K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 

 Câu 1: Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?
Câu 2: Một con chim đang bay trên bầu trời, năng lượng của con chim ở dạng nào
Câu 3: Một chiếc cung đang giương lên, chiếc cung có năng lượng ở dạng nào
Câu 4. Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì:
Câu 5: Người ta thường dung kim loại để  nấu thức ăn vì 
Câu 6. Mặt trời truyền nhiệt cho trái đất bằng hình thức nào?
Câu 7: Nước biển mặn vì sao?
Câu 8. Đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước ta thu được hỗn hợp khoảng bao nhiêu cm3 tại sao
Câu 9: Một bạn trong lớp bôi dầu gió thì một lát sau cả lớp cùng ngửi thấy mùi vì sao?
Câu 10: Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 11: Thế năng trọng trường  phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 12: Thế năng đàn hồi  phụ thuộc vào yếu tố nào?
Câu 13: 
Nhiệt năng có thể thay đổi bằng   những cách nào?
Có  ba hình thức truyền nhiệt  chủ yếu là gì. 
Câu 14: Tại sao về mùa đông chim thường hay đứng xù lông ?
Câu 15: Tại sao cá kho lại có đủ các vị của gia vị.
Câu 15: Người ta thả một miếng chì ở nhiệt độ 2000C vào 250g nước ở nhiệt độ 500C, kết quả là làm cho nước nóng lên tới 600C.
a) Tính nhiệt độ của chì ngay sau khi có cân bằng nhiệt.
b) Tính nhiệt lượng nước thu vào.
c) Tính khối lượng của miếng chì.  (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)
Cho biết: cchì = 130 J/kg.K  , cnước = 4200 J/kg.K

0
27 tháng 8 2016

Câu 1: Khi xoa hai bàn tay vào nhau thì tay ta thực hiện công, nhiệt năng của tay ta tăng lên và nóng lên nên nhiệt độ tay ta tăng lên
Câu 2: Cơ năng của quả bóng đã chuyển thành nhiệt năng
Câu 3: Xoong nồi thường làm bàng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi đun nấu, xoong nồi sẽ nóng nên nhanh và truyền nhiệt vào thức ăn ở trong nồi nên thức an trong nồi sẽ nhanh chín. Còn bát đĩa đc làm bằng sứ vì sứ dẫn nhiệt kém nên khi để thức ăn ra đĩa ta cầm sẽ ko bị bỏng
Câu 4: Về mùa đông, nhiệt độ của cơ thể cao hơn nhiệt độ của môi trường xung quanh vì vậy khi mặc nhìu áo mỏng thì cơ thể ta sẽ truyền nhiệt cho chúng. Nhưng vì chúng là nhìu lớp áo nên giữa chúng có ko khí xen vào đc , mà ko khí dẫn nhiệt kém nên đã ngăn cản rất tốt sự truyền nhiệt từ cơ thể ra bên ngoài môi trường . còn khi mặc một chiếc áo dày thì lớp ko khí xen vào sẽ mỏng hơn nên nhiệt truyền ra ngoài môi trường n` hơn. Vậy........
Câu 5: Kim loại dẫn nhiệt tốt, miếng gỗ dẫn nhiệt kém. Về mùa đông, nhiệt độ của cơ thể cao hơn nhiệt độ của các vật xung quanh. Vì vậy khi sờ tay vào miếng kim loại thì nhiệt từ tay ta đc truyền rất nhanh sang mặt bàn và phát tán nhanh, tay ta bị mất nhìu nhiệt nên có cảm giác lạnh đi nhìu. Còn khi sờ tay vào miếng gỗ thì nhiệt từ tay ta truyền sang chúng rất chậm và phân tán cũng rất chậm nên tay ta mất ít nhiệt và ko có cảm giác bị lạnh đi
Câu 6: Ngọn lửa ở đáy ấm vì khi đun như vậy thì nước sẽ nhanh sôi hơn. khi đun ở đáy ấm thì nước ở đáy ấm nóng lên trước, nước ở đáy ấm có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ di chuyển lên trên. Nước lạnh ở trên có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ dịch chuyển xuống dưới đáy ấm sẽ típ tục đc làm nóng và lại dịch chuyển lên trên . Cứ típ tục như vậy thì nước trong ấm sẽ nóng lên nhanh

27 tháng 8 2016

1. cơ năng → nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.

2 cơ năng của quả bóng biến thành nhiệt năng làm quả bóng nóng lên.

