Cho biết các câu sau mắc lỗi gì và nêu cách sửa (chú ý đối chiếu với các...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Câu

Lỗi sai

Cách sửa

a

Sắp xếp sai trật tự thành phần câu

Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, Nguyễn Vỹ đã viết “Thần – chàng trai nước Việt", trong đó có thuật lại việc Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự.

b

Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.

“Tuấn – chàng trai nước Việt", một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại những chứng tích thời đại" trong khoảng 45 năm đầu thế kỷ XX.

c

Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.

Một số tài liệu cho rằng: theo gợi ý của V. Lê-nin, khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, M. Go-rơ-ki đã viết các tác phẩm tự truyện về cuộc đời ông, trong đó có “Thời thơ ấu”, "Kiếm sống”, “Tôi đã học tập như thế nào...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Văn bản

Nhân vật

Tác dụng của yếu tố hư cấu trong việc khắc họa nhân vật

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Cụ Phan Bội Châu

Khắc hoạ được chân dung phong thái của nhân vật lịch sử như một chứng tích; thể hiện được tầm ảnh hưởng của cụ Phan đối với thanh niên đương thời....

Tôi đã học tập như thế nào?

Cậu bé Pê – xcốp

Các trải nghiệm của nhân vật, tính cách, quá trình trưởng thành của nhân vậtvừa sinh động, vừa mang tính khái quát cao: những bài học của nhân vật dễ trở thành bài học kinh nghiệm chung với mọi người.

Xà bông “con vịt”

Cai Tuất

Nhân vật trở nên thực và sinh động hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Ý nghĩa của câu chuyện trong việc thực hiện ý đồ, mục đích viết tác phẩm Tuấn – chàng trai nước Việt của Nguyễn Vỹ:

- Những chi tiết về ngôi nhà tranh ba gian, cuộc sống và con người của Phan Bội Châu (cùng với hàng loạt sự kiện, nhân vật khác) được thuật lại một cách vô tư, khách quan và chân thật, cho thấy những sự kiện, biến đổi phi thường về lịch sử, xã hội... trong đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân Việt Nam từ năm 1900 đến nay.

⇒ Tác giả đã thành công xây dựng nhân vật Tuấn với cuộc gặp gỡ, trải nghiệm, ghi chép và dựng lên hình ảnh cụ Phan Bội Châu bằng xương, bằng thịt, có thể làm chứng tích của thời đại trong nửa đầu thế kỉ XX.

Đọc đoạn văn bản:           A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) – “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản:

          A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) – “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

          Tài năng văn học của Puskin thể hiện trên nhiều thể loại. Ngoài hơn tám trăm bài thơ trữ tình, ông còn viết tiểu thuyết bằng thơ Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin một kiệt tác của văn học thế giới, nhiều trường ca thơ tầm cỡ (Ru-xlan và Li-út-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ…). Truyện ngắn của ông cũng rất xuất sắc (Con đầm pích, Cô tiểu thư nông dân…). Tác phẩm Con gái viên đại úy là một tiểu thuyết lịch sử mẫu mực. Đồng thời, Puskin còn viết nhiều vở kịch nổi tiếng.

          Puskin trước hết là nhà thơ. Thơ Puskin khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga, con người Nga đường thời với muôn vàn vẻ phong phú, đa dạng của nó. Ngòi bút của ông rất tinh tế khi viết về thiên nhiên, đằm thắm khi viết về nhũ mẫu (1), trong sáng khi viết về tình bạn và hết sức chân thành, cao thượng khi viết về tình yêu. Tôi yêu em (1829) là một trong những bài thơ tình hay nhất của Puskin, được ví như “viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga”.

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.165-166)

(1) Nhũ mẫu: người ở nuôi con chủ nhà bằng sữa của mình, còn gọi là vú nuôi.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin.

Câu 3. Đọc đoạn văn bản, anh/chị hiểu “Mặt trời của thi ca Nga” nghĩa là gì?

Câu 4. Thơ Puskin cùng bài thơ Tôi yêu em gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách ứng xử trong tình yêu?

106
17 tháng 5 2021

Câu 1:

-Phương thức biểu đạt chính của văn bản: thuyết minh.

Câu 2:

-Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin: thơ, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử,kịch...

Câu 3:

        Theo tôi "Mặt trời của thi ca Nga" là cách nói ẩn dụ tôn vinh giá trị thơ và vị trí nhà thơ Puskin.

