảnh, số liệu.
| Hình ảnh, số liệu.
| Bản đồ, hình ảnh, số liệu. |
- Các dữ liệu và thông tin của văn bản được trình bày theo: trật tự thời gian, ý chính và nội dung chi tiết.
Phần văn bản | Cách trình bày | Căn cứ xác định |
(1) “Sơn Đoòng bắt đầu được biết đến từng năm 1990 ... công bố là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới vào năm 2010” | Trật tự thời gian để cung cấp thông tin về lịch sử tìm kiếm, phát hiện và công nhận những kì tích của hang Sơn Đoòng | Dữ liệu được sắp xếp theo trật tự thời gian (lần đầu tiên Sơn Đoòng được biết đến trong một chuyến đi rừng tình cờ của Hồ Khanh vào năm 1990; cuộc gặp gỡ giữa Hồ Khanh và Hao-ớt Lim-bơ cũng như nỗ lực của Hồ Khanh tìm kiếm trở lại Sơn Đoòng vào năm 2008; sự kiện chính thức phát hiện và thám hiểm toàn bộ hang Sơn Đoòng của Hao-ớt Lim-bơ và Hồ Khanh vào năm 2009; Sơn Đoòng được công bố trên tạp chí Địa lí Quốc gia Mỹ vào năm 2010). |
(2) “Theo số liệu chính xác do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn An Thi Việt Nam …, có lối đi ra ngoài” | Mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết để cung cấp cho người đọc những minh chứng cho thấy Sơn Đoòng xứng đáng được xem là Đệ nhất kì quan | Phần VB trình bày nhiều dữ liệu về những điểm đặc biệt của Sơn Đoòng như số liệu chính xác về chiều dài, chiều cao và thể tích của hang; nét đặc biệt của hang Én; thảm thực vật ở hai hố sụt; những cột nhũ đá và thế giới “ngọc động” của Sơn Đoòng, “bức tường Việt Nam”; những dữ liệu ấy góp phần làm rõ ý chính Sơn Đoòng được xem là Đệ nhất kì quan. |
- Nhận xét:
+ Cách trình bày thông tin theo trật tự thời gian giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử phát hiện, tìm kiếm và công bố thông tin về hang Sơn Đoòng.
+ Cách trình bày thông tin theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết giúp cho thông tin cơ bản của phần VB “Sơn Đoòng - Đệ nhất kì quan” được hỗ trợ làm rõ bằng những dữ liệu cụ thể, chính xác, khách quan; trên cơ sở đó, tạo tính thuyết phục cho thông tin cơ bản và người đọc, nhờ vậy mà hiểu rõ hơn về thông tin cơ bản.
Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.
a. Trình bày theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết (thể hiện qua việc tác giả trình bày chi tiết lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm; để từ đó, làm rõ cho một nội dung chính mà đoạn văn muốn chuyển tải là đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có một lịch sử phát triển liên tục).
b. Thông tin của đoạn văn này được trình bày kết hợp theo hai cách sau:
+ Theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết (được thể hiện qua việc tác giả trình bày chi tiết đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần, sự phân biệt trong một số xu hướng dùng đồ gốm từ sau thế kỉ XV, để từ đó, làm rõ cho nội dung chính mà đoạn văn muốn chuyển tải là đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần).
+ Theo cấu trúc so sánh – đối chiếu (được thể hiện qua việc trình bày sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn để cho thấy sự phong phú của thị trường đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần).
- Hiệu quả của các cách trình bày thông tin ấy trong VB: Góp phần làm nổi bật thông tin chính, chi tiết hoá để làm rõ thông tin chính của VB.