b) Đối tượng phân tích, đánh giá có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số y...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

b) Đối tượng phân tích, đánh giá có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số yếu tố nổi bật về nội dung đề tài, cảm hứng,... hình thức nghệ thuật (ngôn từ, kết cấu,...). Để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, ngoài các yêu cầu cơ bản đã nêu ở Bài 5 (trang 29), các em cần chú ý thêm một số điểm sau:

- Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm hay một số yếu tố, thể loại của tác phẩm, tác giả và bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời,...

- Xem xét cách triển khai bài phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm khác phân tích, đánh giá một số yếu tố như thế nào. Tham khảo gợi ý sau:

Các phần

Phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm

Phân tích, đánh giá một số yếu tố

Mở bài

Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử và khái quát giá trị lịch sử của tác phẩm 

- Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, thể loại

- Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá

Thân bài

- Nêu tóm tắt nội dung chính của tác phẩm

- Phân tích giá trị của tác phẩm (nội dung và nghệ thuật)

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật

- Giới thiệu cụ thể một số yếu tố nổi bật mà bài viết phân tích, đánh giá

- Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố đã nêu

 

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về vai trò, tác dụng của các yếu tố ấy trong tác phẩm

Kết bài

- Khái quát về vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự nghiệp văn học của tác giả.

- Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết

- Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm

 

- Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

b) Các em chú ý thêm những yêu cầu để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học ngoài những yêu cầu cơ bản đã học ở bài 5.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi, cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,...

- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...

31 tháng 8 2023

- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi, cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,...

- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đề 1: Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một trong các tác phẩm văn xuôi đã học trong Ngữ văn 10, tập hai.

Bài làm tham khảo

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói: “Văn học và nghệ thuật là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Quả đúng là như vậy, giá trị chân chính của nghệ thuật chính là ở vẻ đẹp con người. Đến với mỗi tác phẩm văn học, chúng ta như được làm quen, gặp gỡ và thấu hiểu với một số phận, một cuộc đời. Trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh là một tác phẩm với những chiêm nghiệm sâu sắc về con người, cuộc đời.

          Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người.

Trước hết, tác phẩm “Người ở bến sông Châu” là một bài ca về tình yêu quê hương, đất nước. Chiến tranh đã lấy đi của con người quá nhiều thứ mà ngay cả khi nó đã qua đi vẫn để lại những hậu quả ám ảnh. Dì Mây chính là hình ảnh đại diện cho con người sẵn sàng đứng lên chiến đấu hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Là một cô gái trẻ đẹp với mối tình đang nở rộ, dì sẵn sàng từ bỏ để đi vào chiến trường, đối mặt với tử thần. Trở về từ cuộc chiến, dì nhận được sự đón tiếp nồng hậu từ người dân khắp xóm Trại. “Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa”. Có lẽ bởi chiến tranh đã lấy đi của dì quá nhiều thứ. Một mối tình dang dở, một thanh xuân rực rỡ hay một mái tóc đen óng mượt. Ngày trở về, dì cảm thấy lạc lõng ngay chính quê hương của mình khi mọi thứ đã có nhiều thay đổi. Người mà dì yêu thương, mong muốn được gắn bó cả cuộc đời tưởng dì Mây đã hi sinh trong chiến trận mà kết hôn với người con gái khác. Mái tóc dì trước khia đen óng mượt bao nhiêu thì bây giờ rụng nhiều, xơ và thưa bấy nhiêu. Và hơn hết, dì đã mất đi đôi chân của mình. Dì phải dùng chân giả, chống nạng gỗ, khó nhọc leo lên sạp thuyền ngồi. Những điều bất hạnh đến dồn dập nhưng dì vẫn luôn nghị lực, kiên cường, vẫn sống đầy lạc quan. Qua cuộc đời bất hạnh của dì Mây, tác giả Sương Nguyệt Minh đã ngầm lên án tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã gây ra biết bao đau thương cho số phận những con người vô tội.

