Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển : vượn cổ=> người tối cổ=> người tinh khôn
Đặc điểm căn bản trong quan hệ giữa người với người thời nguyên thủy thể hiện ở tổ chức xã hội qua từng giai đoạn:
- Giai đoạn người tối cổ: con người sống theo bầy hay còn gọi là bầy người nguyên thủy, bao gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau, xã hội sự phân công lao động giữa nam và nữ
- Giai đoạn người tinh khôn: xã hội được chia thành thị tộc, bộ lạc. Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống mà đứng đầu là tộc trưởng. Bộ lạc gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng bản địa, người đứng đầu là tù trưởng.
+ Nhờ có công cụ lao động bằng kim loại, con người đã tạo ra được số lượng lớn của cải và sinh ra sản phẩm dư thừa. Những sản phẩm này thuộc về một số người, lâu dần sinh ra sự phân hóa giữa người của nhiều của cải và người có ít của cải tức là người giàu và người nghèo.
+ Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội phân hóa giàu nghèo sẽ chia ra hai tầng lớp, những người giàu trở thành giai cấp thống trị, còn những người nghèo trở thành giai cấp bị trị, làm thuê và dưới sự quản lí của giai cấp thống trị.
Qua bức bích họa, có thể thấy rằng người nguyên thủy đã có nhận thức về những thứ xung quan mình đặc biệt là những con mồi mà họ săn bắt, họ miêu tả khá chi tiết về con hươu, dê,.. và màu sắc của chúng. Chứng tỏ đời sống của người nguyên thủy trong giai đoạn này có sự phát triển cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần cũng vô cùng phong phú và đa dạng. (mặc dù chưa bằng các thời kì sau đó)
Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy gồm:
– Ở giai đoạn Người tối cổ, con người sinh sống bầy đàn gồm 5 – 7 gia đình lớn, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
– Ở giai đoạn Người tinh khôn, xã hội được chia thành thị tộc, bộ lạc. Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống mà đứng đầu là tộc trưởng. Bộ lạc gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng bản địa, người đứng đầu là tù trưởng.
=> Như vậy, người nguyên thủy đã tổ chức xã hội của mình từ giai đoạn bầy đàn chuyển lên giai đoạn thị tộc, bộ lạc.
- Trong xã hội Trung Quốc dưới thời Tần có 2 giai cấp chính là:
+ Địa chủ.
+ Nông dân lĩnh canh.
Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.4 đến 12.6 cho ta thấy được cuộc sống vật chất của con người thời bấy giờ:
+ Nhà ở: Chủ yếu là nhà sàn
+ Sản xuất: Làm nông nghiệp, trồng lúa nước
+ Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền…
Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X:
– Về tôn giáo: Phật giáo và Hin- đu giáo của Ấn Độ theo chân nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á.
– Về chữ viết và văn học: Nhờ hệ thống chữ cổ Ấn Độ, người ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết riêng. Ngoài ra, họ còn tiếp thu văn học của người Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi.
– Về kiến trúc và điêu khắc: Mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là đền tháp. Điêu khắc chủ yếu là tượng thần, tượng phật và phù điêu.
Sự chuyển biến trong đời sống xã hội của con người khi kim loại xuất hiện:
Công cụ kim loại xuất hiện và ngày càng được sử dụng phổ biến đã đưa đến nhiều chuyển biến trong xã hội của con người:
- Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.
- Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.
* Sự chuyển biến của quan hệ xã hội:
- Trong xã hội nguyên thủy: “công bằng và bình đẳng” được coi là nguyên tắc vàng trong mối quan hệ giữa người với người.
- Trong xã hội có giai cấp: quan hệ công bằng – bình đẳng bị phá vỡ, thay vào đó là mối quan hệ bất bình đẳng giữa các giai cấp.
+ Giai cấp thống trị (những người giàu có) nắm trong tay quyền lực, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi.
+ Giai cấp bị thống trị (những người nghèo khổ) không được hưởng đặc quyền, đặc lợi; bị giai cấp thống trị áp bức.