K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2020

Em có một chiếc tủ đựng quần áo rất xinh xắn. Chiếc tủ này đã gắn bó với em từ khi em còn rất nhỏ. Đến bây giờ, chiếc tủ vẫn được đặt trong góc phòng ngủ của em.

Chiếc tủ này chỉ cao chín mươi lăm phân, thấp hơn so với chiều cao của em một chút nhưng em thấy nó rất vừa vặn và hợp với phòng ngủ của em. Trên mặt tủ, em có đặt một khung ảnh gia đình và một cái đèn ngủ khiến cho chiếc tủ trông đẹp đẽ hơn. Viền trên và viền dưới của tủ được thiết kế theo hình lượn sóng khiến chiếc tủ khô cứng trở nên mềm mại.

Tủ quần áo tuy nhỏ bé như thế nhưng quan trọng hơn cả là nó rất hữu dụng. Chiếc tủ được chia làm hai phần. Phần bên trái của tủ là một ngăn treo quần áo. Ngăn này không có cánh tủ nên em dễ dàng lấy đồ mà không mất thời gian mở ra, đóng vào. Đích thân ông ngoại đã làm cho em những chiếc mắc xinh xắn vừa với tủ để em có thể treo chúng lên.

Bên phải của tủ là những ngăn kéo nhỏ dùng để đựng những món đồ nhỏ xinh. Mỗi ngăn kéo đều có 2 cánh tay cầm hình ngôi sao để em thuận tiện hơn trong việc mở tủ. Đối với em, ngăn tủ chính là một thế giới bí mật giúp em cất giữ những món đồ riêng của mình.

Mai sau, dù có lớn lên, chiếc tủ không còn đủ sức chứa những món đồ của em nữa thì em vẫn yêu mến chiếc tủ này và luôn luôn giữ gìn nó để nó trở thành vật hữu ích nhất.

                                       Tiếng Việt       Đề bài:Em hãy tả một đồ vật mà em yêu thích.                              Bài làmĐiều kiện:Trình bày có chữ bài làm                 Hay và không sai lỗi chính tả sẽ được tích x1                 Đề này không dởn nên mấy ba mấy má chú ý not cóp mạng và câu tương tự giúp con                Không trả...
Đọc tiếp

                                       Tiếng Việt 

      Đề bài:Em hãy tả một đồ vật mà em yêu thích.

                              Bài làm

Điều kiện:Trình bày có chữ bài làm

                 Hay và không sai lỗi chính tả sẽ được tích x1

                 Đề này không dởn nên mấy ba mấy má chú ý not cóp mạng và câu tương tự giúp con

                Không trả lời bậy bạ,nếu không biết làm hoặc không làm thì xin mời không đăng trả lời linh tinh

                Không để link bên dưới vì tìm link rất khó và mình không muốn làm bài của Người Khác.

                Wǒ ài nǐ,cảm ơn những bạn đã trả lời.

Click to ✔ nếu thấy mình đúng nha!Fan Cúc Tịnh Y/Tiểu Cúc nè! 

                 

                 

3

                                                    Bài làm

Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quầy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.

Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rưỡi, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hè phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. “Tách! Tách!” Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghe thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vải nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thứ nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiểm tra in sẵn…

17 tháng 2 2020

Hỏi văn không phải lúc nào cũng có bạn không kèm link, ngoài kèm link ra thì mấy bạn ấy cũng có thể cop nguyên bài văn ở google rồi pas vào đây. Nếu muốn bạn có thể xem 1 vài gợi ý từ tips của mình để viết văn, bạn mở 1 loạt các bài văn mẫu, ít nhất phải 4 - 5 tabs, rồi đọc từng mở bài của những bài văn, chọn lọc ra những câu từ bạn thấy hay, kết hợp văn phong của bạn vô, thân bài với kết bài cũng làm như vậy. Đừng chép 1 dòng ở bài văn này rồi lại 1 dòng ở bài văn khác, cô giáo dạy văn cho bạn sẽ dựa vào cách hành văn thường ngày của bạn để xem bạn viết có quá đà không, goodluck ^^.