“Người ở bến sông Châu” còn là một bài ca bất tử về tình người. Dù chiến tranh đã lấy đi của dì Mây quá nhiều nhưng nó không thể huỷ hoại bản tính lương thiện của con người. Trở về sau bao năm tháng kháng chiến, dì Mây vẫn là một người phụ nữ nhân hậu, thuỷ chung, vị tha. Ở chiến trường, không ngày nào dì không viết tên người mình ra trong nhật kí. Người con gái Trường Sơn nơi đạn nổ bom rơi luôn ôm theo nỗi nhớ thương và yêu vô hạn cho người bạn ở nơi xứ đầy hoa tuyết trắng. Những tưởng người phụ nữ ấy sẽ có một cái kết viên mãn sau khi trở về từ chiến tranh nhưng không... dì trở về trong sự lãng quên của người mà dì yêu thương nhất – chú San. Chàng trai dì từng “bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu” nay đã có một cuộc sống mời bên tình yêu mới. Dì chẳng thể trách được ai, có chăng là do thời gian đã xoá nhoà đi tất cả những kí ức đẹp giữa hai người. Thế nhưng, trước lời ngỏ “từ bỏ tất cả” và “làm lại” của chú San, dì khẳng khái đáp lại “Không!”. Mặc dù buồn, dù đau, dù còn thương, còn yêu nhưng dì hiểu, hạnh phúc của mình cũng sẽ lấy đi cuộc đời của một người con gái khác: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi”. Vì hạnh phúc của người mình yêu, dì Mây sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Một con người với trái tim thật cao thượng!

Tác giả đã đặt dì Mây vào tình huống trớ trêu hơn khi để dì đỡ đẻ cho cô Thanh – vợ chú San. Trong cơn mưa tầm tã, dì Mây với đôi chân thương tật của mình giúp cô Thanh vượt cạn. Mặc cho lời can ngăn của thím Ba, dì nhẹ nhàng khuyên bảo cô Thanh cố rặn: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào...cố lên em....” Có lẽ sẽ chẳng ai nghĩ được rằng đây là lời nói của một người phụ nữ đối với người đã thế chỗ cho hạnh phúc của mình. Đỡ đẻ thành công, nghe tiếng trẻ con khóc, dì Mây “xót xa, tủi hơn xen lẫn niềm ao ước, chờ mong, vui buồn lẫn lộn”. Có lẽ dì cũng tủi thân khi bản thân giờ chỉ còn lẻ bóng một mình, dì xót thương cho số phận bất hạnh của bản thân. Giá như hai người không phải chia xa, giá như không có chiến tranh thì có lẽ, bây giờ dì cũng đang được hạnh phúc bên chồng con. Thật tội nghiệp và xót xa cho số phận người đàn bà ấy! Như vậy, ngay cả trong hoàn cảnh trớ trêu nhất, tình người vẫn toả sáng thật cao đẹp! Đó chính là giá trị nhân văn của thiên truyện.

Về nghệ thuật, tác giả đã rất thành công khi xây dựng một cốt truyện độc đáo với những tình huống éo le. Dì Mây – người phụ nữ trở về từ chiến trường nhưng lại phải chứng kiến người mình yêu thương kết hôn với một người phụ nữ khác. Hơn thế, dì còn chính là người đỡ đẻ cho vợ chú San – người mình từng yêu thương. Có lẽ sẽ chẳng ai cao thượng và vị tha được như dì. Như vậy, tác giả Sương Minh Nguyệt đã đặt nhân vật dì Mây vào những tình huống đầy thử thách để thông qua đó, nhân vật tự bộc lộ mình.

Câu chuyện đã để lại trong bạn đọc niềm xúc động, trăn trở khôn nguôi về con người và cuộc đời. Chúng ta có thể thấy rằng chiến tranh đã cướp đi của con người quá nhiều thứ: nhan sắc, sức khoẻ, tình yêu,... Thế nhưng, chiến tranh sẽ chẳng thể vùi dập tâm hồn con người – một tấm lòng vị tha và cao thượng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đề 2. Phân tích một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa đặt ra trong các tác phẩm truyện hoặc thơ đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai.

Bài làm tham khảo

Truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Minh Nguyệt đã gợi nhớ tôi đến câu nói của Nhà văn Victor Hugo: “Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”. Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người.

