Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
“Làn thu thuỷ” gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; “nét xuân sơn”gợi lên đôi lông mày thanh tú, mềm mại, tươi non trên gương mặt trẻ trung.
Câu 2:
BPTT: ẩn dụ, so sánh
Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp của nụ cười, mái tóc, làn da của Thúy Vân
Câu 3:
Tám câu thơ cuối bài tác giả sử dụng điệp từ " buồn trông". Hai tiếng " buồn trông" lặp lại bốn lần chỉ vậy thôi mà đã gói gọn tâm thế của Kiều và cũng tạo sự buồn thương cho nàng. Cách miêu tả cảnh vật của Nguyễn Du cũng vô cùng độc đáo, miêu tả từ xa đến gần, từ mở ảo đến rõ ràng. Cũng giống như tâm trạng của Kiều lúc này, càng buồn thì cảng trông ngóng, Nguyễn Du như hiểu được điều đó.
Câu 4:
Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:
“Quê hương tôi nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
+ Phép tương đối: hoàn cảnh sống, xuất thân của hai người lính
+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”
+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện
Khổ cuối: hình ảnh "trái tim" vừa là hình ảnh ẩn dụ, vừa là hình ảnh hoán dụ gợi ra biết bao ý nghĩa: trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp thiêng liêng của người lính quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh., trái tim ấy chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, tinh thần bất khuất, lòng dũng cảm tuyệt vời.
Chép hai câu thơ có thành ngữ là:
+ Bên trời góc bể bơ vơ
+Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ
Giải thích:
+ Bên trời góc bể: Chỉ sự long đong nay đây mai đó, khi bên trời, khi góc biển xa xôi, phiêu bạt.
+ Quạt nồng ấm lạnh: Mùa hè thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông thì nằm trước để ủ ấm chỗ cho cha mẹ trước.
1) Hai câu thơ có sử dụng thành ngữ "bên trời góc bể" và "quạt nông ấp lạnh"
-" Bên trời góc bể bơ vơ" và "Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ"
2) Ý nghĩa của 2 thành ngữ
-"bên trời góc bể" diễn tả nỗi nhớ người yêu không nguôi của Kiều và nỗi đau đớn của nàng khi mối tình đầu vì cảnh ngộ mà phải chia lìa tan tác
- "Quạt nồng ấp lạnh" diễn tả sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha ,mẹ
1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều
2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
. - Nội dung của tám câu thơ: Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.
b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
- Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.
- Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.
- Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.
Đoạn thơ trên có sử dụng hai biện pháp tu từ là: So sánh và nhân hóa.
-Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ
Tác dụng: Vầng Trăng là một vật vô tri vô giác đã trở nên sinh động hơn dưới ngòi bút tài ba của tác giả. Biện pháp tu từ nhân hóa đã làm cho vầng trăng trở nên có hồn, sinh động như một cơ thể sống.
-Biện pháp so sánh:Như người dưng qua đường
Xưa kia, con người luôn xem trăng là bạn, bầu bạn với trăng.Nhưng giờ đây công nghiệp phát triển, đèn điện ra đời, ánh trăng dần bị lãng quên.biện pháp so sánh làm cho người đọc, người nghe tháy được sự hờ hững,vô tình của nhân vật trữ tình đối với vầng trăng.
1. HCST: viết năm 1978, sau 3 năm ngày đất nước giải phóng, trích tập thơ "Ánh trăng"
➙ Trước những vật chất xa hoa, bận rộn của cuộc sống, con người dễ quay lưng với quá khứ và đánh mất bản thân mình
2. Trong 2 câu thơ: "Từ hồi về thành phố/ quen ánh điện, cửa gương" đã sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ. Nhà thơ đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người trong hiện tại với quá khứ qua hình ảnh hoán dụ "ánh điện, cửa gương"- tượng trưng cho cuộc sống tiện nghi, đầy đủ, khép kín, xa rời thiên nhiên để từ đó diễn tả sự đổi thay trong tình cảm của con người.
3. Câu thơ có sử dụng phép hoán dụ trong chương trình văn 9 là:
"Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
*Nằm trong tác phẩm "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
4. (Bạn tham khảo ý và tự viết nhé)
- Nghệ thuật: Những hình ảnh hiện thực có ý nghĩa ẩn dụ ("đèn điện tắt", "phòng tối om") cộng 2 động từ chỉ trạng thái "thình lình","đột ngột" (từ gợi tả để miêu tả tình huống bất ngờ buộc con người phải đối mặt với vầng trăng tình nghĩa)
➙ Gợi nghĩ về những biến động bất ngờ, những nghiệt ngã của cuộc sống
➩ Mấy ai biết được chữ ngờ. Trước những tai ương cuộc sống, ta cần nỗ lực phấn đấu để vượt qua chính mình
- Hành động "bật tung cửa sổ"
➙ Thể hiện thái độ sống tích cực
➩ Hình ảnh vầng trăng tròn là một hình ảnh biểu tượng có ý nghĩa sâu sắc và bao dung
➤ Trong cuộc đời, con người ta thường bị té ngã trước những cái thình lình rồi phải tự đứng dậy bằng những cái bật tung để rồi "đột ngột" nhận ra giá trị cuộc sống
(- Tình huống bất ngờ tạo nên sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng. Nơi thành phố với ánh điện cửa gương, con người ít khi chú ý đến ánh trăng, chỉ khi đèn điện tắt thì mới có dịp đối diện với nó. Và trong khoảnh khắc bất ngờ từ bóng tối bước ra ánh sáng người ta không khỏi ngỡ ngàng khi nhận ra vầng trăng tròn vẫn tỏa sáng.)
TICK CHO MÌNH VỚI NHAAA :>>