K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2021

hmmmmmmmmmmmmmmmmmmm

22 tháng 12 2021

Ngô Quyền (898 - 944), còn được biết đến với tên gọi là Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng. Bằng trí thông minh hơn người ông đã viết thêm trang sử vàng của dân tộc bằng trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Trận đánh đấy lợi dụng thủy triều lên xuống mà cấm cọc và lợi dụng thuyền lớn của quân hán đã đánh tan quân hán và giết được Thằng Thao đã chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944. 

(k cho mik nhé)

19 tháng 11 2019

Các em có thể dựa vào bài Hai Bà Trưng ở tuần 19 để nói về Hai Bà Trưng.

Sau đây là vài điều về anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn :

Trần Quốc Tuấn, (Trần Hưng Đạo) sinh năm 1226 và mất năm 1300.Vào thế kỉ XIII (13), quân Nguyên Mông đã ba lần hùng hố sang xâm lấn nước ta. Ông được nhà vua Trần phong tướng và cử cầm quân đánh giặc, dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vẻ vang. Ông đã soạn ra sách dạy việc dùng binh gọi là "Binh thư yếu lược" để luyện quân sĩ. Trong quá trình đánh giặc, ông còn viết ra một bài hịch rất thống thiết, hào hùng đổ khích lệ toàn quân chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Đó là bài Hịch Tướng Sĩ mà muốn dời sử sách còn lưu. Khi ông mất đi, nhân dân ta đã tôn vinh ông, coi như một vị thần và lập đền thờ ở nhiều nơi. Nhân dân thường kính cẩn gọi ông là Đức Thánh Trần.

28 tháng 3 2019

Triệu Thị Trinh quê ở Thanh Hóa. Từ thời thiếu nữ bà đã bộ lộ tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Bà bắn cung rất giỏi, có lần bà bắn hạ một con báo rất hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong làng. Chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập cướp bóc, Triệu Thị Trinh nung nấu ý chí trả thù nhà. Năm 248, bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo binh sĩ chống quân xâm lược. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng tấm lòng anh hùng của bà sáng mãi với trang sử vàng của nước nhà.

12 tháng 1 2022

Hồ Chí Minh (chữ Nho: 胡志明; 19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung (chữ Nho: 阮生恭), là một nhà cách mạng và chính khách người Việt Nam. Ông là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ 1945 - 1969, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945–1955, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1956 - 1960, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951 đến khi qua đời. Ở Việt Nam, ông thường được gọi là Bác Hồ.

Trong quãng thời gian sinh sống và hoạt động trước khi lên nắm quyền, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều quốc gia và châu lục, ông được cho là đã sử dụng 50[2] đến 200 bí danh khác nhau.[3] Về mặt tư tưởng chính trị, Hồ Chí Minh là một người theo chủ nghĩa Marx – Lenin. Ông là nhà lãnh đạo phong trào độc lập Việt Minh tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ông cũng là người đã soạn thảo, đọc bản Tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và trở thành Chủ tịch nước sau cuộc tổng tuyển cử năm 1946. Trong giai đoạn diễn ra chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh là nhân vật chủ chốt trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Hồ Chí Minh giảm dần hoạt động chính trị vào năm 1965 vì lý do sức khỏe rồi qua đời vào năm 1969. Năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến thắng, hai miền Việt Nam được thống nhất, dẫn đến sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1976. Thành phố Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh ông cũng như sự kiện này.

Ngoài hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp.

12 tháng 1 2022

Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San (潘文珊).[1] Vì chữ San trùng với tên húy của vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.[2] Hai chữ "Bội Châu" (佩珠) trong tên của ông lấy từ câu: "城中蛾眉女珠佩何珊珊 [Thành trung nga mi nữ châu bội hà san san]".[3]

Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam. Tên gọi Sào Nam (巢南) được lấy từ câu "越鳥巢南枝 [Việt điểu sào nam chi, nghĩa là Chim Việt làm tổ cành Nam]".[3] Phan Bội Châu còn có nhiều biệt hiệu và bút danh khác như Thị Hán (是漢), Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán,...[4]

Thân thế

Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội "Sĩ tử Cần Vương" (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.

Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).[5]

Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An.[6]

Hoạt động Cách mạng

Lập Duy Tân hội, sang Nhật cầu viện

Bài chính: Duy Tân hội

Phan Bội Châu (ngồi) và Cường Để tại Nhật Bản

Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước Việt Nam kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh,[7] Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại,...

Phan Bội Châu đả kích việc thực dân Pháp cấm giảng dạy lịch sử Việt Nam mà thay vào đó là lịch sử Pháp, nhằm dụng ý xóa bỏ những ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Việt Nam, truyền bá văn hóa Pháp nhằm đồng hóa người Việt; đồng thời đào tạo ra một tầng lớp công chức và chuyên viên phục vụ cho nền cai trị và công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Năm 1905 Phan Bội Châu chỉ trích nền giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc địa là "chỉ dạy người Việt viết văn Pháp, nói tiếng Pháp, tạm thời làm nô lệ cho Pháp".

Năm 1904 ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm hội chủ.

Năm 1905 ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc, và được khuyên là nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam (nghe lời, Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử). Lại nghe hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Ōkuma Shigenobu (Bá tước Ôi Trọng Tín) và Thủ tướng Inukai Tsuyoshi (Khuyển Dưỡng Nghị) khuyên là nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước.

Tháng 6 năm 1905 Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo một số sách Việt Nam vong quốc sử về nước. Tháng 8 năm 1905, tại Hà Tĩnh, ông và các đồng chí nòng cốt trong Duy Tân hội bàn bạc rồi đưa ra kế hoạch hành động, đó là:

  • Nhanh chóng đưa Kỳ Ngoại hầu Cường Để ra nước ngoài.
  • Lập các hội nông, hội buôn, hội học để tập hợp quần chúng và để có tài chánh cho hội.
  • Chọn một số thanh niên thông minh hiếu học, chịu được gian khổ, đưa đi học ở nước ngoài.[8]

Phát động phong trào Đông Du

Tượng đồng Phan Bội Châu tại công viên số 19 Lê Lợi, bên cầu Trường Tiền, TP Huế (trước đây, tượng được đặt trong khuôn viên nhà lưu niệm ông)

Bài chính: Phong trào Đông Du

Trong ba nhiệm vụ trên, thì nhiệm vụ thứ ba hết sức quan trọng và bí mật, nên Duy Tân hội đã cử Phan Bội Châu và Nguyễn Hàm tự định liệu. Sau đó, phong trào Đông Du được hai ông phát động, được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ.

Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với ba thanh niên, sau đó lại có thêm 45 người nữa. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học trường Chấn Võ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội...

Tháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ) nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội.[9]

Mất mát này chưa kịp khắc phục thì hai phái viên của hội là Hoàng Quang Thanh và Đặng Bỉnh Thành lại bị Pháp đón bắt được khi từ Nhật về Nam Kỳ nhận tiền quyên góp cho phong trào Đông Du. Tiếp theo nữa là Pháp và Nhật vừa ký với nhau một hiệp ước (tháng 9 năm 1908), theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và các thành viên khác đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.

Trong "cuộc bút đàm đẫm lệ" giữa Phan Bội Châu và Lương Khải Siêu là lời cảnh báo không nên "cầu viện" Nhật để giành độc lập vì theo Lương Khải Siêu, "Mưu ấy sợ không tốt. Quân Nhật đã một lần vào nước, quyết không lý gì đuổi nó ra được". Và đến năm 1909, do thỏa thuận giữa Nhật và Pháp, các du học sinh Việt Nam đồng loạt bị trục xuất khỏi nước Nhật. Điều này giải thích tại sao trong các tự thuật, hồi ức viết về sau như Ngục trung thư, Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu đã không có chỗ nào nhắc đến tác phẩm Á tế Á ca, bài thơ từng hết lời ca ngợi Nhật Bản.[10]

Lúc này, ở nhiều nơi trong nước, mọi hoạt động quyên góp tài chính và chuẩn bị vũ trang bạo động của Duy Tân hội cũng bị thực dân cho quân đến đàn áp dữ dội. Những người sống sót sau các đợt khủng bố đều phải nằm im, hoặc vượt biên sang Trung Quốc, Xiêm La, Lào để mưu tính kế lâu dài.