Quả thật “Hoà bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”. Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của câu nói ấy. “Hoà bình”: là trạng thái xã hội không có xung đột, con người sống bình đẳng, hoà hợp, yêu thương, giúp đỡ, hợp tác lẫn nhau để cùng phát triển. “Chiến tranh” là trạng thái xã hội bạo động, con người chịu nhiều khổ đau, bất hạnh, bất công, đe doạ và loại trừ lẫn nhau để tồn tại.  Như vậy, câu nói của nhà văn Victor Hugo đã khẳng định hoà bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc sống của con người và chúng ta cần phải đẩy lùi chiến tranh.

Bạn có biết tại sao “Hoà bình là đức hạnh của nhân loại”? Trước hết, hoà bình giúp con người có đủ điều kiện để phát triển toàn diện bản thân, được tự do theo đuổi lí tưởng sống. Nó gắn kết con người với con người, dân tộc với dân tộc, châu lục với các châu lục khác. Nhờ một xã hội hoà bình, chúng ta có một tập bền vững, đoàn kết, có thể tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Để từ đó tạo ra một xã hội lý tưởng, văn minh, lan toả tình yêu thương, sẻ chia trong cuộc sống. Hoà bình góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, kinh tế giữa các nước, nâng cao đời sống người dân. Cựu tổng thống Mỹ Obama đã từng đạt được giải Nobel hoà bình với nỗ lực phi thường để tăng cường đối ngoại quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc. Năm 2014, cô gái Malala Yousafzai khi đó 17 tuổi đã đạt giải Nobel hoà bình cho cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp trẻ em, thanh thiếu niên và quyền được học hành cho tất cả trẻ em.

Vậy tại sao “Chiến tranh là tội ác”? Chiến tranh gây chia rẽ hạnh phúc gia đình, khiến cuộc sống mỗi cá nhân vô cùng khó khăn, chịu nhiều đau thương, mất mát. Không những thế, nó còn gây ra những thương vong không đáng có đối với người vô tội. Cuộc chiến dịch đặc biệt giữa Nga và Ukraine đã khiến cho hơn 6500 người dân chịu thương vong, nhiều gia đình phải ly tán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các quốc gia, dân tộc. Chiến tranh khiến con người tự huỷ hoại cuộc sống của chính mình và nhân loại.

          Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nền hoà bình của nhân loại? Hãy yêu thương, gắn bó đoàn kết giữa người với người, yêu tổ quốc, yêu đồng bào,.... thân thiện với bạn bè quốc tế,.... có chính kiến trước những luồng tư tưởng chính trị sai lệch,.... không cổ vũ những hành động chiến tranh phi nghĩa.  Ca ngợi những cá nhân, tổ chức luôn nỗ lực đấu tranh bảo vệ hoà bình và lên án, tố cáo những hành vi khủng bố, bạo động, gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc.

Với tôi, hoà bình là món quà quý giá mà những người đi trước đã hi sinh để đem lại cho dân tộc ta. Vì vậy, tôi luôn nhắc nhở bản thân phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại, sống hết mình và biết đấu tranh vì một thế giới không đau thương.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

* Đoạn 1:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 1 là: Bút pháp hiện thực

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là:

+ Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật, chia thành hai phe: chính thống và phản nghịch, đều rất thực

- Đoạn từ đầu đến “đều thực” là đoạn tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết và phần còn lại chủ yếu sử dụng thao tác phân tích.

* Đoạn 2:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 2 là: dùng cái động để gợi cái tĩnh

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là:

+ Giúp cảm xúc của Nguyễn Khuyến được tiết chế, giấu kín

+ Lối thể hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm.

- Từ đầu đến “bao nhiêu xa vắng của thiên không” chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn còn lại tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết.

- Sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên là:

+ Ở đoạn 1 thì người viết tập trung nêu cảm nhận, đánh giá trước rồi mới đi vào phân tích

+ Còn ở đoạn 2 thì người viết phân tích xong mới nêu cảm nhận, đánh giá của mình.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ hai đoạn trích.

- Đánh dấu yếu tố hình thức nghệ thuật được xác định để phân tích, đánh giá trong từng đoạn trích.

- Chỉ ra sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên.

