Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
REFER
Trước cách mạng tháng 8, nhà văn Nguyễn Tuân chìm đắm trong dư âm dư ảnh của “một thời vang bóng” với tư tưởng duy mỹ và vị nghệ thuật có phần tiêu cực về cái đẹp, cái tài: bất kỳ ai, dù làm nghề gì, chỉ cần nhuần nhuyễn và thành thục trong nghề nghiệp của mình thì đều có tư cách của tài hoa, nghệ sĩ. Và vì như thế, văn chương và đời sống nghệ thuật Nguyễn Tuân lúc đó có đủ mọi thành phần “tử tù nghệ sĩ”, “đao phủ nghệ sĩ”, “đạo chích nghệ sĩ”...trong đó, dĩ nhiên, có cả những “đào nương nghệ sĩ” mà ca nương Quách Thị Hồ là một ví dụ kinh điển cho quan niệm cái đẹp độc đáo ấy của Nguyễn Tuân.
Hồ “Vạn Thái” (biệt danh của Quách nghệ nhân trong giới ca trù, ám chỉ “địa điểm” hành nghề về thành danh của bà - làng Vạn Thái, tức khu Bạch Mai ngày nay), Phúc Hậu (nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Phúc), Bích Thạch Hồn, Trương Bảy, Chu Thị Bốn, Chu Thị Năm, Ba Thỉnh… là những danh ca bậc nhất đương thời mà theo Nguyễn Tuân: “tiếng róc phách của họ đủ khiến cho người nằm thiên cổ phải tung nắp ván thiên ngồi nhổm dậy”. Hồ “Vạn Thái” (1909 – 2001, quê gốc tại Bắc Ninh) nổi tiếng trong giới ca trù bấy giời với những “ngón nghề” đã đi vào văn học, được miêu tả là: “giỏi chữ nho, nổi tiếng với những bài Tương tiến tửu và Tiền hậu Xích Bích phú” (Đinh Hùng, Giai thoại một chầu hát không tiền khoáng hậu – Thạch Lam thẩm âm)
Những biến động của lịch sử và xã hội sau năm 1945 đã vô tình phủ vào ca trù cùng số phận những ca nương một lớp trầm tích của rất nhiều những định kiến ấu trĩ để buộc thứ nghệ thuật hàn lâm uyên bác này phải “im hơi” ngót nửa thế kỷ. Các danh ca, danh cầm phải lần lượt mai danh ẩn tích và giấu kín thân phận vì những mặc cảm trong quá khứ. Và trong bối cảnh ấy, chỉ có cụ Quách Thị Hồ dõng dạc tuyên bố rằng: “Tôi sẵn sàng đeo biển trước ngực đi trên phố để nói tôi là người hát Ca trù”
Niềm tự hào và đức tin mãnh liệt về nghề Tổ cùng kỹ thuật âm nhạc trác tuyệt đã đưa tiếng hát của NSND Quách Thị Hồ đến với thế giới và lập tức được quốc tế ghi nhận bằng những giải thưởng hết sức cao quý: Năm 1978, Hội đồng Âm nhạc Quốc tế của UNESCO và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Âm nhạc đã trao tặng bà bằng danh dự cho công lao "gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống quý báu của Việt Nam, một vốn quý của nhân loại". Năm 1983, băng ghi âm tiếng hát của bà đại diện cho Việt Nam đã được xếp hạng nhất tại Liên hoan Quốc tế Âm nhạc Truyền thống châu Á ở Bình Nhưỡng. Những sự kiện này không chỉ khẳng định tài năng của lão nghệ sĩ mà còn góp phần thay đổi cái nhìn đầy định kiến của xã hội về ca trù, mở ra những hi vọng cho quá trình phục dựng loại hình nghệ thuật bác học này.
Với những cống hiến to lớn của mình cho sự nghiệp văn hóa của dân tộc, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1988 – đây là danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân duy nhất của loại hình ca trù. Cho đến hôm nay, giọng hát của cố nghệ sĩ Quách Thị Hồ vẫn mãi là đỉnh cao của ca trù Việt Nam. Một giọng ca huyền thoại: “đẹp và tráng lệ như một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy…. Tiếng hát ấy vừa cao sang bác học, vừa mê hoặc ám ảnh, diễn tả ở mức tuyệt đỉnh nhất các ý tứ của các văn nhân thi sĩ”. Một giọng ca như rót mật đổ vàng, liêu trai, ma mị và có uy quyền “đến mức hiếp đáp được người nghe”. Một giọng ca làm vẻ vang cho nghệ thuật truyền thống nước nhà !