3.xoong nồi thường làm bằng kim loại vì khi nấu nhiệt sẽ truyền nhanh hơn qua thức ăn làm thức ăn mau chín vì kim loại hấp dẫn nhiệt tốt , còn bát đĩa làm bằng sứ dẫn nhiệt kém nên khi cầm chúng ta không bị bỏng 

4.nhiều lớp áo mỏng sẽ tạo ra nhiều lớp không kí mà không khí dẫn nhiệt kém nên nhiệt từ cơ thể sẽ truyền chậm hơn nên tạo cho ta cảm giác ấm hơn khi mặc áo dày 

5.vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi lạnh ta sờ vào thanh kim loại sẽ cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào thanh gỗ. không phải

6.vì khi đun như vậy nước sẽ nhanh sôi hơn. nước ở nhiệt độ cao có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ di chuyển lên trên còn nước bên trên sẽ di chuyển xuống dưới và tiếp tục lại bị đun , cứ tiếp tục như vậy thì nước sẽ nhanh sôi hơn 

 

28 tháng 7 2021

Tham khảo

 

Câu 1:  Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại. Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.

Câu 2: 

 Các hình thức truyền nhiệt là: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. 

- Chất rắn: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt; 

- Chất lỏng và chất khí: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu; 

- Chân không: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức bức xạ nhiệt.

Câu 3: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại

Câu 4: Cơ năng vật tồn tại ở những dạng là: thế năng, động năng

Câu 6: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật

 

28 tháng 7 2021

Câu 1 : Nguyên lí : 

+ Nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn

+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ hai vật bằng nhau thì ngừng lại 

+ Nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng hiệt lượng của vật kia thu vào

Câu 2 : Có ba hình thức truyền nhiệt : dẫn nhiệt , đối lưu , bức xạ nhiệt

 + Chất rắn : chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt

 + Chất lỏng và chất khí : chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu

Câu 3 : Định luật về công : không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công , được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu về đường đi và ngược lại

 Câu 4 :

Động năng : phụ thuộc vào : khối lượng và vận tốc vật chuyển động

Thế năng trọng trường : phụ thuộc vào : độ cao của vật so mặt đất hoặc một vị trí khác được chọn làm môc

Thế năng đàn hồi : phụ thuộc vào : độ biến dạng đàn hồi của vật 

Câu 6 : Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật

 Chúc bạn học tốt

Câu 1: Thế nào là công cơ học và công suất? Viết công thức tính công cơ học và công suất? Phát biểu định luật về công?Câu 2: a. Khi nào vật có động năng, thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi? Mỗi dạng cơ năng này phụ thuộc vào những yếu tố nào? Lấy 1 ví dụ vật có động năng, 1 ví dụ vật có thế năng, 1 ví dụ vật vừa có thế năng vừa có động năng?b. Trình bày về sự...
Đọc tiếp

Câu 1: Thế nào là công cơ học và công suất? Viết công thức tính công cơ học và công suất? Phát biểu định luật về công?

Câu 2: a. Khi nào vật có động năng, thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi? Mỗi dạng cơ năng này phụ thuộc vào những yếu tố nào? Lấy 1 ví dụ vật có động năng, 1 ví dụ vật có thế năng, 1 ví dụ vật vừa có thế năng vừa có động năng?

b. Trình bày về sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng? Lấy 3 ví dụ minh họa về sự chuyển hóa cơ năng?

Câu 3: a. Các chất được cấu tạo như thế nào? So sánh khoảng cách giữa các phân tử ở thể rắn, lỏng và khí? Khoảng cách này phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?

b. Các nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên? Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến chuyển động của các nguyên tử, phân tử?

Câu 4: Một người kéo đều một gầu nước từ giếng sâu 4m trong thời gian 10 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 200 N. Công và công suất của người kéo là bao nhiêu?

Câu 5: Một đầu xe lửa kéo các toa tàu đi một quãng đường 200 mét bằng lực F = 75000N. Công của lực kéo là bao nhiêu ?

Câu 6: Một máy kéo thực hiện một công A = 3500J với lực kéo F = 700N để kéo một thùng hàng lên cao. Hỏi độ cao mà thùng hàng đã được nâng lên là bao nhiêu?

Câu 7: Một con bò kéo một thùng hàng theo phương ngang với một lực 800N đi được quãng đường 500m trong thời gian 150 giây . Bỏ qua công cản của lực ma sát. Công suất kéo của con bò là bao nhiêu?

Câu 8: Một máy kéo khi hoạt động với công suất 1800W để đưa một vật nặng lên cao trong 10 giây. Tính công mà máy đã thực hiện?

Câu 9: Cá muốn sống được phải có không khí. Hãy giải thích vì sao cá vẫn sống được trong nước?

Câu 10: Bỏ một cục đường phèn vào trong một cốc đựng nước. Đường chìm xuống đáy cốc. Một lúc sau, nếm nước ở trên vẫn thấy ngọt. Tại sao lại như vậy?

2

undefinedundefined 

Mấu câu mình không làm là do trong SGK có sẵn bạn mở lại nhé!

