K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên,...
Đọc tiếp

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

0
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần...
Đọc tiếp

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

1
14 tháng 6 2021

Đề bài là gì vậy chị?????????

Người xa lạ da dan gan ket chung ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ thuật...xuất hiện nhiều tình yêu thương. Đó là tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn của Các Mác và Ăng-ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của thị Nở làm thức tình Chí Phèo sau những cơn say vô tận. Đó là sự hi sinh cao...
Đọc tiếp

Người xa lạ da dan gan ket chung ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ thuật...xuất hiện nhiều tình yêu thương. Đó là tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn của Các Mác và Ăng-ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của thị Nở làm thức tình Chí Phèo sau những cơn say vô tận. Đó là sự hi sinh cao cả của cụ Bơ – men để nâng đỡ sự sống cho Giôn-xi trong "Chiếc lá cuối cùng" của

O.Hen-ri. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Nơi tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh"

(Theo Đỗ Việt Hùng- Ôn tập và kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn Ngữ văn 7, kì II, trang 32)

a. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn ?

b. Hãy nêu luận điểm chính của đoạn

văn trên?

c. Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng những luận cứ nào? Hãy xác định cụ thể các luận cứ có trong đoạn văn?

Câu 2: (8,0 điểm) Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí:

"Uống nước nhớ nguồn".

-HẾT-

0
Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp một, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp một, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ thuật...xuất hiện nhiều tình yêu thương. Đó là tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn của Các Mác và Ăng-ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của thị Nở làm thức tình Chí Phèo sau những cơn say vô tận. Đó là sự hi sinh cao cả của cụ Bơ – men để nâng đỡ sự sống cho Giôn-xi trong “Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Nơi tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh" (Theo Đỗ Việt Hùng- Ôn tập và kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn Ngữ văn 7, kì II, trang 32)

a. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn ?

b. Hãy nêu luận điểm chính của đoạn văn trên?

c. Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng những luận cứ nào? Hãy xác định cụ thể các luận cứ có trong đoan văn?

0
Bài tập: Viết những dẫn chứng và lời phân tích dẫn chứng cho các đề sau(Dẫn chứng phải phong phú, toàn diện, tiêu biểu như hướng dẫn trên – mỗiđề khoảng 5 dẫn chứng)a. Sách là người bạn lớn của con ngườib. Trong “Bài ca vỡ đất”, Hoàng Trung Thông có viết:“Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức người sỏi đá cũng thành cơm”.Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu thơ trênc. Có chí...
Đọc tiếp

Bài tập: Viết những dẫn chứng và lời phân tích dẫn chứng cho các đề sau
(Dẫn chứng phải phong phú, toàn diện, tiêu biểu như hướng dẫn trên – mỗi
đề khoảng 5 dẫn chứng)
a. Sách là người bạn lớn của con người
b. Trong “Bài ca vỡ đất”, Hoàng Trung Thông có viết:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu thơ trên
c. Có chí thì nên
d. Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn làm theo những truyền
thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn'”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
e. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

3
f. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng
g. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Lịch sử chống ngoại xâm của dân
tộc ta đã chứng tỏ tinh thần ấy
h. Chứng minh rằng ca dao là tiếng nói tâm tình của người lao động.
i. Chứng minh rằng trong thời điểm hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường
đang là thảm họa đối với con người
j. Chứng minh rằng: "Lá lành đùm lá rách" luôn là truyền thống đạo lí tốt
đẹp của con người Việt Nam.
k. Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có
bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em
hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
l. Ai chiến thắng mà không hề chiến bại.
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

0
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 - MÔN NGỮ VĂN 7 PHẦN 1. VĂN BẢN- TIẾNG VIỆT Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu...
Đọc tiếp

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 - MÔN NGỮ VĂN 7 PHẦN 1. VĂN BẢN- TIẾNG VIỆT Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,...Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước...” (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) 1. Việc lặp lại cấu trúc: “Từ...đến” trong đoạn văn trên có tác dụng gì? 2*. Có ý kiến cho rằng: Đoạn văn trên là đoạn văn mẫu mực về lập luận (trình bày, sắp xếp luận điểm, luận cứ khoa học và hợp lý). Em có đồng tình với ý kiến này không? Nếu có, hãy chỉ rõ. 3. Từ văn bản chứa đoạn trích trên, em hiểu gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Từ đó liên hệ với lòng yêu nước của học sinh hiện nay. Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 5-6 câu. PHẦN 2. TẬP LÀM VĂN Đề bài: Chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

