Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cuộc sống của chúng ta đều có thể như cái bình nứt, nhưng khi chúng ta biết vận dụng vào nó thì có thể chiếc bình nứt đó sẽ là động lực hỗ trợ cho chúng ta
Trong cuộc đời này, mỗi người có một cách nhìn, cách nhận thức khác nhau, và từ đấy cũng sẽ có cách giải quyết của riêng mình. Qua câu chuyện ngắn trên, chúng ta có thể rút ra được một bài học quan trọng rằng cách nhìn nhận của bản thân đối với mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống rất quan trọng vì chúng tác động rất nhiều đến cách suy nghĩ và hành động trong đời sống thường ngày. Thay vì than vãn, phàn nàn như những gì anh chàng đã làm trong câu chuyện trên, chàng trai này nên có cách suy nghĩ tích cực hơn để vượt qua nỗi buồn cũng như các cản trở, tìm niềm vui và hứng thú mới để khơi gợi lại niềm yêu thích đối với học hành, từ đấy, chàng trai có thể tăng thêm hứng thú, động lực trong học tập. Cốc nước nhỏ thể hiện cho những người có tâm hồn, cách suy nghĩ hạn hẹp. Thay vì chọn cách giải quyết, công việc đơn giản hơn, những người có cách nghĩ hạn hẹp sẽ đưa ra những quyết định nhỏ nhoi, nông và ko hiểu biết. Điều này sẽ dẫn họ tới bi quan, phiền não, ủ rũ, trong khi những người có tầm nhìn xa như mặt hồ lớn, sẽ có suy nghĩ thấu đáo hơn đối với sự việc, có thể buông bỏ và phân tích rõ những ý nghĩ tiêu cực. Từ đó, họ sẽ có thể đến với thành công, nhanh hơn rất nhiều với những người có kiến thức, suy nghĩ hạn hẹp và luôn trong trạng thái bi quan, ủ dột. So sánh giữa mạt hồ và cốc nước, em có suy nghĩ rằng, muối không chỉ những hoà tan trong nước, mà còn có thể là gia vị khi nấu ăn, thêm mùi vị và làm món ăn đậm đà hơn vậy tại sao chúng ta không chỉ những học cách buông bỏ như mặt hồ lớn, mà còn học cách biến địch thành bạn? Chàng trai luôn phàn nàn và bi quan đối với nhũng khó khăn, chướng ngại vật anh ta gặp phải nhưng nếu áp dụng theo bỏ muối vào đồ ăn, anh chàng có thể rút kinh nghiệm từ những sai lầm anh gặp, gặp nhiều trở ngại sẽ cho anh có ý chí, động lực để tiến bước, dẫn tới thành công trong cuộc sống. Đây là cách suy nghĩ của riêng em và cũng từ câu chuyện trên, em có thể rút ra được một bài học rằng, khi bình tĩnh và suy nghĩ kỹ lưỡng mọi chuyện như hồ nước, học cách biết bao dung, vị tha, chúng ta sẽ có một cuộc sống nhẹ nhàng và vui tươi hơn.
Cho mk 1 k nhaaaaaa
1. Kĩ năng : đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận xã hội, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
2. Kiến thức : cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau :
a. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.
b. Giải thích
– Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện: ngọn nến ban đầu cũng thấy mình vui sướng vì được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra, nó thấy mình thiệt thòi vì vậy mà tìm cách tự tắt sáng đi ->Muốn tỏa sáng nhưng lại không muốn tan chảy -> Đó là thói ích kỉ của con người, sợ mình bị thiệt hơn người khác nên chỉ lo nghĩ cho bản thân mình.
– Cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi -> Con người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí nào, con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho xã hội. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.
=> Câu chuyện giản dị nhưng chứa đựng một bài học nhân sinh sâu sắc. Từ việc phê phán lối sống ích kỉ người viết nhắn gửi: sống là phải cống hiến, làm được những điều có ích. Đó cũng là cách để tự khẳng định giá trị bản thân.
c. Bàn luận
– Ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Con người phải có bản lĩnh, sự nhân hậu để vượt lên trên thói ích kỉ cá nhân để sống có ích, đem lại niềm vui cho nhiều người và chính bản thân mình.
– Điện, đèn, nến: ẩn ý về cá nhân trong quan hệ với cộng đồng, gia đình, xã hội; con người không thể sống tách mình ra khỏi cộng đồng, phải hòa nhập, bổ sung, tương hỗ cho nhau.