Cuối năm 1910, Phan Bội Châu chuyển một đại bộ phận hội viên (trong đó có khoảng 50 thanh niên) ở Quảng Đông về xây dựng căn cứ địa ở Bạn Thầm (Xiêm La). Tại đây, họ cùng nhau cày cấy, học tập và luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cho một kế hoạch phục quốc sau này.

Thượng tuần tháng 5 năm Nhâm Tý (tháng 6 năm 1912), trong cuộc "Đại hội nghị" tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông (Trung Quốc), có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam,[11] đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế.

xin mời đọc 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
18 tháng 1 2019

1. 

a. đất nước

b. dựng xây (xây dựng)

2.

Hai Bà Trưng: Tên gọi chung của 2 chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai bà được coi là nữ anh hùng của dân tộc Việt Nam. Chồng của Trưng Trắc là Thi Sách bị giết chết nên hai chị em đã kiêu binh, tập hợp nhân dân nổi dậy đấu tranh để đền nợ nước, trả thù nhà. Khởi nghĩa thất bại, hai bà gieo mình xuống sông tự vẫn.

Kim Đồng: tên thật là Nông Văn Dền, làm nhiệm vụ giao liên cho Việt Minh. Khi anh cùng đồng đội đang làm nhiệm vụ thì địch phát hiện. Anh đã hi sinh thân mình, đánh lạc hướng quân Pháp để đồng đội chạy thoát. Anh bị địch bắn và hi sinh trên suối Lê-nin khi vừa tròn 14 tuổi.

Võ Thị Sáu: là nữ du kích thực hiện nhiều cuộc ám sát thực dân Pháp và tay sai. Do bị chỉ điểm nên chị bị địch bắt và tử hình khi chưa tròn 18 tuổi. Trên đường bị giải đi xử bắn, chị vẫn cất vang lời hát và khẩu hiệu đánh giặc cứu nước. Tinh thần khảng khái dũng cảm của người con gái này đã trở thành biểu tượng và cổ vũ tinh thần đấu tranh chống giặc cứu nước của dân tộc.

26 tháng 3 2019

Lời giải:

Tất cả các đáp án trên đều đúng.

31 tháng 12 2021

Bạn tham khảo , #Hoktott!

Hè vừa qua, em được bố thưởng cho đi thăm Sa Pa. Sa Pa là thị trấn nghỉ mát cao nhất ở miền Bắc nước ta và nằm ở giữa sườn núi Hoàng Liên Sơn - nơi có đỉnh Phan-xi-pan cao nhất Việt Nam và Đông Dương. Qua cửa xe, em say sưa ngắm nhìn những tràn ruộng bậc thang trên sườn núi và những ngôi nhà nhỏ xinh xắn của đồng bào dân tộc.

Sau hai giờ ngồi xe, đoàn chúng em tới thị trấn Sa Pa. Đường phố Sa Pa nhà gạch san sát, khách sạn Sa Pa nằm cạnh chợ. Trên đồi thấy rải rác dấu vết di tích của những biệt thự xưa kia rất xinh xắn, xây dựng từ sau năm 1922 trở đi và đã bị tàn phá trong chiến tranh. Thay vào đó là những biệt thự, khách sạn mới được xây dựng từ sau ngày hoà bình chờ đón du khách khắp nơi đến thăm.

Tới Sa Pa, em được đi thăm thác Bạc, nước ở trên cao đổ xuống theo sườn núi tựa như một dải lụa trắng. Bố và em đi đúng vào mùa mưa. Sau một trận mưa lớn, trên đường từ Sa Pa tới đèo Ô Quy Hồ, em được chiêm ngưỡng vô số những thác bạc chảy nhất thời, đổ nước từ trên sườn núi cao xuông thấp. Đi qua một chút nữa là cầu Mây, một chiếc cầu treo bắc qua thũng lũng sông, cầu bắc chênh vênh, đi qua thấy đu đưa bồng bềnh khiến em không quen thấy sợ

Thị trấn Sa Pa vui nhất vào ngày phiên chợ cuối tuần. Chợ họp ngay giữa phố. Chợ bán nhiều sản vật địa phương, như rau, quả, măng, nấm tươi, mộc nhĩ, các vị thuốc...