-)Vì tia nắng hay gay gắt , rất hay " trốn mẹ đi chơi " , rất đúng với tính cách của những bạn trai nên tia nắng được ví vs nét tinh nghịch bn trai
-)Vì hạt mưa hay đến bất chợt , những giọt mưa lun trong sáng , dịu mát y hệt như b nụ cười xinh bn gái nên hạt mưa được ví như nụ cười xinh bn gái
Chúc bn học tốt
Có sai ko trách mk nha bn
Mk chỉ làm theo ý hiểu thôi
Bạn tham khảo bài này nha!
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/214249.html
Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là có người mẹ hiền.
Mẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.
Bà thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ.
Bà mẹ Mạnh Tử quan tâm giáo dục con tính trung thực, thật thà. Mẹ không được nói dối con thơ. Mẹ phải làm gương cho con trong nói năng, ứng xử, trong mọi việc lớn nhỏ. Nhỡ nói đùa con: "Để cho ăn ăn cơm đây", khi con hỏi: Người ta giết lợn làm gì thế, bà nghĩ và hối hận. Bà tự trách mình: Ta nói lỡ mồn rồi! Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao?. Mẹ hiền đã đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật. Lời nói ấy, cách suy nghĩ ấy, việc làm ấy cho thấy người mẹ hiền rất gương mẫu trong giáo dục đạo đức cho con thơ.
Mạnh mẫu rất thương con, nhưng không nuông chiều. Bà rất nghiêm khắc, rất kiên quyết trước ý thức vô kỷ luật trong học tập của con. Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Cử chỉ người mẹ trông thấy con bỏ học liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt, xem như bị hỏng. Không la mắng! Không roi vọt! Bà chỉ nói với con: Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy. Một lời dạy con rất nghiêm, rất sâu sắc. Mạnh mẫu đã dạy con tính nghiêm túc, tính chăm chỉ trong học tập. Nhờ công giáo dục quý báu của mẹ hiền mà từ đó về sau, Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, chẳng bao lâu trở thành một bậc đại hiền, được người đời ngưỡng mộ.
Truyện Mẹ hiền dạy con trích từ sách Liệt nữ truyện của Trung Hoa, nội dung kể về cách dạy con rất nghiêm khắc và tình thương con đặc biệt của bà mẹ Mạnh Tử. Bà đã cố tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp và dạy con vừa có đạo đức, vừa có ý chí học hành, phấn đấu.
Cốt truyện gồm năm sự việc diễn ra từ thuở Mạnh Tử còn nhỏ:
Sự việc 1: Nhà ở gần nghĩa địa, thấy con bắt chước người ta đào, chôn, lăn, khóc. Bà nghĩ: Chỗ này không phải chỗ con ta ở được nên dọn nhà ra gần chợ.
Sự việc 2: Nhà ở gần chợ, thấy con bắt chước học theo thói bán buôn điên đảo, bà mẹ nghĩ: Chỗ này cũng không phải là chỗ con ta ở được nên dọn nha đến cạnh trường học.
Sự việc 3: Nhà ở gần trường học, thấy con bắt chước lễ phép, chăm chỉ học hành, bà mẹ vui lòng nói: Chỗ này là chỗ con ta ở được lâu dài.
Sự việc 4: Thấy nhà hàng xóm giết lợn, con hỏi mẹ: Người ta giết lợn làm gì thế? Mẹ nói đùa: Để cho con ăn đấy. Biết mình lỡ lời, bà đi chợ mua thịt lợn về cho con ăn.
Sự việc 5 : Con đang đi học bỏ về nhà chơi, mẹ cầm dao cắt đứt tám vải đang dệt để ngầm ví với việc con đang đi học mà bỏ học. Sau khi nghe mẹ khuyên, con học tập rất chuyên cần.
Sáng sớm những giọt sương long lanh vẫn còn đọng lại trên những bông lúa chín mà phiên chợ quê em đã bắt đầu.
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
Quang cảnh phiên chợ thật đông vui, nhộn nhịp dưới ánh mặt trời chói chang. Những tia nắng gay gắt của nàng Hạ đã làm cho bầu không khí trở nên quánh đặc. Đã giữa trưa nhiều người dọn hàng về dần, phiên chợ tan.
