Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo sự hiểu biết của mình thì ,chta cần làm để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lịch sử :
-Tuyên truyền cho mọi người xung quanh chúng ta cùng bảo tồn những di sản văn hóa lịch sử
-Không nói xấu về di sản văn hóa lịch sử
-Cần lên án với những việc làm sai trái đối với việc giữ gìn ,bảo tồn di sản văn hóa lịch sử
-Chăm chỉ học tập,rèn luyện để làm phát triển những di sản văn hóa lịch sử dân tộc
-....
theo em học sinh cần
-Cố gắng học tập tốt
- Có trân trọng, yêu quý, gìn giữ những phong tục, tập quán của dân tộc.
- Biết phê phán, trê trách những người có tư tưởng phá bỏ các phong tục, tập quán dân tộc.
Chào mừng các em học sinh đến với giờ học Ngữ vănKiểm tra bài cũQua truyện ngắn “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” em có nhận xét gì về tính cách của hai nhân vật chính? -Va- ren: là một kẻ bất lương, giả dối, bịp bợm một cách trắng trợn.- Phan Bội Châu: là một con người có bản lĩnh kiên cường, bất khuất trước kẻ thù. (Thể hiện qua thái độ im lặng, phớt lờ, khinh bỉ.)Những hình ảnh, lời dân ca các em vừa xem và nghe thuộc địa danh nào? Em hiểu gì về địa danh ấy? Van b?n:CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG Theo H? ?nh Minh (B?o Ngu?i H? N?i)Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:Em biết gì về tác giả Hà Ánh Minh?Hà Ánh Minh là một nhà báo.2. :Tác phẩm:Các em hãy cho biết xuất xứ của văn bản?- Xuất xứ: được đăng trên báo “ Người Hà Nội”. Theo các em văn bản này thuộc thể loại gì?Em biết gì về thể loại này?- Thể loại: Bút kí: Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.Nội dung mà tác giả nghiên cứu, tìm hiểu và nói đến trong văn bản này là gì?Em biết gì về ca Huế?=> Ca Huế: dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung. Ca Huế ở đây chỉ một sinh hoạt văn hóa của cố đô Huế: nguời nghe và người hát cùng ngồi trên thuyền đi trên sông Hương; ca Huế diễn ra vào ban đêm và hát chủ yếu các làn điệu dân ca Huế.- Ca Huế: một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người dân xứ Huế.Với nội dung trên, văn bản này thuộc kiểu văn bản gì?Kiểu văn bản nhật dụngPhương thức biểu đạt của văn bản là gì?- Phương thức biểu đạt: thuyết minh kết hợp miêu tả, biểu cảm.Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : Theo các em, chúng ta cần đọc văn bản này bằng giọng như thế nào?Giọng to, rõ ràng, chú ý các dấu câu, giọng vui tươi, thể hiện sự tự hào đối với sự phong phú , đa dạng, độc đáo của ca Huế.Các em hãy cho biết bố cục của văn bản?Bố cục: Ba phần: Phần 1:Từ đầu … “ Lý hoài Nam” => Giới thiệu về ca Huế. Phần 2: tiếp theo … “xao động tận đáy hồn người” => Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương. Phần 3:Còn lại => Nguồn gốc của ca Huế.2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế.Em hãy cho biết, trong đoạn văn này, tác giả đã giới thiệu cho chúng ta biết điều gì về ca Huế? Ca Huế có nhiều làn điệu:Các em hãy thảo luận nhóm nhỏ trong 3 phút để hoàn thành bài tập ở bảng sau đây?Qua tìm hiểu các em có nhận xét gì về ca Huế?Chèo cạn, bài thai, các điệu lí, các điệu hò, các điệu Nam, . . . với đặc điểm riêng của từng làn điệu.Khi nói về các làn điệu ca Huế với đặc sắc của từng làn điệu, tác giả dùng nghệ thuật gì?(Liệt kê kết hợp bình luận, giải thích).Qua tìm hiểu các em có nhận xét gì về ca Huế?=> Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.Các làn điệu ca HuếCác làn điệu ca HuếCa Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : 2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế. Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.b) Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương:Thời gian biểu diễn là vào lúc nào?- Thời gian: Từ khi lên đèn kéo dài đến tận gần sáng.Không gian biểu diễn được miêu tả ra sao? Hãy tìm những chi tiết miêu tả không gian trong đêm ca Huế.Thành phố lên đèn như sao sa; màn sương dày dần hẳn lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Trăng lên, gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Không gian tĩnh mịch bỗng bừng lên âm thanh của dàn hòa tấu.Em có nhận xét gì về không gian này?- Không gian: huyền ảo, thơ mộng.Nơi biểu diễn có gì đặc biệt và độc đáo?