19 tháng 2 2020

cho sườn thôi ok : A. Mở bài:
– Con người sinh ra đã mỗi người một hoàn cảnh, một số phận. Người được sinh ra trong gia đình giàu có, đủ cha đủ mẹ được hưởng nhiều tình yêu thương, hạnh phúc.
– Ngược lại có những người bị bỏ rơi không nơi nương tựa, ốm yếu.Tuy nhiên, trong cuộc sống khó khăn thiếu thốn, hoàn cảnh sống khắc nghiệt có rất nhiều số phận, con người đã biết vượt lên chính mình, chiến thắng cuộc sống nghiệt ngã để sống tốt đẹp hơn, để trở nên có ích và là tấm gương sáng cho nhiều người phải noi theo.
B. Thân bài:
1.Khái niệm
– Nghị lực sống là gì: Nghị lực sống chính là nội lực chứa bên trong mỗi con người chúng ta. Nó là động lực, ý chí kiến cho người có vượt qua những khó khăn thử thách hay không.
2.Biểu hiện
– Mở rộng một vài tấm gương về những người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết vươn lên trong cuộc sống.
+ Chắc trong chúng ta không ai là không biết thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký người thiếu may mắn khi sinh ra đã mất hai tay. Nhưng thầy đã kiên trì rèn luyện mỗi ngày một chút rồi tới một ngày thầy có thể cầm nắm, viết mọi thứ thầy đều làm được nhờ đôi chân của mình. Thầy Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành tấm gương sáng về nghị lực sống vượt qua khó khăn, thử thách của số phận.
+Hay Nick Vujicic: một người khi sinh ra đã cụt hai tay hai chân, tưởng chừng như cuộc đời của anh đã chấm dứt tại đây nhưng không chính ý chí nghị lực đã đưa anh vượt qua nghiệt ngã của cuộc đời. Điều đầu tiên mà anh làm chính là tự vệ sinh cá nhân, ngoài ra anh còn chơi được các trò chơi vận động mạnh như: Tenis, bơi… và trở thành người truyền động lực cho nhiều người khuyết tật trên thế giới.
3.Vai trò
- Vượt qua được khó khăn, những khắc nghiệt của cuộc đời, làm chủ bản thân.
- Cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và giá trị hơn
4. Phản đề
- Mở rộng trong xã hội có những người không có nghị lực, thiếu ý chiến chiến đấu vượt qua số phận. Những người đó khi gặp khó khăn họ sẵn sàng buông đời mình theo số phận, khó khăn khăn thử thách một chút là sẵn sàng sa ngã, bị cám dỗ, không chịu cố gắng để vượt lên số phận mà chỉ muốn được người khác giúp đỡ.
-Thói quen sống hưởng thụ dựa vào người khác đã ăn sâu bám rễ vào trong tư tưởng của các bạn này và khó có thể từ bỏ.
- Nhiều gia đình bố mẹ đã quá cưng chiều con cái dẫn tới làm cho những đứa trẻ mất dần đi nghị lực sống, khi có khó khăn chúng không thể tự giải quyết được mà phải tìm bố mẹ giúp đỡ.
C. Kết bài
- Liên hệ với bản thân rồi rút bài học cho mình. Chúng ta đang là những thế hệ trụ cột của đất nước trong tương lại, việc rèn luyện nghị lực sống là việc rất quan trọng cần thiết cho hành trang vào đời sau này của mỗi chúng ta. Nếu không có ý chí, không có nghị lực sống thì làm gì chúng ta cũng dễ thất bại bởi trên đời này không có con đường đi nào là toàn bằng phẳng cả.
- Muốn thành công, muốn tới vinh quang thì con đường đi lại càng trông gai thử thách, ở đó không có chỗ cho những kẻ thiếu ý chí, thiếu nghị lực vươn lên, thiếu nghị lực sống.

                 Bạn xem như vậy có phải hơi có chút không hay trong Văn mình không?

  Trong cuộc sống xã hội.Những sinh mạng khi sinh ra mỗi người một cuộc sống,một ý nghĩ riêng của mình.Kẻ thì giàu sang,có ba có mẹ luôn yêu thương chăm sóc.Kẻ sinh ra từ đáy xã hội.luôn bị xa lánh khing thường,ốm yếu và không nơi nương tựa,phải sống tự lập từ nhỏ.Như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký,chắc hẳn không ai là không biết cái tên này.Ông là tấm gương sáng cho nghị lực vươn lên trong đời sống.

    Từ nhỏ,Ký cũng là một đứa trẻ bình thường như bao người.Rồi một cơn bạo bệnh ập đến khiến Ký bị liệt cả hai tay.Ký bắt đầu sống một cuộc sống mà không có tay.Những công việc ấy sẽ trở lên nặng nhọc biết bao.