Minh Huệ ( 1927 - 2003 ) là nhà thơ hiện đại của Việt Nam . Ông được nhiều đọc giả biết đến nhờ nhiều tác phẩm , tác phẩm nổi tiếng nhất " Đêm nay Bác không ngủ " và được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng về văn học . Nhà văn Minh Huệ sinh tại Bến Thuỷ , nay thuộc Quang Trung , Vinh , Nghệ An với tên thật là Nguyễn Minh Thái.
Bài thơ là một câu chuyện có thật về cuộc trò chuyện giữa anh chiến sĩ và Bác Hồ trong đếm khuya lạnh lẽo . Bài thơ được viết lên nhờ lòng kính yêu của tác giả với Bác . Lòng nhân hậu , yêu thương sâu sắc của Bác đối với nhân dân , chiến sĩ là vô tận . Đồng thời nhà thơ cùng thể hiện tình cảm kính yêu , tôn trọng của các chiến sĩ đối với vị lãnh tụ đáng kính .
" Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ "
.................
" Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm "
Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ , chỉ Bác là người cha và một số từ , hành động gắn đúng với người cha như " mái tóc bạc , đốt lửa .... " . Qua đây cho thấy tình cha con , tình bác cháu vô cùng thắm thiết . " Càng nhìn " vì ngạc nhiên và xúc động , " càng thương " vì đêm khuya lạnh mà Bác vẫn còn đốt lửa cho anh nằm
Trong đêm lạnh lẽo , anh đội viên còn cảm nhận được một tấm lòng nhân hậu nơi Bác . Ở Bác sáng rực lên ngọn lửa tình thương nồng cháy
" Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng "
Bác như một người cha già đang tận tâm chăm sóc cho đàn con thơ dại của mình . Bác coi trọng giấc ngủ của các anh đội viên . Đi dém chăn mà Bác vẫn còn sợ các anh giật mình , phải nhón chân nhè nhẹ
Hành động trên cho thấy tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần tỉ mỉ cho chiến sĩ . Sự chăm sóc ấy cẩn thận đến tỉ mỉ " từng người từng người một " . Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng là chi tiết đặc sắc , giản dị mà xúc động sâu lắng .
" Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng "
Hình ảnh và cử chỉ của Bác làm anh đội viên không thể phân biệt được cảnh trước mắt . Bác toả ra hơi ấm kì lạ , đến mức " ấm hơn ngọn lửa hồng " . Đó là hơi ấm tình người , tình đồng bào , tình yêu thương bao la mà Bác dành cho nhân loại .
Càng bồi hồi anh càng lo cho Bác vì khuya rồi mà Bác còn chưa ngủ
" Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ
Bác hơi Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không "
Lo Bác ốm nên anh mời Bác đi ngủ . Nhưng Bác chỉ đáp lại ân cần
" Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc "
Anh đội viên vâng lời , nhưng anh vẫn cứ thấp thỏm lo cho Bác . Tâm trạng của anh chiến sĩ càng lo lắng khi thấy Bác còn ngồi trong khi trời lạnh và sáng dần
" Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc "
Bây giờ , anh chiến sĩ không còn thì thầm nữa , thay vào đó là hốt hoảng . Câu thơ này cho thấy tấm lòng của anh chiến sĩ đối với Bác như đối với bậc sinh thành của mình .
Một vài chi tiết sau còn cho thấy thêm lòng nhân hậu của Bác
" Bác thương đoàn dân công
.............................
Mong trời sáng mau mau "
Qua hình ảnh anh đội viên , Minh Huệ đã diễn tả thành công hình ảnh Bác , tình yêu thương đồng bào , nhân dân của Bác
Đêm nay Bác không ngủ quả là một bài thơ hay , làm rung động biết bao con tim . Hình ảnh của Bác trong bài thơ này còn làm chúng ta thêm yêu kính Bác hơn .
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”
“Quê hương”, hai tiếng gọi ấy đã trở nên quen thuộc với tôi không biết tự bao giờ. Hình ảnh quê hương bao giờ cũng gắn với những nếp nhà mái ngói đỏ tươi, với những mảnh vườn bé xinh và với những cánh đồng lúa chín vàng thẳng cánh cò bay…Nhưng có lẽ cảnh khu vườn trước nhà vào buổi sáng đẹp trời luôn in sâu trong kí ức tôi. Mỗi khi ngắm nhìn khu vườn của tuổi thơ trong tôi lại dâng lên một niềm xúc động.