– Con người sống ở trên đời ai cũng có ý thức về cái tôi của mình, thậm chí sự tự ý thức về cái tôi để nâng mình lên, để tự khẳng định mình là một nhu cầu chính đáng. Song cần phải phân biệt rõ khát vọng “tỏa sáng”với tham vọng “đánh bóng” bản thân; ý thức khẳng định bản thân khác hẳn với sự ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa.
– Mối quan hệ biện chứng giữa “cho” và “nhận”, “được” và “mất” rất tinh tế. “Giọt nước muốn không khô cạn phải hòa vào biển cả”. Khi sống cống hiến vô tư, con người sẽ nhận được nhiều hạnh phúc.
– Ngọn nến chỉ thực sự sống hết cuộc đời của nó khi cháy hết mình và tan chảy. Nếu không nó hoàn toàn bị quên lãng và vô nghĩa. Cháy còn đồng nghĩa với đam mê.
– Trong cuộc sống, rất nhiều tấm gương cố gắng cống hiến năng lực, trí tuệ, thậm chí dâng hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân. ( Những người lính hi sinh bản thân mình bản vệ đất nước; những bạn trẻ đam mê học tập lao động làm giàu cho quê hương; những thầy cô giáo miệt mài bên con chữ dạy bao thế hệ học sinh nên người…); bên cạnh đó không ít người sống ích kỉ, tự mãn chỉ biết vun vén cho bản thân, không biết cống hiến.
d. Bài học
– Đừng sống ích kỉ, hãy sống cống hiến trong mỗi vị trí, công việc để mang lại hạnh phúc cho nhiều người.
– Đừng bao giờ như ngọn nến “bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa”. Hãy dũng cảm hành động, có thể bản thân phải chịu thiệt thòi nhưng để tỏa sáng cho cuộc đời.
Mượn câu chuyện về chuyến đi thăm ngoại, câu chuyện BÓNG NẮNG và BÓNG RÂM gợi nhiều suy tư, triết lý về thái độ sống, cách sống của con người trên cuộc đời. Người mẹ trong câu chuyện đã ngầm dạy bảo cho con mình về những lối sống tích cực, lúc trời nắng, lúc thời tiết khắc nghiệt, gay gắt, Mẹ bảo con phải nhanh lên cũng tức là bảo người con phải khẩn trương, nhanh chóng vượt mà vượt qua chặng đường đầy mồ hôi, thách thức. Lúc trời râm, lúc thời tiết dễ chịu, mát mẻ, thuận lợi cho việc đi lại của con người mẹ bảo con phải nhanh lên, cũng có nghĩa là đang nhắc nhở người con phải khôn khéo, biết tận dụng cơ hội để đi được xa hơn, nhanh về đích hơn.
Như vậy ở cả hai tình huống lúc trời nắng và cả khi lúc trời râm, người mẹ đều thúc giục con phải khẩn trương, phải vội lên để tránh nắng gay gắt hay khẩn trương để tận dụng bóng râm, chỉ có như vậy cái đích ở xa kia mới nhanh chóng được chinh phục. Cuộc đời của chúng ta cũng như thế, con người sống trong đời sống cần có một quan điểm sống tích cực. Biết can trường, dũng cảm và vượt lên chặng đường khó khăn cũng như cần biết giang cánh tay đón nhận và nắm bắt thật tốt những cơ hội đến với mình, đừng bao giờ để bản thân hối hận và sự thờ ơ của mình với cả thời cơ và thách thức.
Các bạn giúp mk làm bài văn này với,đừng copy mạng nha.Cảm ơn!
Em tự hỏi tại sao ngày xưa Quân Thanh lại sang xâm lược nước ta . nhưng với ý chí của các vua ta ngày xưa thì ko nổi quân xâm lược nào có thể đánh thắng quân ta . Tư lâu xưa nước ta đã phải chịu bao nhiêu cuộc hỗn loạn , bao nhiêu cuộc tàn sát của giặc , chúng giết hại bao người vô tội .Khi không chịu được nữa , các vua hùng không thể nhìn cảnh nầy được liền quyết tâm đánh đuổi chúng . Rồi may mắn thay các vua đã thắng làm cho bọn giặc phải chịu thua . Từ đó nước ta có một cuộc sống bình yên và hạnh phúc . Các vua cứ truyền ngôi cho nhau và không cần suy nghĩ về giặc nữa , nước ta từ đấy ấm no hơn trước nhiều
mong tim cho mk