Sa Pa là một thị trấn nghỉ mát lí tưởng. Khí hậu mùa hạ mát mẻ, ngay giữa mùa mà cũng không thấy nóng bức. Còn tối đến lại rét. Lên nghỉ mát ở Sa Pa, bố cho em đi chơi suốt ngày vẫn không thấy mệt.

Em rất yêu quý thị trấn tươi đẹp này và hi vọng có thể quay lại đây vào một ngày gần nhất.

31 tháng 12 2021

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.

26 tháng 12 2021

Mùa hè năm ngoái, dì Minh Hương đón em lên thị xã chơi một tuần. Suốt thời gian đó, em được dì và bé Phương - con gái dì - dẫn đi chơi khắp nơi trong thị xã. Nơi đây khác quê em nhiều quá! Chỗ nào, chỗ nấy đều được vây kín bởi những tòa nhà cao vút. Những con phố ngang dọc cắt nhau với nhiều tên gọi như: Phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn An Ninh,... Đi dọc phố là những cửa hàng, cửa hiệu, bày bán đủ các loại mặt hàng. Thị xã trở nên lộng lẫy và đẹp nhất là vào buổi tối. Đường phố, cây xanh và những ngôi nhà được trang hoàng bởi hàng nghìn, hàng triệu ngọn đèn lung linh, huyền ảo. Cả thành phố và nông thôn đều mang vẻ đẹp riêng và để lại cho em nhiều dấu ấn tốt đẹp.

28 tháng 4 2022

Nhà em thường có thói quen xem thời sự và lúc 19h tối, hằng ngày em thấy ti vi liên tục nói đến vấn đề ô nhiễm môi trường và những mối nguy hại xung quanh nó, điều ấy khiến cả nhà em đều không khỏi lo lắng. Thế nên trong một buổi trường phân công làm tình nguyện, em đã đề xuất việc thu gom rác thải ở con đường dẫn vào trường học

Hôm ấy là ngày thứ bảy, không khí của mùa thu thật dễ chịu, trời xanh mây trắng, ánh nắng ấm áp chứ không hề quá nóng. Điều ấy khiến chúng em ai nấy đều cảm thấy vui vẻ và hứng khởi với công việc sắp tới. Theo sự phân công của lớp trưởng lớp chúng em chia làm bốn nhóm, mỗi nhóm mười người, tự phân chia nhau đem theo chổi, bao đựng rác và đồ hốt rác. Với tinh thần hăng hái bạn nào cũng tự giác mang theo dụng cụ đầy đủ. Đồng thời chúng em cũng chú ý đội mũ, mang khẩu trang và mặc quần áo dài để công việc diễn ra được thuận lợi. Lớp chúng em lần lượt đi dọc con đường nhựa dẫn vào trường để thu gom những chai lọ, túi ni lông, giấy rác... rồi bỏ gọn vào vào túi đựng rác, sau đó đem tập kết vào chỗ có thùng đựng rác. Những bạn mang chổi thì nhận nhiệm vụ quét dọn những loại rác nhỏ không thể nhặt bằng tay rồi dùng xúc rác hốt sạch sẽ cho vào túi. Vì làm việc tích cực và hiệu quả thế nên chúng em đã dọn sạch con đường chỉ trong vòng một tiếng rưỡi, khiến các thầy cô vô cùng vui vẻ, khen ngợi chúng em hết lời, rồi dẫn chúng em đi uống nước, coi như là phần thưởng vì sự cố gắng trong lao động và ý thức bảo vệ môi trường.

Đó là một ngày vô cùng có ý nghĩa với em, dẫu phải nhặt những loại rác bẩn, nhưng nhờ phần công sức này mà môi trường sống, môi trường học tập xung quanh em đã trở nên sạch đẹp hơn rất nhiều. Thế nên dẫu có mệt, nhưng em luôn tự hào vì mình đã làm được một việc có ích.

28 tháng 4 2022

ai rảnh, tra mạng đi cụ

 

24 tháng 3 2018

Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc.
Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.

23 tháng 3 2018

Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc.
Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.

Hok tốt#