Lời giải chi tiết:

* Đoạn 1:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 1 là: Bút pháp hiện thực

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là:

+ Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật, chia thành hai phe: chính thống và phản nghịch, đều rất thực

- Đoạn từ đầu đến “đều thực” là đoạn tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết và phần còn lại chủ yếu sử dụng thao tác phân tích.

* Đoạn 2:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 2 là: dùng cái động để gợi cái tĩnh

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là:

+ Giúp cảm xúc của Nguyễn Khuyến được tiết chế, giấu kín

+ Lối thể hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm.

- Từ đầu đến “bao nhiêu xa vắng của thiên không” chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn còn lại tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết.

- Sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên là:

+ Ở đoạn 1 thì người viết tập trung nêu cảm nhận, đánh giá trước rồi mới đi vào phân tích

+ Còn ở đoạn 2 thì người viết phân tích xong mới nêu cảm nhận, đánh giá của mình.

5 tháng 3 2023

Tên kiểu văn bản

Mục đích và nội dung

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó.

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Xác định đề tài, mục đích viết

- Lập dàn ý

- Bài viết phải đủ 3 phần mở, thân, kết

- Luận điểm, dẫn chứng phải cụ thể, rõ ràng

Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học

- Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe

- Khi trình bày cần chú ý giọng đọc, đặc biệt là khi đọc thơ

- Khi trao đổi với người nghe cần tập trung suy nghĩ, đưa rá ý kiến phù hợp

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
31 tháng 8 2023

- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.

+ Có dàn ý chi tiết.

+ Đầy đủ bố cục của một bài viết hoàn chỉnh.

+ Luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, thuyết phục, mạch lạc.

+ Nên có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật.

- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

+ Có dàn ý chi tiết.

+ Xác định đúng đề tài, đối tượng người nghe.

+ Chú ý giọng đọc rõ ràng, âm vực vừa phải, luôn hướng mắt về phía người nghe.

+ Nên tạo không khí sôi động cho buổi thuyết trình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học:

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó. 

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội:

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

Bước 1: Chuẩn bị nghe

Trước khi nghe ý kiến của người nói, bạn nên:

• Tìm hiểu về tác phẩm mà người nói sẽ trình bày.

• Liệt kê tất cả những gì bạn đã biết về tác phẩm và những gì cần trao đổi với người trình bày.

• Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.

• Tìm vị trí thích hợp để bạn có thể theo dõi và tương tác với người nói một cách tốt nhất.

Bước 2: Lắng nghe và ghi chép

Trong khi nghe người nói trình bày ý kiến, quan điểm của họ, bạn nên:

• Lắng nghe để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói.

•Trong tác bằng ánh mắt với người nói, tập trung vào những nội dung quan trọng.

• Không vội nhận xét, kết luận,..

• Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói:

- Các kiểu câu như: Ý kiến, quan điểm của tôi là... Tôi nghĩ. Theo tôi. Tôi cho rằng... - Những ý kiến được trình bày ở phần mở đầu và kết thúc.

- Những ý mà người nói nhấn mạnh, nói chậm hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.

• Tổ chức, sắp xếp các thông tin thu nhận được trong khi nghe để tìm hiểu ý nghĩa của thông tin bằng cách: tìm mối quan hệ giữa các ý, dự đoán ý tiếp theo, đánh dấu ý kiến quan trọng

• Suy ngẫm về giá trị của những ý kiến, quan điểm của người nói. Kết hợp nghe và ghi chép:

• Ghi chép thông tin chính dưới dạng từ, cụm từ, viết tắt hoặc dàn ý, sơ đồ, bảng biểu (tham khảo mẫu dưới đây):

Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá

• Nhận xét, đánh giá về những điểm thú vị trong ý kiến, quan điểm của người nói.

• Khi trao đổi, bạn nên:

- Xác nhận lại ý kiến, quan điểm của người nói.

- Trình bày điểm tương đồng, thống nhất (nếu có) giữa ý kiến, quan điểm của bạn với người nói.

- Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất với ý kiến, quan điểm của người nói.

• Tránh ngắt lời, dùng giọng điệu nhẹ nhàng.

• Tôn trọng ý kiến, quan điểm của người nói, tránh công kích cá nhân.