Câu 1
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

cho mình xin đoạn văn bản nhé

25 tháng 11 2021

cooler mới là ngầu nhé bạn

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi:“….Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ, Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

 Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi:

“….Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ, Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”

 (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của văn học dân gian? Nêu hiểu biết của em về thể loại văn học dân gian đó?

Câu 2: Nội dung chính trong đoạn văn trên là gì?

Câu 3: Giải nghĩa từ “tráng sĩ”?

Câu 4: Tìm những chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong đoạn văn? Ý nghĩa của những chi tiết đó?

Câu 5:Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”

        Em có thích cách kết thúc này của tác phẩm không? Vì sao?

PHẦN II. PHẦN VIẾT (5 điểm)

Đóng vai nhân vật người em kể lại truyện cổ tích “Cây khế”.

 

2
12 tháng 3 2022

giúp mk với , biết câu nào thì các bạn cứ làm . 

12 tháng 3 2022

1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại truyện truyền thuyết. Những hiểu biết về thể loại truyện truyền thuyết: thể loại truyện dân gian, có các yếu tố hư cấu kì ảo kể về những nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử; truyện kể về những người anh hùng lập nên những công lao to lớn hoặc lí giải nguồn gốc của một phong tục tập quán; truyện kể theo mạch tuyến tính; lời kể cô đọng, mang sắc thái trang trọng...

2. ND chính: Chiến công to lớn và sự hóa thân của Thánh Gióng.

3. Tráng sĩ nghĩa là người đàn ông có sức khỏe, cường tráng.

4. Chi  tiết tưởng tượng, kì ảo trong đoạn văn là ngựa phun lửa, một mình Gióng đánh đuổi hết quân thù, Gióng  cưỡi ngựa bay lên trời.

=> Ý nghĩa của những chi tiết kì ảo đó: làm cho câu chuyện hấp dẫn, thú vị; tô đậm tài năng, công lao, sức mạnh của Thánh Gióng, làm bất tử hóa người anh hùng.

5. HS đưa ra quan điểm cá nhân và giải thích thuyết phục.

Gợi ý: em thích cách kết thúc như vậy vì cách kết thúc này làm bất tử hóa anh hùng, người anh hùng vô tư, không màng danh lời/ Em không thích vì Thánh Gióng có công lao to lớn, nên được mọi người tán tụng, nên ở lại đất nước để bảo vệ đất nước.

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ...
Đọc tiếp

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

       Một  chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

  - Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

  - Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

       Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

  - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

  - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

      Nhím ra dáng nghĩ:

  - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

      Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

      Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]   

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

 

Câu 1.( 1 điểm) Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Kể tên các nhân vật có trong đoạn trích?

Câu 2.(1,5 điểm) Tìm các chi tiết thể hiện hành động của Nhím khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước? Hành động của Nhím nói lên điều gì?

Câu 3.(1 điểm) Cho câu văn

   “ Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]

          Xác định một cụm danh từ và phân tích cấu tạo cụm danh từ trong câu văn trên?

Câu 4.(1,5 điểm) Từ đoạn trích trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào?Hãy viết thành 3-4 câu văn.

 

0
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của ai?...
Đọc tiếp

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy tính biểu tượng này. Một em phán đoán: “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này hẳn là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật”…Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô thường nhớ những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lốt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

                                                                                                                                                                          (Trích Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.

a. Truyện có những nhân vật nào? Theo em, nhân vật nào là chính?

b. Nêu chủ đề của truyện?

Câu 2.

a. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả như thế nào?

b. Vì sao bức tranh ấy lại được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương?

Câu 3. Từ câu chuyện trên, em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau: Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một nhân vật hoặc đề tài, chủ đề của văn bản trên.

0
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của ai?...
Đọc tiếp

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy tính biểu tượng này. Một em phán đoán: “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này hẳn là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật”…Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô thường nhớ những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lốt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

                                                                                                                                                                          (Trích Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.

a. Truyện có những nhân vật nào? Theo em, nhân vật nào là chính?

b. Nêu chủ đề của truyện?

Câu 2.

a. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả như thế nào?

b. Vì sao bức tranh ấy lại được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương?

Câu 3. Từ câu chuyện trên, em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau: Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một nhân vật hoặc đề tài, chủ đề của văn bản trên.

0
BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:      “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình...
Đọc tiếp

BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

     “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình chốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc. Và nhìn xem! Bạn thấy không, cách đồng lúa mì đằng kia? Mình không ăn bánh mì. Lúa mì chả có ích gì cho mình. Những đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả. Mà như vậy thì buồn quá! Nhưng bạn có mái tóc vàng óng. Nếu bạn cảm hóa mình thì thật là tuyệt vời! Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thích tiếng gió trên đồng lúa mì...”

