Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Tư tưởng - tôn giáo:
+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách khôi phục và thi hành chính sách độc tôn Nho giáo.
+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát triển nhất là ở nông thôn (mặc dù không phát triển thịnh đạt như thời Lý – Trần). Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây dựng mới.
+ Thiên chúa giáo: dù các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao, thẳng tay đàn áp nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng, xã, số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
+ Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.
- Giáo dục
+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm: nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. 1807, Gia Long ban hành quy chế thi hương, thi hội. 1822, Minh Mạng khôi phục kì thi hội, thi đình. Việc học tập, thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp.
+ 1803, Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. 1808 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, 1822. Văn Miếu Quốc Tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao cấp góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Văn học
+ Văn học chữ Hán: vẫn tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức… Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ… phong phú.
+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt xuất là Nguyễn Du (Truyện Kiều) và Hồ Xuân Hương.
* Thành tựu nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:
-Quần thể cố đô Huế - văn hóa vật thể
- Nhã nhạc cung đình Huế - văn hóa phi vật thể.
Câu 1. Rô-be-xpi-e là lãnh tụ của phái
A. dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
B. tư sản công thương Gi-rông-đanh.
C. đại tư sản tài chính.
D. tư sản phản cách mạng.
Câu 2. Trước cách mạng, đẳng cấp nào ở Pháp không được hưởng đặc quyền và phải đóng thuế?
A. Đẳng cấp thứ hai.
B. Đẳng cấp thứ ba.
C. Đẳng cấp tăng lữ.
D. Đẳng cấp thứ nhất.
Câu 3. Ba nhà tư tưởng lớn của Pháp vào thế kỉ XVIII là
A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.
B. Vôn-te, Rut-xô, Mông-te-xki-ơ.
C. Vôn-te, Rút-xô, Ô-oen.
D. Phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.
Câu 4. Trước cách mạng, thể chế chính trị của Pháp là nền
A. cộng hòa đại nghị.
B. quân chủ chuyên chế.
C. quân chủ lập hiến.
D. dân chủ nhân dân.
Câu 5. Ba đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng bao gồm
A. quý tộc, tư sản và nông dân.
B. quý tộc, tăng lữ và nông dân.
C. quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba.
D. quý tộc, tư sản và công nhân.
Câu 6. Tháng 4-1792, liên quân các nước nào đã ồ ạt tấn công vào nước Pháp?
A. Áo-Phổ.
B. Nga, Áo-Phổ.
C. Nga, Phổ.
D. Anh, Áo-Phổ.
Câu 7. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp trước cách mạng là mâu thuẫn giữa
A. các lực lượng tiến bộ trong xã hội với quý tộc.
B. nông dân, bình dân thành thị với Tăng lữ.
C. Đẳng cấp thứ ba với Tăng lữ và Quý tộc.
D. tư sản, bình dân thành thị với quý tộc phong kiến.
Câu 8. Tầng lớp nào hình thành phái Lập hiến trong cách mạng tư sản Pháp năm 1789?
A. Tư sản công thương.
B. Quý tộc mới.
C. Đại tư sản tài chính.
D. Đại địa chủ.
Câu 9. Hiến pháp năm 1791 đã xác lập quyền thống trị của giai cấp nào ở nước Pháp?
A. Tư sản.
B. Tiểu tư sản.
C. Công nhân.
D. Vô sản.
Câu 10. Cuối thế kỉ XVIII, "Đẳng cấp thứ ba" trong xã hội Pháp bao gồm
A. tăng lữ, nông dân, bình dân thành thị.
B. tư sản, nông dân, bình dân thành thị.
C. tư sản, nông dân, quý tộc, tăng lữ.
D. tư sản, quý tộc, bình dân thành thị.
Câu 11. Nền độc tài quân sự ở Pháp được thiết lập sau cuộc đảo chính quân sự của
A. Mông-te-xki-ơ.
B. Na-pô-lê-ông.
C. Rô-be-spi-e.
D. Lu-i XVI.
Câu 12. Chế độ chính trị ở nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là
A. dân chủ.
B. quân chủ chuyên chế.
C. quân chủ lập hiến.
D. cộng hòa.
Câu 13. Cuối thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế nước Pháp có đặc điểm gì nổi bật?
A. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển.
B. Ngoại thương phát triển mạnh, buôn bán với nhiều nước.
C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều.
D. Kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biệt là nông nghiệp.
Câu 14. Mâu thuẫn cơ bản nhất ở Pháp vào cuối thế kỉ XVIII là
A. giữa hai đẳng cấp quý tộc, tăng lữ với đẳng cấp thứ ba.
B. giữa nông dân với địa chủ, quý tộc, tăng lữ phong kiến.
C. tư sản mâu thuẫn với công nhân, nông dân và tăng lữ.
D. mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ
a. Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn
* Chính trị:
Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, quyết định xây dựng chế dộ quân chủ chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu và quyết định mọi việc hệ trọng của đất nước.
- Trung ương:
+ Thời Gia Long: xây dựng theo mô hình thời Lê sơ
+ Thời Minh Mạng: tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn, thêm một số cơ quan: Đô sát viện, Cơ mật viện, Nội các…
- Địa phương:
+ Gia Long: Chia cả nước làm 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực dinh. Tuy nhiên, triều đình chỉ cai quản từ Thanh Hòa đến Bình Thuận. Còn Bắc thành (11 trấn Dafdngf Ngoài) và Gia Định thành (5 trấn ở vùng Gia Định – Nam Bộ ngày nay) do Tống trấn đứng đầu quyết định, báo lại trung ương những việc quan trọng.
+ Minh Mạng: bãi bỏ Bắc Thành, Gia Định thành và các Trực dinh, chia cả nước làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, mỗi tỉnh đều có Tổng đốc và Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn.
- Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng Đế, triều Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ
* Luật pháp
Năm 1815, Gia Long ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), gồm 398 điều, 7 chương. Nội dung: chủ yếu đề cao uy quyền của Hoàng đế và đề ra những hình phạt để trừng trị ai phạm tội.
* Quân đội
Xây dựng một đội quân thường trực mạnh với trên 20 vạn quân, chia làm 4 binh chủng (bộ binh, thủy binh và tượng binh)
* Chính sách ngoại giao
- Đối với Trung Quốc: thần phục tuyệt đối
- Đối với Lào, Cao Miên: bắt họ thần phục, có lúc thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.
- Đối với Phương Tây: đóng cửa, không đặt quan hệ, thi hành chính sách đàn áp Thiên chúa giáo.
b. Đánh giá
- Đấy là cuộc cải cách được đánh giá cao
- Cuộc cải cách đã thống nhất đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện sau này.
Đáp án A