1
10 tháng 3 2020

- Nghệ thuât: từ … đến

+ Tạo nhịp cho câu, đoạn văn

+ Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước

Văn nghị luậnCho đề bài “Thương người như thể thương thân”:a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.Gợi ý trả lờia. Đề bài “Thương người như thể thương thân”- Đề bài nêu lên vấn đề gì?- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?- Đề...
Đọc tiếp

Văn nghị luận
Cho đề bài “Thương người như thể thương thân”:
a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.
b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.
Gợi ý trả lời
a. Đề bài “Thương người như thể thương thân”
- Đề bài nêu lên vấn đề gì?
- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?
- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
- Đề này đỏi hỏi người viết phải làm gì?

b. Lập ý cho đề văn.
- Luận điểm: nêu ra ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của con về tình yêu thương
con người.
-> Xây dựng luận điểm chính và cụ thể hóa bằng các luận điểm phụ.
( Gợi ý luận điểm phụ:
Trả lời các câu hỏi: Giải thích thế nào là thương người, thương thân? Tại sao cần thương người
như thể thương thân? Bài học rút ra? Mở rộng vấn đề, phê phán những người sống ích kỉ, hẹp
hòi,...)
- Luận cứ: Liệt kê các lí do vì sao cần thương người như thể thương thân (lí lẽ) và
chọn dẫn chứng quan trọng.
(dẫn chứng trong gia đình và ngoài xã hội: tinh thần tương thân tương ái của dân tộc
ta trong chiến tranh; cả nước chung tay hướng về giúp đỡ đồng bào miền Trung khỏi
thiên tai bão lũ, ...)

c. Lập luận
Nên bắt đầu lời khuyên “Thương người như thể thương thân” từ đâu? Có nên bắt
đầu bằng việc miêu tả một người giàu tình yêu thương hay không? Hay bắt đầu đi từ
định nghĩa thương người là gì, thương thân là gì rồi đưa ra lời khuyên?
-> Hãy xây dựng trình tự lập luận để giải quyết đề bài.

mình đang cần gấp các bạn giúp mình với ~~~

0
 Đề : Viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về một phong trào nhân đạo (Nụ cười hồng , nuôi heo đất , quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt , ....) ở trường hay địa phương tổ chức Bài LàmĐối với em , điều hạnh phúc nhất của con người chính là có thể giúp đỡ , san sẻ cho nhau , nối vòng tay lớn . Trong trường em đã có nhiều phong trào thể hiện đúng tinh thần "lá lành đùm...
Đọc tiếp

 

Đề : Viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về một phong trào nhân đạo (Nụ cười hồng , nuôi heo đất , quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt , ....) ở trường hay địa phương tổ chức

Bài Làm

Đối với em , điều hạnh phúc nhất của con người chính là có thể giúp đỡ , san sẻ cho nhau , nối vòng tay lớn . Trong trường em đã có nhiều phong trào thể hiện đúng tinh thần "lá lành đùm lá rách" , tiêu biểu trong đó là phong trào đóng góp ủng hộ người dân lũ lụt . Khi phong trào được phát động , bản thân em cảm thấy rất vui khi có thể giúp đỡ cho đồng bào miền Trung . Vì mấy ngày vừa qua , cơn bão lũ ở miền Trung đã đi qua nhưng để lại nhiều thiệt hại nặng nề . Nhưng có một số bạn đã không hiểu rõ ý nghĩa của phong trào dẫn đến việc không muốn đóng góp , than vãn đủ đường . Tuy nhiên , đa số mọi người đều hiểu rõ và có tấm lòng nhân ái ủng hộ tích cực . Phong trào ấy quả thật rất ý nghĩa , nhân đạo vác tốt đẹp . Vì vậy , em mong muốn rằng ơn địa phương sẽ tổ chức thêm nhiêu phong trào tốt đẹp như thế để giúp đỡ người khác . Chúng ta là những học sinh , có điều kiện và được sống sung sướng nên đang rộng vòng tay để giúp đỡ , hỗ trợ cho những người kém may mắn và bất hạnh hơn . Từng cái áo trắng , cái quần dù mới hay cũ , một phần tiền ăn vặt đều là những món quà đẹp đẽ về tinh thần lẫn vật chất .

[Các bạn nhận xét giúp mình đoạn văn này nhé ! Đây là đoạn văn mình làm trong đề thi HKI môn Văn . Nếu được thì giúp mình chấm điểm luôn nha (đoạn văn 3đ) . Cám ơn trước ^^]

5
16 tháng 12 2016

bạn lm cũng tốt

23 tháng 12 2016

 

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

2
20 tháng 3 2020

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

21 tháng 3 2020

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#