Buổi chiều, tôi thường theo mẹ vào vườn hái rau, cắt hoa. Tôi thấy rất dễ chịu bởi bẩu không khì quang đãng và đầy tiếng những chú chim vể đây biểu diễn.Còn buổi sáng, tôi thường theo chân ba vào vườn tưới cây, tỉa lá, bắt sâu hay nhổ cỏ. Lúc ấy với tôi , khu vườn bỗng trở nên vô cùng mới lạ.
Sáng. Đó là khoảng thời gian mọi hoạt động diễn ra sôi nổi, náo nhiệt nhất. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, ông mặt trời từ từ hé đôi mắt nhìn xuông nhân gian. Dần dần ông lên cao, đền đầu ngọn tre thì đứng lại. Ông bắt đầu tỏa những cánh tay màu vàng nhạt ra khắp xung quanh, xuyên qua khẽ lá, lọt xuống mặt đất. Những đám mây trên trời bay nhanh hơn. Chị gió cũng bắt đầu làm việc, len lỏi vào trong vườn, đánh thức cây và mầm xanh.
Khu vườn buổi sáng sôi động hẳn lên. Nó trở thành một khu vui chơi của muôn loài. Ở đây hội tụ biết bao điều thú vị.
Người khách quen thuộc của khu vườn là cô ca sĩ họa mi lại cất vang tiếng hát.Không chỉ có họa mi mà còn nhiều cô ca sĩ khác cũng về đây trang điểm, chuẩn bị cho bữa tiệc âm nhạc với nhiều giọng ca mềm mại và trong trẻo…Dưới đám cỏ, các anh kiến thợ vẫn hăng hái làm việc.Những nàng ong, nàng bướm bay về nhiều hơn, rập rởn trên những cánh hoa như muốn cùng khoe sắc. Mẹ con chị gà ra vườn tìm mồi. Mỗi khi kiếm được thức ăn, đàn gà con tranh nhau chí chóe. Mấy chú chó, chú mèo được vào vườn chơi nên rất ngoan. Một chú mèo mướp rượt theo một nàng bướm suýt chạy vào luồng rau của mẹ, vội dừng chân quay lại
Sáng sáng, ba tôi thường hay bắt sâu, tỉa lá cho cây. Ba cặm cụi, tỉ mỉ làm từng cây từng cây một. Những con sâu thầy vậy vội vàng lủi vào trong. Cây cối được ba tôi chăm sóc thích thú và biết ơn lắm. Chúng nghiêng mình vui đùa với nhau, với mây, với trời, với gió,…Những bác cây ăn quả vui nhộn hẳn lên, nô đùa cùng lũ con, những cánh tay dài, vươn ra.Đây là cây khế mà tuổi tôi cũng bằng tuổi cây khế này. Nó được ông ngoại trồng từ khi tôi chào đời. Ngắm nhìn cây lắng nghe tiếng chim luyện giọng, truyền cảm líu rít mà tôi thấy nhớ ông ngoại quá.. Tận góc vườn kia là cây vải, loại vải thiều mà tôi thích nhất. Đến mùa vải chín, cả cây đỏ rực như mâm xôi gấc. Mấy hôm nay tu hú kêu nhiều, chắc mùa vải đã đến. Tu hú báo mùa vải quả không sai một chút nào.Tiếng tu hú kêu thật tha thiết mà thân thương biết mấy.
Phía bên kia khu vườn, anh tía tô, chị kinh giới nói chuyện gì cười rôm rả. Phía trên, ba tôi bắc một cái giàn trồng bầu, trông nó như bà mẹ giang tay che chở cho đàn con bên dưới khỏi những cơn thịnh nộ của trời. Giàn bầu với những chiếc lá to bản, những quả bầu to dài lòng thòng xuống, treo lủng lẳng như có ai đó dùng dây buộc vào. Vào buổi sáng, sương đọng trên lá cây mà ai đó đã thấy nó đẹp như những hạt ngọt của trời. Trên nền xanh của những chiếc lá bầu có xen lẫn màu trắng của hoa bầu lấp lánh như những đốm sáng trong làn nắng. Cả giàn bầu trông giống như một tấm vải nhung xanh mượt điểm xuyết những chấm bi màu trăng, huyền ảo dưới ánh nắng vàng.Đi về phía kia khu vườn, chị em nhà hoa đang đua nhau khoe dáng với những cánh hoa rực rỡ mà đẹp nhất là nàng hồng nhung kiều diễm đang chúm chím nở nụ cười.