- Địa điểm: Trên một con thuyền rồng bồng bềnh trên sông Hương – một sân khấu chuyển động.Nếu xem con thuyền ấy là một sân khấu, thì ngoài sự đặc biệt ở sự chuyển động trên dòng sông Hương mà còn đặc biệt hơn các sân khấu khác ở chỗ nào nữa? (Chú ý vị trí của người biểu diễn và người thưởng thức).Người biểu diễn ở đây là những ai?Có những nhạc cụ nào?Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : 2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế. Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.b) Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương:- Thời gian: Từ khi lên đèn kéo dài đến tận gần sáng.- Không gian: huyền ảo, thơ mộng.- Địa điểm: Trên một con thuyền rồng bồng bềnh trên sông Hương – một sân khấu chuyển động.Em có nhận xét gì về các nhạc cụ được các ca công sử dụng trong đêm ca Huế?- Nhạc cụ: Vô cùng phong phú.Trở lại các nhạc công và ca công, em thấy các ca công và nhạc công được miêu tả như thế nào? Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, đội mấn duyên dáng.- Các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt lúc khoan lúc nhặt làm nên những tiết tấu xao động tận đáy hồn người.Qua đây, các em có cảm nhận gì về người biểu diễn?- Người biểu diễn: Ca công và nhạc công: trẻ, đẹp, duyên dáng, tài ba, điêu luyện.Người thưởng thức ở đây thưởng thức như thế nào, trong tâm trạng và cảm xúc ra sao?- Cách thưởng thức: Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.Khi nói về các ca công, nhạc công, nói về các nhạc cụ, cách thưởng thức, . . . Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?(Liệt kê kết hợp miêu tả, biểu cảm)Cách kết hợp các yếu tố này cho ta thấy được ca Huế là một loại hình nghệ thuật như thế nào?=> Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo và tao nhã.Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : 2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế. Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.b) Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương:- Thời gian: Từ khi lên đèn kéo dài đến tận gần sáng.- Không gian: huyền ảo, thơ mộng.- Địa điểm: Trên một con thuyền rồng bồng bềnh trên sông Hương – một sân khấu chuyển động.- Nhạc cụ: Vô cùng phong phú.- Người biểu diễn: Ca công và nhạc công: trẻ, đẹp, duyên dáng, tài ba, điêu luyện.- Cách thưởng thức: Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.(Liệt kê kết hợp miêu tả, biểu cảm)=> Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo và tao nhã .c) Nguồn gốc của ca Huế:Ca Huế được hình thành từ đâu? Bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhã nhạc cung đình Huế. Nhạc dân gian là gì? Nhạc cung đình, nhã nhạc là gì?Chính từ nguồn gốc này đã tạo nên âm hưởng của các làn điệu ca Huế, đó là âm hưởng như thế nào?=> Vừa sôi nổi vui tươi, vừa trang trong uy nghi. Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò thường sôi nổi, lạc quan. Nhạc cung đình, nhã nhạc: Nhạc dùng trong các buổi lễ trang nghiêm, nơi tôn miếu, triều đình thời phong kiến, thường có sắc thái trang nghiêm, uy nghi.Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. :Tác phẩm:II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc : 2. Bố cục: 3 phần. 3. Hiểu văn bản: a) Giới thiệu chung về ca Huế. Ca Huế phong phú về làn điệu thể hiện đời sống nội tâm của của con người.b) Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương: Bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhã nhạc cung đình Huế. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo và tao nhã .c) Nguồn gốc của ca Huế:III. Tổng kết:Những nghệ thuật này đã cho ta hiểu được gì về Huế và ca Huế?1. Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, thấm đẫm chất thơ. Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.Qua tìm hiểu, các em hãy khái quát những đặc sắc của văn bản?2. Nội dung: Văn bản cho ta thấy Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm văn hóa phi vật thể đáng trân trọng cần được bảo tồn và phát triển.IV. Luyện tập:Địa phương em có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên (và thể trình bày) một vài làn điệu mà em biết.Như vậy, theo em, văn bản có ý nghĩa gì?3. Ý nghĩa: Văn bản thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế- một di sản văn hóa của dân tộc. CỦNG CỐTrả lời câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất.1. Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản Ca Huế trên sông Hương muốn đề cập đến?A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộngB. Nguồn gốc của một làn điệu ca Huế.C. Sự phong phú, đa dạng của các làn điệu ca HuếD. Cả ba nội dung trên.D. Cả ba nội dung trên.2. Nguyên nhân nào tạo nên nét độc đáo của ca Huế?A. Du khách được ngồi trên thuyền rồng.B.Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng.C. Những làn điệu ca Huế phong phú đa dạng, giàu cảm xúc.D. Cả ba nội dung trên.D. Cả ba nội dung trên3. Vì sao nói ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, vừa uy nghi?A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian.B. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng.C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình.C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀHọc thuộc bài giảng.Sưu tầm thêm tranh ảnh về Huế.Soạn bài Liệt kê theo hệ thống câu hỏi SGK Tiết học đến đây là kết thúc, chúc các em học tốt
Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh đã nêu lên vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc trong đó có ca Huế.(1)Giá trị văn hóa của dân tộc là tài sản vật chất và tinh thần,chứa đựng nét đẹp mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công xây dựng và vun đắp lên.(2)Cần có ý thức tìm hiểu,tự hào,yêu quý và trân trọng những nét đẹp đó.(3)Mỗi người cần tích cực quảng bá,giới thiệu di sản văn hóa của dân tộc để thấy được nét đẹp trong văn hóa tới bạn bè trong và ngoài nước
chúc pạn thi ttot
Làn điệu dân ca cổ truyền cùng các loại hình sân khấu từ lâu trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, vùng miền. Vĩnh Phúc là tỉnh còn lưu giữ nhiều làn điệu truyền thống đặc sắc, song do công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn nên các làn điệu truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Về Trung Mỹ (Bình Xuyên), chúng tôi được Phó Chủ tịch UBND xã Lưu Văn Thành kể nghe nhiều câu chuyện về những người say hát Soọng cô, say đến quên ăn, quên ngủ. Ông Thành cho biết, Soọng cô là làn điệu dân ca trữ tình, một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, hấp dẫn của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Người Sán Dìu có thể nhịn ăn một ngày nhưng không thể nhịn hát trong một giờ. Khi đi chợ, làm đồng cho tới lúc ở nhà, người Sán Dìu đều hát, khi thì hát thành tiếng, khi lại chỉ hát lẩm nhẩm, thì thầm như sợ người khác nghe thấy. Có ông Quán ở thôn Trung Mầu say hát đến nỗi, mỗi ngày, ông đều thức dậy từ 4 giờ sáng để tập hát, tập cho đến lúc mặt trời bắt đầu lên trên ngọn núi sau nhà, ông Quán mới ra đứng trước mái hiên để ngóng bạn chơi. Bạn của ông Quán là ông Truyền, ông Man, cũng đều là những người say hát, họ tụ tập ngồi hát đến trưa, đến chiều không biết chán. Đã thế, đến tối, họ lại kéo đến nhà nhau hát cho tới nửa đêm mới về.
Trước kia, những người mê hát Soọng cô ở Trung Mỹ thường tập hợp theo từng nhóm đơn lẻ, nhưng vài năm trở lại đây, do nhu cầu cấp thiết cần phải bảo tồn làn điệu truyền thống của dân tộc, mỗi thôn đã thành lập CLB hát Soọng cô và sinh hoạt đều đặn hàng tuần. Ở Trung Mỹ, CLB hát Soọng cô thôn Trung Mầu thành lập từ năm 2012, hiện có 60 thành viên, tất thảy đều say mê hát. Không chỉ sinh hoạt tại địa phương, nhiều thành viên trong CLB còn đi thi hát với các CLB ở Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn... Phong trào giao lưu văn nghệ mang tính tự phát, nên các thành viên cùng góp tiền, thuê xe rồi cử một số thành viên tiêu biểu trong CLB đi giao lưu với tỉnh bạn. Bà Dương Thị Sinh, cựu thành viên cốt cán trong CLB thôn Trung Mầu cho biết, đoàn thường đi từ sáng đến tối, thậm chí là đi qua đêm đến sáng hôm sau mới về. Khi giao lưu, già trẻ gái trai đều hăng say hát, dẫm lên cả đám cỏ mà hát, bị kiến đốt vẫn cứ hát. Lúc Đoàn chủ nhà bưng cơm ra, các thành viên hát mời cơm tới 30 phút khiến cơm canh đều nguội cả. Lúc về nhà, mọi người còn nhớ nhung, lưu luyến nhau nên tiếp tục gọi điện thoại cả giờ đồng hồ để hát tiếp, đến nỗi hết sạch tiền trong tài khoản. Thấy tôi thắc mắc không hiểu vì sao người Sán Dìu lại mê hát Soọng cô đến vậy, bà Sinh lý giải: “Hát Soọng cô là hình thức hát đối đáp nhau, vừa để tìm hiểu, vừa để trổ tài. Nếu đội bạn hát mà đội mình không đối lại được thì các thành viên rất buồn. Do đó, về nhà phải tập thật nhiều bài hát mới để hôm sau hát đối lại, phải hát cho đến khi nào thắng mới thôi”. Bà Sinh tập hát Soọng cô từ lúc 15 tuổi, đến nay, hơn 30 năm, bà không thể nhớ mình học thuộc lòng tất cả bao nhiêu bài hát nữa.