     Thế rồi,chẳng bao lâu.Ký thấy mấy bạn nhỏ trong xóm cắp sách tới trường đi học,Ký thèm lắm.Em quyết định đến lớp để xin vào học.Sáng hôm ấy,cô giáo Cương,chủ nhiệm của lớp đang chuẩn bị giảng bài cho cả lớp thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa.Cô bước ra,dịu dàng hỏi em:"Em cần hỏi cô chuyện gì phải không?"Ký nhìn vào trong lớp thấy những ánh mắt nhìn mình,em khẽ nói:"Thưa cô,em muốn xin vào học ạ"

       Cầm hai cánh tay mềm nhũn của Ký,cô bảo:"Khó lắm em ạ,để lớn thêm chút nữa xem sao"Dường như hiểu ý cô,em vừa chạy vừa khóc.Cả hôm ấy,hình ảnh cậu bé liệt ấy khiến cô cứ nghĩ về mãi.

        Sau đó ít lâu,Ký được nhận vào học.Em vui lắm,cứ ngỡ học sẽ rất dễ.Nhưng đó là với các bạn bình thường nhưng khó với Ký.Còn Ký,em phải rất cố gắng rèn luyện,cùng với sự hỗ trợ của các bạn và cô giáo,Ký bắt đầu viết chữ đẹp hẳn lên.

   Bạn xem giúp mình đoạn trên.Mình thấy văn mình hơi lố.

       

9 tháng 5 2018

1. Mở bài: Nêu vài nét giới thiệu về cây phượng.

Sân trường em trồng nhiều loài cây bóng mát trong đó có cây phượng. Không biết cây phượng có từ bao giờ nhưng từ khi em học đã thấy nó. Cây phượng nằm sừng sững, uy nghi tỏa bóng mát và là nơi vui đùa của chúng em trong giờ ra chơi.

2. Thân bài: Tả cây phượng

– Cây phượng cao hơn tòa nhà 2 tầng, cành lá sum suê, tán lá rộng bao phủ cả khoảng sân.

– Gốc cây có màu đen, sần sùi, bên ngoài có lớp vôi trắng, thân cây bằng vòng tay người ôm.

– Cây có rất nhiều cành tỏa ra các hướng, cành to, nhỏ vươn lên cao đón ánh nắng mặt trời.

– Lá phượng nhỏ li ti như lá me, đối xứng với nhau.

– Đến mùa hè hoa phượng ra hoa, hoa phượng có 4 cánh tỏa rộng và màu đỏ hoặc đỏ hơi cam.

– Quả phượng có màu nâu, ăn có vị bùi.

– Hoa phượng thường nở vào tháng 4 đến tháng 6, hoa nở đỏ rực cả góc trời, hoa phượng còn là biểu tượng của tuổi học trò.

– Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, mùa hoa phượng nở là mùa chia tay của nhiều học sinh, sinh viên.

3. Kết bài: Nêu tình cảm với cây phượng.

Cây phượng không chỉ cho chúng em bóng mát mà còn gợi nhớ nhiều kỉ niệm tuổi học trò. Em mãi yêu ngôi trường và cây phượng như một kỉ niệm đẹp tuổi cắp sách đến trường.

                                                                        Bài làm

Đề văn: Tả cây phượng sân trường em

Trong khuôn viên trường em có rất nhiều cây cối tỏa bóng mát, trong đó nổi bật nhất đó là cây phượng mùa hè ra hoa rất đẹp, cây phượng đã gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong trường.

Cây phượng nằm ở giữa sân trường, không ai biết nó được trồng từ khi nào nhưng từ khi em là học sinh của trường đã thấy nó rồi. Cây cao lắm tương đương với ngôi trường hai tầng, tán lá rộng, sum suê tỏa bóng mát cả sân trường rộng lớn. Lá cây phượng cũng rất đặc biệt khi nhỏ nhắn giống như lá cây me. Thân cây xù xì, vỏ bên ngoài màu đen nhám. Dưới gốc cây phượng mọc lên rễ lớn, tạo thành hình thù quái dị, xung quanh thân cây đã được bảo vệ bằng những thanh gỗ kết lại thành hình tròn chắc chắn. Bên dưới lát gạch màu đỏ, đây là nơi chúng em thường hóng mát, vui chơi trong giờ nghỉ giải lao.