         Thơ Puskin đánh thức những tình cảm tốt lành trong tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, mang sức mạnh tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.

          Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng - người khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIXvaf đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

Câu 4:

         "Tôi yêu em" không chỉ đơn thuần là một bài thơ để thể hiện sự chân thành của A.Pu-skin dành cho người mình yêu mà còn đem đến bài học thật sâu sắc về thái độ ứng xử có văn hoá trong tình yêu. Tình yêu là sự rung động mãnh liệt về cảm xúc, về trái tim của con người, thật khó có định nghĩa nào toàn diện về khái niệm này. Tình yêu không chỉ là tình cảm lứa đôi, không phải chỉ xuất phát từ trái tim mà còn đến từ khối óc của con người. Đó là thái độ ứng xử có văn hóa. Vậy điều này được thể hiện như thế nào? Trước hết đó là tôn trọng người mình yêu qua cách xưng hô như A. Pu-skin đã từng nói một cách đầy tình cảm rằng Tôi / em. Cách gọi ấy thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Không những thế, tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu  cũng là việc ứng xử có văn hóa trong tình yêu. Pu-skin đã không phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán thán, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải bận lòng, phải u hoài. Yêu nhưng luôn hướng về đối phương để em không bận lòng vì em nữa, hi sinh vì niềm đam mê, vì hạnh phúc nơi em chọn lựa. Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đòi. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ không thể đến, không có cơ hội trao duyên mong thành đôi thì mong người con gái ấy sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận. Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.

 
 
              
 

         

 

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự đều có thể xem là “chứng tích của thời đại”, vì:

- Cụ là nhân vật có thật, cuộc đời của cụ là biên niên sử đáng tin cậy.

- Nhân vật Phan Bội Châu là chứng tích quan trọng gợi nhắc đời sống nhân cách của một nhân vật lịch sử, một giai đoạn lịch sử của đất nước.

- Phan Bội Châu được miêu tả qua cái nhìn của các nhân chứng Tuấn và Quỳnh – hai thanh niên đương thời.

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: LƯƠNG THẾ VINH (1442-?) Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghi, hiệu  Thụy Hiên, dân gian thường gọi là Trạng Lường, quê gốc ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản), tỉnh Nam Định. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng, thông minh, hoạt bát và nhanh trí. Chưa đầy 20 tuổi, tiếng tăm và tài học...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

LƯƠNG THẾ VINH

(1442-?)

Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghi, hiệu  Thụy Hiên, dân gian thường gọi là Trạng Lường, quê gốc ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản), tỉnh Nam Định.

Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng, thông minh, hoạt bát và nhanh trí. Chưa đầy 20 tuổi, tiếng tăm và tài học của ông đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam. Năm 21 tuổi (1463), Lương Thế Vinh thi đỗ Trạng Nguyên. Ông có tài ngoại giao nên được vua giao soạn thảo các văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Ông đã biên soạn cuốn “Đại thành toán pháp” để dùng trong nhà trường. Đó là cuốn sách giáo khoa về toán đầu tiên ở nước ta.

Về văn chương nghệ thuật, ông cũng có nhiều đóng góp. Ông được vua phong chức Sái phu trong Hội Tao đàn, chuyên phê bình, sửa chữa, nhuận sắc thơ trong hội. Cuốn Hí phường phả lục của ông được Quách Hữu Nghiên đánh giá là “một tác phẩm lí luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền”.

Khác với các sĩ phu đương thời, ông tỏ ra là một người có thực học, không thích văn chương phù phiếm, luôn nghĩ đến việc mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc nam, thuốc bắc để chữa bệnh. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã đánh giá ông là người có tài kinh bang tế thế, con người “tài hoa, danh vọng vượt bậc”.

a/ Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh.

b/ Phân tích tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn.

c/ Để chuẩn bị cho viết bài tiểu sử tóm tắt, cần sưu tầm những tài liệu gì? Các tài liệu đó phải đáp ứng những yêu câu nào?

0
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ           Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ

          Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng lớn.

          Tất nhiên, bạn cần thực tế và ứng xử khôn khéo khi làm việc trong môi trường của mình. Tôi đồng ý rằng việc áp dụng các quan niệm phổ biến với người khác cũng quan trọng. Những rủi ro ngu ngốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhưng như đã nói, đừng nên sợ hãi trước thất bại hay thất vọng để rồi không dám ước mơ.