Cả khu vườn tràn ngập màu sắc, âm thanh và hương vị. Khu vườn trở thành sân khấu của buổi hòa nhạc, có người biểu diễn, có người thưởng thức mà ba và tôi là những người thưởng thức say mê nhất, thưởng thức mọi vẻ đẹp của khu vườn. Ba vừa tỉa lá, vừa kể chuyện. Tôi đứng bên mà thấy lòng hạnh phúc ngập tràn khi được sống trong một không gian thiên nhiên tươi mới như vậy…
Khu vườn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi. Nó mát dịu và ngọt ngào như dòng sữa mẹ. Ở nơi đó lưu giữ bao kỉ niệm tuổi thơ của tôi.
Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.
Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.
Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,…
Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.
chúc p hk tốt
Bất chợt, một chiếc lá vàng rụng, thật nhẹ nhưng cũng đủ để bạn cảm nhận sự chuyển mình của đất trời, để được tận hưởng cái nắng nồng nàn đong đầy trong những làn gió dịu nhẹ. Đúng rồi, hè đang về. Những ngọn gió giao mùa rủ nhau về hong ấm từng vạt mưa ẩm ướt, làm những nỗi muộn phiền ngơ ngác chợt bốc hơi, lẩn khuất đâu đó rồi tan nhanh dưới vòm trời xanh đầy gợi cảm. Cái nắng đầu hè cũng thật lạ, nhưng thật đẹp. Không phải là cái nắng run rẩy nép mình trong cái se lạnh của mùa xuân nữa, nắng cũng chưa tới mức chói chang gay gắt, nắng làm phô thêm vẻ lẳng lơ, khiêu gợi của những chùm phượng rực đỏ, và tôn lên vẻ đằm thắm, sâu lắng của sắc tím bằng lăng. Dường như có một làn hương dịu dàng len nhẹ giữa thời gian mang theo chút hồn quê phảng phất đâu đây, để lòng ta lại xốn xang với bao cảm xức bộn bề về một điều gì đó chẳng thể gọi thành tên…
Và rồi bạn thấy nhớ, nhớ cái hương vị quê nhà, nhớ hương lúa ngọt mát, nét thanh bình, yên ả, không chút ồn ào, vội vã. Bạn nhớ hương cau, hương bưởi thoang thoảng mỗi buổi sớm thức dậy. Nhớ lắm cái hương thơm ngào ngạt của cánh đồng lúa trổ bông mà mỗi sáng vẫn đạp xe tới trường trên con đường đê. Nhớ cả những chiều cùng lũ bạn thả diều, đánh đáo, nhớ cả những tiếng kẽo kẹt, tiếng gió đưa xào xạc nơi những gốc tre già… Và bạn nhớ tới bố mẹ, nhớ ông bà, nhớ căn nhà nơi tôi đã gắn bó cả một thời tuổi thơ …
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều".
Đúng là, đã bao lần, khi bước đi trong dòng đời hối hả, ta bỗng thấy chồn chân mỏi gối, thấy nhớ quê và muốn trở về. Phải rồi, quê hương nơi in dấu tháng ngày thơ ấu luôn dang rộng vòng tay đón ta như một người mẹ hiền ôm đứa con thơ vào lòng, cho ta một cảm giác bình yên và êm đềm thuở nào. Đó như một bến đỗ để tâm hồn ta tìm về. Ta bỗng mong được là đứa trẻ và được thấy mình hồn nhiên vui đùa giữa mùa hè quê hương.
Lâu lắm rồi tôi mới lại có được những cảm giác rạo rực khi hè về, hè về trong đất trời, hè về trên quê hương. Thích thú biết nhường nào những buổi sáng mùa hè, sau cơn mưa, được ngắm thảm lúa vàng mênh mông như bỗng chợt rùng mình giũ sạch những giọt nước mưa còn bám lại trên lá, được thả hồn cùng những làn gió mát long lanh rạng rỡ nắng mai. Yêu lắm hình ảnh của những đứa trẻ chăn trâu, yêu cái cảm giác thanh bình, yên ả khi nghe tiếng bước chân của đàn trâu nện xuống nền đất đều đều. Thấy nhớ quá cái vẻ tần ngần của những bụi tre bên đường, nhớ tiếng gọi gà văng vẳng đâu đây. Tiếng nước giếng khơi dội ào ào. Nhớ tiếng bát đũa, tiếng lũ trẻ con nô đùa vang xa trong xóm.
Và kìa, những chú ve con vừa lột xác, bắt đầu vang lên những khúc ca mùa hè dài bất tận, ngân nga khắp không gian. Bạn sẽ thấy yêu cả những tiếng chẫu chuộc, tiếng ếch kêu râm ran bên ao bèo khi chiều muộn và suốt đêm khuya, tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nỉ non hoà lẫn trong tiếng gió vi vu. Thật yên bình biết bao khi được ngồi ngắm sao trời hằng hà sa số, lại được nghe những âm thanh quen thuộc của những ngày ấu thơ mà suốt những năm tháng học tập và làm việc xa nhà bạn không cảm nhận được. Và rồi, bạn sẽ chợt nhận thấy mình bé lại khi văng vẳng đâu đây tiếng dỗ con của người mẹ trẻ, tiếng ru ầu ơ ngọt ngào trên cánh võng đong đưa. Tất cả hoà âm lại thành một bản giao hưởng rộn rã, vui tươi của tự nhiên, của đất trời như một đặc ân của tạo hoá chỉ ban tặng riêng cho mùa hạ quê mình.
Có thể mọi thứ vẫn lặng lẽ diễn ra bình yên như ngàn đời vẫn thế. Có thể tất cả chỉ còn là hoài niệm bởi mọi việc đã thay đổi quá nhiều. Nhưng những âm thanh trong trẻo của mùa hè thì vẫn còn đây, đầy đủ và nguyên vẹn như khi tôi ấu thơ, và rồi đến tận khi xa quê hương, tôi mới thực sự nhận ra, tất cả đều đã ở trong tim mình tự bao giờ.
“Quê tôi sớm tinh mơ tiếng gà gọi, cha vác cuốc ra đồng
Ai đem nắng đong đầy đôi vai, cháy những giọt mồ hôi..
Quê tôi có cánh diều vi vu, xa xa luỹ tre làng
Trưa trưa dưới mái đình rêu phong, là bóng mát ngày thơ
Quê tôi có cánh đồng bao la, thơm hương lúa lên đòng
Liêu xiêu mái tranh nghèo đơn xơ, trở về nhé tuổi thơ tôi…”
"Muốn nhìn thấy cầu vồng, bạn phải biết chịu đựng cơn mưa"
chị ơi xin lỗi nhé em đọc bài này rùi sách j văn em cũng có sao chị lại làm trong văn mẫu làm j .chị k thấy em ghi chữ ***** đứa nào mà sách giải thì kasc biết mặt với tao đấy !xin lỗi nhé sai rùi biết thì đừng làm
Phân tích :
Đoạn thơ trên đã bộc lộ rất nhiều xúc cảm, tình cảm của nhà thơ Trương Nam Hương đối với người mẹ yêu dấu của mình. Trước hết, ngay từ câu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa "Thời gian chạy qua tóc mẹ". Thủ pháp ấy vừa giúp hình ảnh "thời gian" trở nên có hồn, sinh động, cụ thể mang những hành động như con người đồng thời còn lột tả được những thay đổi trên mái tóc của mẹ qua năm tháng "Một màu trắng đến nôn nao". Từ mái tóc đen lay láy của người con gái nay đã biến thành màu tóc bạc trắng. Phải chăng, chính màu tóc ấy là hiện thân cho những vất vả, gian lao mà mẹ phải trải qua, mà mẹ phải quảng gánh? Hơn thế nữa, tác giả còn nhấn mạnh thời gian còn khiến lưng mẹ còng xuống. Lưng mẹ còng bởi lẽ để cho con ngày một thêm cao". Tức là mẹ đã dầm mưa dãi nắng, lao động cực nhọc không quản ngại khó khăn, vất vả để nuôi con lớn khôn trưởng thành. Thật vậy, đoạn thơ với những ngôn ngữ mộc mạc, chân thành và giản dị đã bộc lộ rõ nét tình cảm chân thành, biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ. Cũng từ đây, mỗi người con hãy chăm chỉ, siêng năng, cần cù học tập và làm việc để đền đáp công ơn trời biển ấy.
a) Từ "chạy" trong câu thơ là nghĩa chuyển vì nghĩa gốc của từ "chạy" là di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh và liên tiếp. Câu thơ " Thời gian chạy qua tóc mẹ / Một màu trắng đến nôn nao " hiểu là người mẹ càng ngày càng già đi.
b) Người con muốn nói với mẹ qua hai câu thơ :" Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao " là mẹ đi làm để nuôi con khôn lớn.
Mình nghĩ sao ghi vậy thôi, chắc sai rồi !