K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 

“Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong cuộc chiến cam go, hiểm nguy đó, không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân .... Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh “ăn núi, ngủ rừng”, vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ …. của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19”.

                                                                                              (Nguồn Internet)

Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. (1.0 điểm)

Tìm các từ cùng trường từ vựng có trong đoạn văn trên và gọi tên trường từ vựng đó. (1.0 điểm)

Câu văn sau giúp em hiểu gì về đội ngũ y bác sĩ trong công tác phòng chống dịch “Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh “ăn núi, ngủ rừng”, vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim.” (1.0 điểm)

Viết đoạn văn (từ 4 đến 6 dòng) tri ân những anh hùng thầm lặng - đội ngũ y bác sĩ. (1.0 điểm)

0
“Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng,  không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản  thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong cuộc chiến cam go, hiểm nguy đó, không  thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân... Những  tháng qua, không khó để chúng ta bắt...
Đọc tiếp

“Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng,  không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản  thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong cuộc chiến cam go, hiểm nguy đó, không  thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân... Những  tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh "ăn núi, ngủ rừng", vội vàng  những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y,  bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động 

hàng triệu trái tim. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân  yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19”. 

 ( Nguồn Internet) a. Nêu nội dung chính của đoạn ngữ liệu trên? (1đ) 

b. Tìm các từ cùng trường vựng có trong đoạn văn trên và gọi tên trường từ vựng  đó? (1đ) 

 

0
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnhTrong cuộc chiến...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh

Trong cuộc chiến đầy cam go đó, chúng ta không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân... Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh "ăn núi, ngủ rừng", vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y, bác sĩ và chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19.

Có thể thấy, chiến trường nào cũng đầy hiểm nguy, gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát, hy sinh. Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay, những người anh hùng thầm lặng này đã để lại nhiều nỗi niềm xúc động, sự tin yêu và khâm phục của hàng triệu người Việt Nam.

(Những hy sinh thầm lặng trong trận chiến chống dịch - Nhóm PV Xây dựng Đảng – dangcongsan.vn)

 

Câu 1(0,5 điểm):  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên?

Câu 2(0,5 điểm): Câu: “Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu..” thuộc kiểu câu gì?

Câu 3(1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có thể thấy, chiến trường nào cũng đầy hiểm nguy, gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát, hy sinh.”

Câu 4 (0,5điểm): Nội dung đoạn ngữ liệu trên?

Câu 5(1,0 điểm): Trong  lúc đang chung tay phòng chống dịch bệnh Covid - 19, bản thân em sẽ làm gì để góp phần đẩy lùi dịch bệnh?

Tôi xin các bạn :)

1
20 tháng 2 2022

Câu 1(0,5 điểm):  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên?

=> nghị luận ( đời sống xh)

Câu 2(0,5 điểm): Câu: “Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu..” thuộc kiểu câu gì?

=> câu trần thuật

Câu 3(1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có thể thấy, chiến trường nào cũng đầy hiểm nguy, gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát, hy sinh.”

phép tu từ : điệp ngữ

tác dụng:nhấn mạnh sự mất mát hy sinh của đội ngũ y bác sĩ là rất lớn lao, quý giá 

Câu 4 (0,5điểm): Nội dung đoạn ngữ liệu trên?

=> Nói về những sự hy sinh thầm lặng của thiên thần áo trắng, cứu người chống dịch không cần nhà báo , không cần người khác khen ngợi .

Câu 5(1,0 điểm): Trong  lúc đang chung tay phòng chống dịch bệnh Covid - 19, bản thân em sẽ làm gì để góp phần đẩy lùi dịch bệnh?

=> Em chỉ ở nhà, đó là cách ly để phòng bệnh:))

20 tháng 2 2022

omg rất cảm ơnnn

 

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa...
Đọc tiếp

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:

  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích."

Câu 1: Từ "lí trí" được dùng trong đoạn trích trên với ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại cho rằng chạy đua vũ trang "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên" ?

Câu 2: "Chúng ta" được nhắc đến trong đoạn văn là những ai? "Việc đó" để chỉ việc gì?

Câu 3: Từ lời kêu gọi vì "một cuộc sống hòa bình, công bằng" của tác giả G. G. Mác-két trong văn bản trên, em hãy liên hệ với cuộc sống của chúng ta ngày nay và nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người trong việc góp sức đem lại cuộc sống bình yên cho toàn xã hội. Hãy trình bày bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi

0
Đoạn văn sau được triển khai theo hình thức nào? “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau được triển khai theo hình thức nào? “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song hành

D. Tổng phân hợp

1
8 tháng 3 2019

Chọn đáp án: A

“Sáng tạo là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người. Nó được coi là dạng hoạt động đặc biệt và là biểu hiện cao nhất của đời sống tâm hồn. Lịch sử loài người là một dòng những suy nghĩ sáng tạo mà trước hết là của các nhà khoa học, nghệ nhân, nghệ sĩ… Thực tế cho đến ngày nay những phát minh vĩ đại làm thay đổi diện mạo của xã hội loài...
Đọc tiếp

“Sáng tạo là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người. Nó được coi là dạng hoạt động đặc biệt và là biểu hiện cao nhất của đời sống tâm hồn. Lịch sử loài người là một dòng những suy nghĩ sáng tạo mà trước hết là của các nhà khoa học, nghệ nhân, nghệ sĩ… Thực tế cho đến ngày nay những phát minh vĩ đại làm thay đổi diện mạo của xã hội loài người, làm cho xã hội phát triển đều là hoạt động sáng tạo. Chính vì vậy, hoạt động sáng tạo được xem là cơ chế của sự phát triển. Con người trong hoạt động sáng tạo vừa tiếp thu những kinh nghiệm của thế hệ đi trước, vừa tích cực tìm kiếm những điều mới hơn nhằm góp phần vào sự phát triển của xã hội”.

   (Theo “Tài liệu tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh Trung học”)

a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. (0.5 điểm)

b. Tìm ít nhất 3 từ trong doạn văn thuộc cùng một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó. (1.0 điểm)

c. Theo đoạn văn, thế nào là hoạt động sáng tạo? (0.5 điểm)

d. Dựa vào đoạn văn, hãy cho biết con người có vai trò ra sao trong hoạt động sáng tạo? (0.5 điểm)

e. Từ thực tế của cuộc sống hiện nay, em hãy kể về những sáng tạo của nhân dân ta trong công cuộc đẩy lùi dịch Covid 19. (HS viết đoạn văn từ 40 đến 60 chữ). (1.5 điểm)

giúp e với ạ

0
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.a) Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta,...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

a) Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)

b) Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

- Xác định câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn.

- Câu chủ đề trong từng đoạn được đặt ở vị trí nào (đầu hay cuối đoạn)?

- Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong đoạn văn.

1
19 tháng 3 2017

Câu chủ đề:

    - Đoạn 1: "Thật là chốn hội tụ trọng yếu … đế vương muôn đời" – Câu chủ đề mở đoạn

    - Đoạn 2: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước" – Câu chủ đề là câu mở đoạn.

    - Đoạn 1 viết theo kiểu quy nạp, đoạn 2 viết theo kiểu diễn dịch.