          Đừng lúc nào cũng tỏ ra có lý và thực dụng, quá nhạy cảm đến nỗi bạn từ chối không chộp lấy cơ hội ngàn vàng khi nó đến. Hãy đẩy xa giới hạn của những gì bạn nghĩ mình có thể thực hiện. Đừng quên rằng những kẻ chỉ trích luôn cười nhạo tầm nhìn của nhiều nhà tư tưởng can trường, nhiều nhà khai phá nổi tiếng. Đừng để ý đến những lời chỉ trích. Luôn ghi nhớ rằng những tiến bộ vượt bậc mà con người đạt tới đều nhờ nỗ lực can trường của một người nào đó từng bị chỉ trích rằng ý tưởng của họ là viễn vông, không thể trở thành hiện thực. Thế giới cần nhiều người biết ước mơ. Cần người vô lý biết đấu tranh chống lại những gì thông thường. Cần người chống lại sự cám dỗ của tính tự mãn và dám hành động theo cách họ vẫn luôn thực hiện. Bạn có thể là một trong những người ấy. Từ ngày hôm nay.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma,

NXB Trẻ, 2014, Tr. 29)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau chỗ nào?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là người vô lí?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “thế giới cần nhiều người biết ước mơ” không? Vì sao?

7
15 tháng 5 2021

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau ở chỗ:

“Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân.”

Tức là người có lí thuận theo những điều hiển nhiên đã được thế giới công nhận, còn người vô lí thì ngược lại.

Câu 3.  Dựa vào đoạn trích, người vô lí  được hiểu là người biết phản biện, nghi ngờ những kiến thức sẵn có, biết đẩy xa những giới hạn, biết lật lại những cái mặc định, đương nhiên, biết dũng cảm, can trường khai phá cái mới dù bị chỉ trích, cười nhạo viển vông…

Câu 4.

- Đồng tình vì:

+ Người biết ước mơ dám suy nghĩ đến những điều không tưởng.

+ Người biết ước mơ lớn tưởng như viển vông nhưng có năng lực, ý chí có thể đạt đến những thành tựu…

15 tháng 5 2021

c1; nghị luận

c2; người có lí...... thế giới,người vô lí...bản thân

c3?

c4?

[ e mới học lớp 7 thôi ko biết có đ ko]

k cho e ạ , mong chị thông cảm

1 tháng 7 2019

Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây

Các nhân tố tạo điều kiện:

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ

+ Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển

- Qúa trình hiện đại hóa của văn học diễn ra:

+ Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX tới năm 1920)

+ Giai đoạn thứ hai ( 1920 – 1930)

+ Giai đoạn thứ ba (1930- 1945)

⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học

b, Sự phân hóa của văn học Việt Nam:

+ Chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai

+ Do đặc điểm của nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc

+ Văn học công khai chia nhỏ: văn học lãng mạn và văn học hiện thực

+ Văn học không công khai có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và người tù yêu nước

c, Nguyên nhân:

- Sự thúc bách của yêu cầu thời đại

- Chủ quan của nền văn học

- Cái tôi thức tỉnh, trỗi dậy

- Nhu cầu thưởng thức, văn chương trở thành hàng hóa

25 tháng 7 2023

Tham Khảo:     

Đề 2:

Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống hiện đại, nhưng nó đang là một tệ nạn diễn ra trong giới trẻ hôm nay. Nó chính là một thói ăn chơi đang chê trách của những người trẻ hôm nay, khi các bạn sống thiếu trách nhiệm với tương lai của mình.

Thói ăn chơi đua đòi là gì? Đó chính là cách sống của những người trẻ khi họ quen sống hưởng thụ trở thành những người chỉ biết ăn chơi, đua đòi vòi vĩnh dù hoàn cảnh gia đình của mình không giàu có nhưng luôn muốn đua đòi ăn chơi theo những bạn có tiền. Nếu thấy bạn của mình được mua sắm một món đồ hàng hiệu nào đó, thì cũng muốn tìm cách có tiền để mua cho bằng được.