                                           (Trích Hoàng tử bé, Ăng- toan- đơ Xanh-tơ Ê-xu-be-ri)

Câu 1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Từ “đơn điệu” trong đoạn văn trên thuộc loại từ gì? Giải thích nghĩa của từ này.

Câu 3. Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu văn “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc”.

Câu 4. Từ đoạn văn và trải nghiệm thực tế của bản thân, theo em cần làm gì để có một tình bạn đẹp. Hãy viết một đoạn văn từ 5- 7 câu.

2
28 tháng 2 2022

Câu 1: Cáo nói với Hoàng từ bé khi Hoàng tử bé đến Trái đất 

Câu 2: 

Đơn điệu: Vòng quay lặp đi lặp lại liên tục

Con cáo cảm thấy cuộc sống của mình thật đơn điệu vì cáo săn gà, con người săn cáo. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau.

Câu 3:

So sánh "ước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang" với "tiếng nhạc"

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn

Nhấn mạnh điều tuyệt đẹp mà Hoàng tử bé mang đến cho Cáo, giúp Cáo thấy được sự tươi đẹp và rộn ràng, háo hức với cuộc sống.

Câu 4:

Nếu được hoàng tử bé cảm hóa, cuộc sống của cáo sẽ thay đổi: Vui tươi, rộn ràng, ý nghĩa và giá trị hơn. 

ý nghĩa của tình bạn được thể hiện ở chỗ ta sẽ đồng hành cùng bạn, làm bạn tốt hơn, vui hơn và thấy được hạnh phúc hơn. Chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của bạn, cùng bạn sẻ chia..

Câu 5:

Con cáo trong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Cáo là con vật ngoài đời thì nguy hiểm nhưng nó lại thật gần gũi, thân thiện trong trang văn của Ăng toan đơ. Cáo đã trò chuyện với Hoàng tử bé như người bạn thân và tình bạn diệu kì giữa Hoàng tử bé và cáo nở rộ giúp ta thêm hiểu, thêm trân trọng giá trị của tình bạn. Cáo có khao khát được cảm hóa. Khao khát của cáo là khao khát đẹp, chân thành và cũng thật đáng trân trọng. Chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong Cáo trong cuộc nói chuyện với Hoàng tử bé. Nó không phải chú cáo độc ác hay sống một đời nhàm chán, lặp đi lặp lại. Nó có khao khát sự sống đẹp và ý nghĩa. Ở cáo, bạn đọc còn thấy được phần nào hình ảnh người bạn chân thành, dễ mến. 

28 tháng 2 2022

nhanh thế

Ngày mai mẹ thức con dậy sớmÔi mẹ thân yêu, mẹ tảo tầnĐể con sẽ đi ra cồn đất nhỏĐón gặp người bạn quí của con Và hôm nay con thấy ở cánh đồngNhững vệt bánh xe in trên cỏ ướtGió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rựcDưới những làn mây xốp đồng quê Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra điVành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộnVà con bò đứng nhìn theo tha thẩnVe vẩy đuôi trên...
Đọc tiếp

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần

Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ

Đón gặp người bạn quí của con

 

Và hôm nay con thấy ở cánh đồng

Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt

Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực

Dưới những làn mây xốp đồng quê

 

Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi

Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn

Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn

Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường

 

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà

Người ta bảo con sắp thành thi sĩ

Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga

 

Con sẽ hát về mẹ và về bạn

Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò

Và thơ con có một dòng sữa chảy

Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ?

Câu 2. Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ? Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào? (dẫn chứng)

Câu 3. Xác định hình thức và phân tích hiệu quả thẩm mỹ ở nghệ thuật điệp, ẩn dụ trong hai dòng thơ sau:  Và thơ con có một dòng sữa chảy

  Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

 Câu 4. Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy phân tích khát vọng đó?

Câu 5. Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của chúng trong việc thể hiện của nhân vật trữ tình

Câu 6. Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào (chú ý gương mặt tinh thần qua cảm xúc)? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp)

 In nội dung

0
BÀN TAY YÊU THƯƠNG          Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn...
Đọc tiếp

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

          Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy tính biểu tượng này. Một em phán đoán: “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này hẳn là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật”…Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô thường nhớ những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lốt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

                                                                                                                                                                          (Trích Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.

a. Truyện có những nhân vật nào? Theo em, nhân vật nào là chính?

b. Nêu chủ đề của truyện?

Câu 2.

a. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả như thế nào?

b. Vì sao bức tranh ấy lại được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương?

Câu 3. Từ câu chuyện trên, em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau: Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một nhân vật hoặc đề tài, chủ đề của văn bản trên.

0