Vào mùa hè dưới ánh nắng vàng rực rỡ, lá cây phượng xanh um, những chùm hoa phượng đỏ rực như ngọn đuốc kiêu sa trong nắng và gió. Ánh nắng vàng chiếu xuyên qua những đóa hoa càng khiến cho khung cảnh ngày hè thêm phần rực rỡ. Thỉnh thoảng những cánh bướm bay lập lờ. Hè về cũng là thời khắc chia tay tuổi học trò, các em học sinh tạo lưu bút với những dòng chữ xinh xắn, ép vào bên trong cánh phượng hồng đỏ thẫm. Bất chợt không khí trở nên sôi động hẳn lên khi những chú ve sầu cất tiếng hát râm ran. Một chú ve kêu, rồi cả đàn ve cùng hòa dàn đồng hòa chào mừng mùa hè đến.

Hoa phượng nở cảm xúc vui buồn đan xen, vui khi mùa hè đến được ngắm nhìn hoa phượng nở thật đẹp, lộng lẫy nhưng buồn khi phải sắp chia tay bạn bè. Lang thang trên sân trường nhặt từng cánh hoa phượng mà lòng bồi hồi, xao xuyến, cảm xúc thật khó tả.

Cây phượng luôn là người bạn gắn bó thân thiết với học sinh, trải qua nhiều thế hệ cây phượng vẫn giang tay chào đón những thế hệ tiếp theo học tập tại mái trường thân yêu.

9 tháng 5 2018

  Bạn tham khảo:

   DÀN Ý:
I. Mở bài:
 giới thiệu cây phượng vào mùa hè và tiếng ve

Đối với mỗi học sinh thì những chùm phượng vĩ và tiếng ve có ý nghĩa rất lớn. đó là những dấu hiệu cho mùa hè, cho sự hi vọng và vui chơi. E rất thích những chum phượng vĩ mùa hè và những tiếng ve râm rang ngày hè.
II. Thân bài: tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
1. Tả bao quát cây phượng vĩ và tiếng ve

  • Hoa phượng vĩ màu đỏ
  • Cây phượng vĩ cao 3-5m
  • Tiếng ve kêu râm rang suốt cả ngày
  • Tiếng ve kêu rất to

2. Tả chi tiết cây phượng vĩ mùa hè và tiêng ve
a. Tả chi tiết cây phượng vĩ

  • Cây phượng vĩ ra hoa vào mùa hè
  • Thân cây phượng vĩ cao, và có rất nhiều nhánh
  • Tán lá cây phượng vĩ rất rộng
  • Cành lá phượng vĩ rất nhiều
  • Lá phượng vĩ nhỏ và mỏng, mọc so le nhau
  • Gốc phượng vĩ ôm chặt trên đất

b. Tả chi tiết tiếng ve

  • Tiếng ve rất to
  • Tiếng ve kêu suốt ngày
  • Tiếng ve báo hiệu cho mùa hè đến

c. Mối quan hệ giữa cây phượng vĩ và tiếng ve

  • Đều biểu hiện, tượng trưng cho mùa hè
  • Đều gắn với bao thế hệ học trò

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
 em rất yêu cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve. Đây là những hình ảnh gắn bó biết bao kỉ niệm học trò của em.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt

28 tháng 12 2018

Nhà mình có mạng nè :

Tả quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai của em

Để chuấn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.

Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.

Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIÊNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các bạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài trồng lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.

Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ "Tuần 19" và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh họa sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh họa cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh họa rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.

Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

28 tháng 12 2018

em có một cái gì đó tên là Laughing cow

em rất thik Laughing cow,nó có hình Laughing cow,nó dài bằng Laughing cow,nó có màu Laughing cow,nó có tên là Laughing cow

em rất thik nó và sẽ giữ gìn nó vì nó là Laughing cow

hok tốt nhé

\(\text{Laughing cow}\)

23 tháng 2 2019

Nhà em có rất nhieu loài cây ăn quả , nhưng em thích nhát là cây xoài nhà em.

Cây xoài cao hơn cả người lớn, tán lá sum xuê, lá màu xanh đậm, một cành có rất nhiều lá. Quả trĩu nặng, khi xanh thì trái xoài có vỏ màu xanh còn khi chín thì vỏ màu vàng.

Ngoại nói giống xoài này là xoài Thanh Ca, khi chín ngọt ngon lắm, cho ra nhiều quả. Thân cây mảnh khảnh, cao, to, màu nâu, em có thể ôm được cả thân cây, cây rất dai nên muốn bẻ được không phải dễ.

Dưới gốc cây được đặt hai cái ghế đá để cả nhà có thể ngồi chơi hóng mát được. Rễ cây không nổi lên như mấy cây xoài khác. Vào mùa thu, lá cây chuyển dần sang mau vàng cũng như các cây khác. Em và ông cùng nhau quét lá khi lá rụng nhiều.

Quả xoài to hơn tay em nhưng mà người lớn cầm một tay là được rồi em phải cầm hai tay mới hết quả xoài. Xoài non có màu xanh, khi chín có màu vàng. Xoài non có thể ăn với nước mắm đường vừa chua vừa ngọt hoặc chấm với muối ớt cũng ngon không kém. Còn xoài chín thì ăn ngọt nhưng không gắt, mùi thơm ngào ngạt, ông ngoại em còn dùng xoài ăn chung với cơm nữa. Nói chung, xoài nào ăn cũng ngon và không thể lẫn với loại trái cây nào khác.

Cây xoài gắn liền với tuổi thơ em cùng ông tưới nước, quét lá úa, bán xoài cùng mẹ. Các bạn cùng lớp cũng thường qua nhà em thưởng thức xoài và khen ngon nữa. Em thường được mẹ và ngoại lựa cho những quả xoài to, vàng ngọt lịm để ăn.

Em mong cây xoài sẽ mãi mãi còn ở gốc sân vườn để em và cây xoài có thể cùng lớn lên mỗi ngày. Cùng gia đình em quây quần bên mỗi bữa cơm, lúc em chơi cùng bạn và gia đình.

Chúc Học Tốt

24 tháng 2 2019

Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.

Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.

Vào mùa xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi.

Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, trông rất đẹp mắt. Mùa thu là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước.

Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn.

Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu.

Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.

nhà mk có tròng cây bưởi ở ngoài vườn 

mk ở cùng ông bà

12 tháng 5 2018

ngày nào cũng vậy,Misa buổi sáng thì nằm ườn ra tắm nắng.Buổi hiều lúc em đi học về thì chú lại quấn quýt bên em như muốn em bế lên và vuốt ve.Còn buổi tối,chú lại đi rình bắt chuột.Những lúc em đang học bài ,chú cứ kêu :''Meo...meo...meo" như muốn em chơi cùng chú .khi em tắm cho chú thì chú không sợ nước như những chú chó khác mà còn rất thích thú nữa.Vậy nên mỗi tuần em đều tắm cho Misa.Chú rất nhanh nhẹn và thính.Kể cả khi chú đang ngủ mà nghe thấy tiếng chuột chạy thì chú lập tức chạy đến và bắt lấy con mồi.

23 tháng 3 2020

Câu 1: Các bài thi của Nguyễn Hiền vượt xa các học trò của thầy vì bài của chú chữ tốt văn hay.

Câu 2: Qua nội dung bài đọc, em học tập ở Nguyễn Hiền những đức tính là ý chí vượt khó, tinh thần tự học, quyết tâm cao để đạt được hành quả tốt đẹp.

Câu 3: Chú bé rất ham thả diều.

                             VN

Câu 4: Trong bài đọc “Ông trạng thả diều” có hai từ láy, đó là: đom đóm, vi vu.

Đặt câu:

- Tiếng sáo vi vút trên cao.

Đề 1:           Thiên nhiên đã ban tặng cho con người vô vàn những trái ngon, quả ngọt. Và trên đất nước ta cũng có rất nhiều loại trái cây ngon như bưởi, cam, quýt, nho, chuối,… Em hãy tả lại một cây ăn quả mà em biết. (Viết mở bài gián tiếp)Đề 2: Cây xanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Đó là lá phổi xanh, là nguồn cung cấp hoa thơm quả ngọt,… Nhiều...
Đọc tiếp

Đề 1:           Thiên nhiên đã ban tặng cho con người vô vàn những trái ngon, quả ngọt. Và trên đất nước ta cũng có rất nhiều loại trái cây ngon như bưởi, cam, quýt, nho, chuối,… Em hãy tả lại một cây ăn quả mà em biết. (Viết mở bài gián tiếp)

Đề 2: Cây xanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Đó là lá phổi xanh, là nguồn cung cấp hoa thơm quả ngọt,… Nhiều loài cây đã đi vào văn thơ mà em đã được học trong chương trình hoặc được đọc trong sách báo. Tên gọi của nó gợi cho em biết bao liên tưởng: một câu chuyện cổ tích khó quên, một bài văn đầy ấn tượng, một bài thơ xúc động lòng người,…Em hãy tả một trong những cây đó, có sự liên tưởng với những tác phẩm viết về nó mà em biết. (Viết kết bài mở rộng)

Lưu ý : viết cả bài văn 

Các bồ giúp mình 1 trong 2 đề sau với 

Ai làm nhanh mình tick cho

Cảm ơn các bồ nhiều lắm

12
24 tháng 4 2020

Bài tham khảo nè

Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.

Gốc cây to như bắp vế người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng đứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê tỏa bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lí tưởng cho hai chị em và lũ bạn học cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê…thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi, sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai đĩa vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.

Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo…mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu” trong truyện cổ tích đã hóa thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại, ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.

Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm thấy như cây thấp xuống và xòe rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái ấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, đeo lúc lỉu từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vồng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gẫy gập cả xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.

Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kì diệu” ấy của người mẹ. Ôi! Tình yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
 

12 tháng 5 2020

Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả như cây bưởi, cây hồng xiêm xanh lá, cây nhãn chín ngọt lịm hay cây ổi có vị chua chát,... nhưng trong đó em thích nhất là cây mận hồng đào, cây mận này được bà nội em trồng từ khi em còn học lớp một.

Cây cao khoảng sáu đến bảy mét, tán lá um tùm che rợp cả một khoảng đất rộng. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất hút chất bổ để nuôi cây. Gốc cây màu nâu đen, to tròn bằng bắp vế của ba em. Sờ vào vỏ cây em thấy có chỗ sần sùi có chỗ nứt nẻ. Thân cây mận mọc lên khỏi vai em thì chia thành hai cành to. Từ hai cành to chĩa ra nhiều nhánh nhỏ, phủ đầy lá xanh.

Lá mận hình bầu dục. Lá non màu nâu, óng ánh như lụa, xen kẽ trong những tán lá xanh đậm trông thật xum xuê. Thấp thoáng trong vòm lá là những chùm hoa mận. Hoa mận trắng xóa, lấm tấm nhụy dài trông rất đẹp. Em thích thú ngắm nhìn những chùm quả mận, nào là chùm đôi, chùm ba, chùm tư… đua nhau mọc. Quả mận có hình dạng như chiếc chuông, lúc non quả màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng mơn mởn thật hấp dẫn làm sao!

Có lẽ vì thế nên mận mới có tên là hồng đào. Mận nhà em hột nhỏ, dày cơm, ăn vào vừa ngọt thanh vừa giòn rụm. Cả nhà em ai cũng quý cây mận vì mận chẳng những cho quả ăn thật ngon lại còn tỏa bóng mát cho khu vườn. Thỉnh thoảng, em lại ra gốc mận nhặt lá vàng và thưởng thức vị ngọt khó quên của quả mận hồng đào.

21 tháng 4 2020

– Câu khiến ( câu cầu khiến, câu mệnh lệnh) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn ,… của người nói, người viết với người khác.

– Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm.

– Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau :

+ Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải,… vào trước ĐT.

+ Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,…vào cuối câu.

+ Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,…vào đầu câu.

– Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

*Lưu ý : Khi nêu yêu cầu, đề nghị, phải giữ phép lịch sự. Muốn vậy, cần có cách xưng hô cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau ĐT các từ Làm ơn, giùm, giúp,…

– Ta cũng có thể dùng câu hỏi để nêu yêu cầu, đề nghị.

B) Bài tập thực hành:

Bài 1 :

Hãy đặt 3 câu khiến tương ứng với 3 tình huống sau :

a)     Mượn bạn một cuốn truyện tranh.

b)    Nhờ chị lấy hộ cốc nước.

c)     Xin bố mẹ cho cvề quê thăm ông bà.

Bài 2:

Đặt câu khiến theo các yêu cậu dưới đây:

a)     Câu khiến có từ đừng (hoặc chớ, nên , phải ) ở trước ĐT làm VN.

b)    Câu khiến có từ lên (hoặc đi, thôi ) ở cuối câu.

c)     Câu khiến có từ đề nghị ở đầu câu.

*Đáp án : VD : Con đừng ngồi lâu trước máy vi tính.

Bài 3 :

Em hãy nêu các tình huống có thể dùng câu khiến đã đặt ở bài tập 2.

*Đáp án : (theo VD trên) : Bố khuyên con vì thấy con ngồi lâu trước máy vi tính.

Bài 4 :

a)     Đặt câu khiến có từ Làm ơn đứng trước ĐT.

b)    Đặt câu khiến có từ giúp ( giùm ) đứng sau ĐT.

22 tháng 4 2020

đúng ko