 

Thói ăn chơi đua đòi dường như đã ngấm vào trong tâm hồn của rất nhiều bạn trẻ, khiến cho các bạn đánh mất đi lý tưởng sống đúng đắn của riêng mình. Các bạn không hiểu rõ được giá trị cuộc sống năm ở đâu mà luôn đánh giá con người qua vẻ bên ngoài của người khác. Thấy một người ăn mặc đẹp có điện thoại đắt tiền, có xe đẹp là ngay lập tức về nhà đòi bố mẹ mua sắm cho mình, mà không hiểu được hoàn cảnh gia đình mình. Nhiều ông bố bà mẹ vô cùng thương con làm mọi thứ chỉ mong con cái của mình bằng bạn bằng bè, khiến cho con cái của họ trở nên hư hỏng, quen thói đua đòi và hay đòi hỏi bắt cha mẹ phải chiều theo ý của mình. Nhiều bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường chưa hề làm ra tiền nhưng luôn sử dụng những món hàng đồ dùng đắt tiền, đầu tóc thì nhuộm nhiều màu quần áo, rách te tua, khuyên tai, khuyên mũi… họ tưởng như vậy là đẳng cấp, là biết ăn chơi, hưởng thụ cuộc sống còn những người ăn mặc giản dị, chăm chỉ học hành là những kẻ nghèo hèn, cù lần dốt nát.

 

Nhiều bạn cho đó là mốt và thường chạy theo mốt một cách lố lăng mà không biết nó có hợp với mình hay không. Các bạn đó chưa làm ra tiền chỉ quen dùng tiền của cha mẹ, mà cha mẹ các bạn kiếm tiền cũng đâu có dễ dàng gì, đáng lẽ làm phận con chúng ta phải biết thương bố mẹ chia sẻ những khó khăn với cha mẹ của mình. Nhưng các bạn đó lại không thấu hiểu những nhọc nhằn mà cha mẹ phải gánh nặng trên đôi vai. Họ thường trốn học rủ nhau đi ăn chơi, đua xe, chơi game…

Nhiều người con nhà giàu được cha mẹ cưng chiều thành những cậu ấm cô chiêu, được cha mẹ mua cho những món hàng đắt tiền từ nước ngoài mang vệ, nên họ cho đó là hạnh phúc và thường thể hiện đẳng cấp của mình mang ra khoe khoang với bạn bè cùng lớp. Vô tình chung nhưng bạn đó đã khiến cho phong trào đua đòi trở nên phát triển hơn, những bạn không có món hàng đó sẽ cảm thấy mình kém cỏi, không sang chảnh, không được cha mẹ yêu thương, thiếu may mắn trong cuộc sống… Có nhiều người vì cha mẹ không có tiền để đáp ứng những yêu cầu mong muốn sử dụng hàng hiệu, ăn chơi, nên những người đó đã sa ngã vào con đường tội lỗi, trộm cắp, cờ bạc. Lúc đầu là trộm cắp của cha mẹ, sau là của người thân bạn bè hàng xóm, dần dần họ thành những con người biến chất trong xã hội.

 

Thói quen ăn chơi đua đòi chính là một đức tính xấu cần phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống của thế hệ trẻ chúng ta. Chúng ta cần phải sống có ý nghĩa, sống đẹp sống có ích sống có ước mơ hoài bão như những gì ông bà ta đã dạy dỗ con cháu mình cần phải biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, lá lành biết đùm lá rách, những trái tim nhân hậu luôn làm nên yêu thương cho cuộc sống tạo nên những bản tình ca đẹp giữa cuộc đời.

Khi chúng ta học một thói quen tốt nó sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, còn khi chúng ta học một thói quen xấu thì nó sẽ giết chết tâm hồn và nhân cách của chúng ta. Mỗi con người đừng nên sống hoài sống phí bởi mỗi người chỉ có thể sống có một lần mà thôi.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời. Bị mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu đầu hàng số phận, vẫn sống và làm nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, được nhiều thế hệ học trò kính yêu. Là thầy thuốc, ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng. Là một nhà thơ, cụ Đồ Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược. Đồ Chiểu dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. (3) Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc chống giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ. Khu triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, bất lực đến phải dâng cả Nam Kì lục tỉnh cho giặc Pháp, Đồ Chiểu đã nêu cao khí tiết, giữ gìn lối sống trong sạch, cao cả, từ chối mọi cám dỗ của thực dân, không chịu hợp tác với kẻ thù. Câu 1: Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào? Câu 2: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3) Câu 3: Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3

2
4 tháng 12 2021

giJovhilhvgiyppuiviuipguugu

4 tháng 12 2021

kbufqsj kDn,  sd! J qsfoi j ckjb

erVhchvulwdyilgcqre