Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Văn bản viết ra nhằm mục đích: thuyết phục người đọc, nghe về quan điểm của tác giả về các lần thử thách của em bé trong truyện Em bé thông minh.
- Nội dung chính: đề cao sự thông minh tài năng của tầng lớp nông dân và ca ngợi, khẳng định tài năng của nhân dân trong những tình huống đặc biệt.
- Văn bản được viết ra nhằm mục đích ca ngợi trí tuệ của nhân dân.
- Nội dung chính: đề cao sự thông minh của nhân vật em bé thông qua 4 thử thách.
Mục đích sáng tác ba văn bản trên giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn ở chỗ lấy hình ảnh ẩn dụ loài vật để nói đến con người hoặc những câu chuyện trong thực tế để giáo dục, khuyên răn con người về đạo đức, nêu lên các bài học về triết lí nhân sinh…
Dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Văn bản thể hiện rõ ý kiến của tác giả về câu cao dao, đưa ra đầy đủ những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục người đọc, người nghe và được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- Văn bản tập trung bàn về vấn đề đọc.
- Dựa vào nhan đề và nội dung được triển khai trong văn bản, em biết được điều đó
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học | Biểu hiện trong văn bản Sức hấp dẫn của truyện “Chiếc lá cuối cùng” | Tác dụng trong việc thực hiện mục đích văn bản |
Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận. | Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc. | Thể hiện rõ ý kiến của người viết trong văn bản giúp người đọc nắm được ý chính của toàn bài/ mục đích viết bài. |
Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm. | Đưa ra những dẫn chứng thể hiện sự hấp dẫn: chi tiết chiếc lá, kết chuyện, nhân vật. | Giúp thuyết phục luận điểm chính |
Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ | Chi tiết điều kì diệu của chiếc lá, sự thật về chiếc lá cuối cùng. | Làm rõ cho lí lẽ |
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. | Câu chuyện đi từ luận điểm chính rồi triển khai lí lẽ, đưa dẫn chứng và kết luận | Hợp lí, giúp người đọc dễ theo dõi và thuyết phục. |
* Chọn đọc văn bản 1 về vấn đề học ngoại ngữ từ những áp lực: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'.
- Lí lẽ 1: Tự học ngoại ngữ từ những áp lực
+ Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương.
+ Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình.
+ Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình.
- Lí lẽ 2: Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực.
+ Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát.
+ Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh.
- Lí lẽ 3: Tự học chiếm 90% sự học.
+ Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường.
* Chọn đọc văn bản 2: Hiểu đúng về tục kéo vợ. Nội dung của văn bản này đã được triển khai như sau:
- Nêu hiện tượng: Một thanh niên "kéo" một cô gái trẻ. Cô gái vùng vẫy, khóc lóc. Câu chuyện ết thúc khi có sự can thiệp của công an địa phương.
- Lí lẽ 1: "Kéo vợ" là một thực hành văn hóa có ý nghĩa phức tạp.
+ Bằng chứng 1: Trả lời phỏng vấn của hai nhà nhân học là Hoàng Cầm và Trường Giang. Họ đã lí giải kéo vợ đã tồn tại lâu đời trong văn hóa của người Mông các tỉnh phía Bắc, phong tục này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hôn nhân của người địa phương.
+ Bằng chứng 2: Miêu tả cụ thể một hoạt động kéo vợ và ý nghĩa của hoạt động kéo vợ: "Việc chàng trai kéo cô gái về nhà không hề có sự cưỡng ép tới từ người đàn ông. "
- Lí lẽ 2: Những định kiến về tục kéo vợ đầu tiên xuất phát từ cách nhìn của người ngoài văn hóa Mông.
Bằng chứng: Nếp sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi sự phán xét từ nhóm người "văn minh hơn".
- Phần kết luận, tác giả đã khẳng định kéo vợ là một nét đẹp văn hóa cần được hiểu đúng và kêu gọi cộng đồng nên có sự tôn trọng văn hóa của các tộc người.
* Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước:
- Bước 1: Chuẩn bị
+ Thành lập nhóm và phân công công việc
+ Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận
+ Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận
- Bước 2: Thảo luận
+ Trình bày ý kiến
+ Phản hồi các ý kiến
* Về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm, em cần lưu ý:
- Người nghe:
+ Nhận xét trọng tâm, không vụn vặt.
+ Nêu điều tâm đắc của em.
+ Bổ sung ý kiến cho bạn.
- Người nói:
+ Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị
+ Làm rõ vấn đề người nghe thắc mắc.
+ Rút kinh nghiệm cho bản thân
a. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng.
b. Giản dị là lối sống không cầu kì ,không chạy đua theo xu hướng của xã hội mà theo đó là cách sống phù hợp với hoàn cảnh của mình .Giản dị luôn là lối sống được đề cao. Giản dị được thể hiện qua nhiều phương diện chứ không phải ở một phương diện nào cả ,tiêu biểu như : giản dị trong lối sống,giản dị trong phong cách ăn mặc,giản dị trong việc đối xử với người khác hay giản dị trong lời nói…còn có rất nhiều loại giản dị khác .
Văn bản thuyết minh về vấn đề các quy tắc phòng tránh đuối nước.