Thôn Cổ Tích (xã Đồng Cương, Yên Lạc) cũng có những người mê hát, say hát như ở Trung Mỹ. Thể loại âm nhạc mà họ yêu thích nhất là chèo. Một lần về Cổ Tích, tôi được nghe các thành viên trong đội chèo của thôn trình diễn tiết mục “cây cau con trồng” rất xúc động. Ông Nguyễn Văn Thư, Phó Chủ nhiệm CLB văn nghệ thôn Cổ Tích cho biết, các thành viên trong CLB, đặc biệt, các cụ già trên 60 tuổi đều “nghiện” chèo như nghiện thuốc phiện. Tối đến, cơm nước xong là các cụ tụ tập tại nhà văn hóa thôn để hát. Đêm đến, nhiều cụ không ngủ được lại mở đài nghe hát chèo trên kênh VOV của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngoài những lúc vui vầy bên con cháu, văn nghệ đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của các cụ.
Làn điệu cổ truyền của mỗi dân tộc không chỉ là lời ca tiếng hát để mua vui, giải trí, trên hết, nó thể hiện hồn phách, trí tuệ được kết tinh qua hàng ngàn, hàng vạn năm. Ông Lưu Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Mỹ chia sẻ: “Làn điệu Soọng cô là vốn văn hóa quý giá của dân tộc Sán Dìu, nếu không truyền dạy sẽ mai một. Ngày nay, nhiều người trẻ ở Trung Mỹ không biết hát Soọng cô, đa số thích hát và nghe nhạc hiện đại hơn. Những người mê hát Soọng cô chủ yếu trên 50 tuổi, họ thường dạy hát cho con cháu nhưng không mấy người tiếp thu được. Các CLB hát Soọng cô thành lập một cách tự phát, thiếu kinh phí hoạt động, các thành viên trong CLB thường tìm kiếm việc làm để có thêm thu nhập, đóng góp kinh phí duy trì hoạt động CLB.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh rất nhiều CLB văn nghệ còn giữ được các làn điệu dân ca truyền thống. Tuy nhiên, hầu hết các CLB hoạt động tự phát, không có sự khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí và định hướng bảo tồn các làn điệu truyền thống. Bà Nguyễn Thị Diện, Trưởng Ban Quản lý di tích, Sở VH- TT & DL cho biết, các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2011 - 2013, Sở VH, TT & DL giao cho Ban Quản lý di tích thực hiện kiểm kê lại các di tích văn hóa phi vật thể (trong đó có các làn điệu dân ca cổ truyền) nhưng đến nay mới tiến hành kiểm kê xong 4 huyện, thị (Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên), các địa phương còn lại chưa thực hiện kiểm kê do còn thiếu kinh phí. Công tác vinh danh nghệ nhân tiêu biểu trong quần chúng chưa được thực hiện, đa số người dân chưa phân biệt được các hình thức, thể loại tác phẩm âm nhạc truyền thống, công tác bảo tồn các làn điệu dân ca cổ truyền gặp nhiều khó khăn. Theo bà Nguyễn Thị Diện, trong những năm tới, tỉnh cần có chính sách khuyến khích việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, nhất là bảo tồn các làn điệu dân ca truyền thống, tăng cường mở lớp tập huấn các loại hình hát ca trù, chầu văn, hát xoan, chèo… hoặc tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, tăng cường hỗ trợ, đầu tư kinh phí tiếp tục thực hiện các dự án kiểm kê, hoạch định chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể.