Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học | Biểu hiện trong văn bản Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian |
Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận. | “Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân” |
Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm | Đề cao trí tuệ của nhân dân |
Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ | - Thử thách đầu tiên - Thử thách thứ hai và thứ ba - Thử thách thứ tư |
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí | - Ý kiến 1: Thông qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. - Ý kiến 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp cảu trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đề được nới lòng và cởi bỏ. - Ý kiến 3: Ở thử thách thứ tư, người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình… |
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học | Biểu hiện trong văn bản Sức hấp dẫn của truyện “Chiếc lá cuối cùng” | Tác dụng trong việc thực hiện mục đích văn bản |
Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận. | Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc. | Thể hiện rõ ý kiến của người viết trong văn bản giúp người đọc nắm được ý chính của toàn bài/ mục đích viết bài. |
Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm. | Đưa ra những dẫn chứng thể hiện sự hấp dẫn: chi tiết chiếc lá, kết chuyện, nhân vật. | Giúp thuyết phục luận điểm chính |
Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ | Chi tiết điều kì diệu của chiếc lá, sự thật về chiếc lá cuối cùng. | Làm rõ cho lí lẽ |
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. | Câu chuyện đi từ luận điểm chính rồi triển khai lí lẽ, đưa dẫn chứng và kết luận | Hợp lí, giúp người đọc dễ theo dõi và thuyết phục. |
a.
Bài học | Thể loại | Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì II) |
6 | Văn bản nghị luận | Đừng từ bỏ cố gắng |
7 | Văn bản thuộc thể loại khác | Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội |
8 | Văn bản thông tin | Kéo co |
9 | Truyện (bao gồm truyện khoa học viễn tưởng) | Một ngày của Ích-chi-an |
10 | Thơ trữ tình | Mẹ |
b.
Bài học | Văn bản đọc mở rộng (Học kì II) | Hai bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng |
6 | Đừng từ bỏ cố gắng |
- Giúp em mở rộng thêm vốn kiến thức của bản thân mình về mọi lĩnh vực của đời sống. - Dạy em nhiều bài học bổ ích để áp dụng trong cuộc sống đời thường.
|
7 | Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội | |
8 | Kéo co | |
9 | Một ngày của Ích-chi-an | |
10 | Mẹ |
Các yếu tố cần xem xét | Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng |
Đề tài | Bài học về tinh thần đoàn kết, trách nhiệm. |
Sự kiện, tình huống | Sự so bì, hơn thua của Chân, Tay, Tai, Mắt với lão Miệng. |
Cốt truyện | Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn |
Nhân vật | Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng |
Không gian, thời gian | - Không gian: trên cơ thể con người. - Thời gian: Không xác định cụ thể. |
STT | Yếu tố Hán Việt | Từ ghép Hán Việt |
1 | quốc (nước) | quốc gia, quốc bảo |
2 | gia (nhà) | gia đình, gia truyền |
3 | gia (tăng thêm) | gia vị, gia tăng |
4 | biến (tai họa) | tai biến, biến cố |
5 | biến (thay đổi) | biến hình, bất biến |
6 | hội (họp lại) | hội thao, hội tụ |
7 | hữu (có) | hữu hình, hữu ích |
8 | hóa (thay đổi, biến thành) | tha hóa, chuyển hóa |
Giải nghĩa:
- quốc gia: là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ
- quốc bảo: chỉ vật khí của đất nước, quốc gia
- gia đình: là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
- gia truyền: là truyền đời nọ sang đời kia trong gia đình.
- gia vị: là thêm vào món ăn các loại thực phẩm, thực vật chứa tình dầu tạo mùi thơm hoặc các hợp chất hóa học
- gia tăng: là nâng cao lên, thêm vào
- tai biến: là sự việc gây vạ bất ngờ
- biến cố: là sự kiện xảy ra gây ảnh hưởng lớn và có tác động mạnh đến đời sống xã hội, cá nhân
- hội thao: là cuộc gặp mặt của một nhóm người có cùng một mối quan tâm chung tại một địa điểm và thời gian đã định trước để tranh luận về nội dung quan tâm
- hội tụ: là gặp nhau cùng một thời điểm
- hữu hình: là những sự vật, hiện tượng có thể nhìn thấy được như bút, thước, quần áo…
- hữu ích: là có ích lợi
- tha hóa: là trở nên khác đi, biến thành cái khác
- chuyển hóa: là biến đổi sang dạng hoặc hình thái khác
Tên văn bản | Từ ngữ chỉ không gian | Từ ngữ chỉ thời gian QUẢNG CÁO |
Hai người bạn đồng hành và con gấu | Rừng, trong đám lá, trong cát, trên cây. | Đương, bấy giờ |
Chó sói và chiên con | Dòng suối trong, phía nguồn trên, rừng sâu. | Tức khắc, năm ngoái, khi tôi còn chửa ra đời |
Tên kiểu văn bản | Yêu cầu cụ thể |
Nghị luận | Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” |
Biểu cảm | Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm) |
Nghị luận | Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị” |
Biểu cảm | Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương |
Tự sự | Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng. |
Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”
Ý kiến
Đề cao trí tuệ của nhân dân
- Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình
- Ý kiến 2: Qua hình ảnh sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc
Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc
Lí lẽ và bằng chứng
- Lí lẽ 1: Thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.
+ Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời
- Lí lẽ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ
+ Bằng chứng 2: hai câu hỏi đều do nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí
- Lí lẽ 3: người kể chuyện nâng nhân vật em bé lên một tầng cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạng vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.
+ Bằng chứng 3: người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải thừa nhận sự thua kém và sự thần phục của mình đối với nước láng giềng”
+ Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm
Bằng chứng 1.1: Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục
+ Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.
Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí
Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen
Bằng chứng 1.2.3: Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở
+ Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài
+ Lí lẽ 2: Câu thứ tư: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
+ Bằng chứng 2.1: Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó
+ Bằng chứng 2.2: “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng
- Chi tiết chiếc lá cuối cùng
+ Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm cho tâm trạng nhân vật bất hạnh và có phần Giôn-xi được hồi sinh
- Kết thúc bất ngờ
+ Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-mơn, về kiệt tác chiếc lá cuối cùng
+ Người kể chuyện không nói hộ ý nghĩ của nhân vật cụ Bơ-mơn, lại cố ý bỏ qua không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào
Mục đích viết
Bình luận về sự đề cao trí tuệ của nhân dân trong truyện Em bé thông minh
bình luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Bình luận về sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
Nội dung chính
Khẳng định trí thông minh của nhân dân
Khẳng định sự đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Khẳng định sức hấp dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối cùng và kết thúc bất ngờ