6 tháng 3 2022

Câu 5 :

Công của lực kéo là

\(A=F.s=75000.200=15000000\left(J\right)\)

Câu 6 :

Độ cao mà thùng hàng nâng lên là 

\(h=\dfrac{A}{F}=\dfrac{3500}{700}=5\left(m\right)\)

Câu 7 :

Công của con bò là

\(A=F.s=800.500=400000\left(J\right)\)

Công suất của con bò là

\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{400000}{150}=2666,6666\left(W\right)\)

 

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.Câu 22: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?A. Khi chuyển...
Đọc tiếp

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?
A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.
D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 22: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
A. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.
B. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.
C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng.
D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì thể tích của vật cũng tăng.


Câu 23: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Khối lượng.             B. Thể tích.                   C. Nhiệt năng.                     D. Nhiệt độ.
Câu 24: Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 240C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
A. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.
C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
D. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.
Câu 25: Chọn câu đúng. Nung nóng một cục sắt rồi thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
A. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
B. Từ cơ năng sang cơ năng.
C. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.

Câu 26: Người ta cung cấp cho 5lít nước một nhiệt lượng là Q = 600kJ. Cho nhiệt dung riêng của nước là C = 4190J/kg.độ. Hỏi nước sẽ nóng thêm bao nhiêu độ?
A. Nóng thêm 30,70C.
B. Nóng thêm 34,70C.
C. Nóng thêm 28,70C.
D. Nóng thêm 32,70C.
Câu 27: Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. Q = 57000kJ.
B. Q = 5700J.
C. Q = 5700kJ.
D. Q = 57000J.

Câu 28: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 32, thời gian làm 5 phút)

Muốn có 100lít nước ở nhiệt độ 350C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 150C? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. V = 2,35lít.                 B. V = 23,5lít.C. V = 0,235lít.               D. Một kết quả khác.
Câu 29: Pha một lượng nước ở 800C vào bình chưa 9 lít nước đang có nhiệt độ 220C. Nhiệt độ cuối cùng khi có sự cân bằng nhiệt là 360C. Hỏi lượng nước đã pha thêm vào bình là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. Một giá trị khác.                B. m = 2,86g.              C. m = 2,86kg.                             D. m = 28,6kg.
Câu 30:
Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 1,5kg ở nhiệt độ 600C vào chậu chứa 2kg nước ở nhiệt độ 200C. Tìm nhiệt độ của nước và quả cầu khi đã cân bằng nhiệt. Giả sử có sự trao đổi nhiệt giữa quả cầu và nước. Cho cnước = 4200J/kg.K và Cthép = 460J/kg.K.

A.  230C                      B.  200C                      C.  600C                        D.  400C

 

0
19 tháng 5 2021

Câu 1: Khả năng dẫn nhiệt phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khối lượng     B. Bản chất   C. Thể tích    D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 2: Tại sao muốn đun nóng chất lỏng ta phải đun từ phía dưới, chọn câu sai

A. Về mặt kĩ thuật ko thể đun ở phía trên

B, Đun ở phía dưới để tăng cường bức xạ nhiệt

C. ko thể truyền nhiệt từ trên xuống dưới

D. 3 câu trên đều đúng

 

19 tháng 5 2021

1.D

2.D

Câu 11: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?A. Khối lượng của vật. C. Độ tăng nhiệt độ của vật.B. Nhiệt dung riêng của chất làm vật. D. Cả 3yếu tố trên trên đều đúng.Câu 12. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy raA. chỉ trong chất lỏng. B. chỉ trong chân không.C. chỉ trong chất lỏng và chất rắn. D. trong cả chất lỏng, chất rắn và chất...
Đọc tiếp

Câu 11: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khối lượng của vật. C. Độ tăng nhiệt độ của vật.

B. Nhiệt dung riêng của chất làm vật. D. Cả 3yếu tố trên trên đều đúng.

Câu 12. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy ra

A. chỉ trong chất lỏng. B. chỉ trong chân không.

C. chỉ trong chất lỏng và chất rắn. D. trong cả chất lỏng, chất rắn và chất khí.

Câu 13. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt

A. chỉ của chất khí. B. chỉ của chất lỏng.

C. chỉ của chất khí và chất lỏng. D. của cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.

Câu 14: Nhận xét về sự nóng lên của ấm nước khi đun có các ý kiến như sau:Chỉ ra nhận xét sai.

A. Nước ở đáy ấm nóng lên do dẫn nhiệt. B. Lớp nước ở trên nóng lên do đối lưu.

D. Ấm nóng lên do dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt. C.Khi nước sôi hiện tượng đối lưu cũng mất.

Câu 15: các câu phát biểu sau đúng hay sai:

a) Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

b) Nhiệt lượng là nhiệt năng.

c) Nhiệt năng của một vật có thể tăng mà cũng có thể giảm.

d) Bất kì vật nào cũng có nhiệt năng.

e) Thủy tinh dẫn nhiệt tốt hơn kim loại.

f) Đối lưu chỉ xảy ra trong chất lỏng.

g) Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không

1
2 tháng 8 2021

11D

12D

13C

14C

15

a,Đ

b,Đ

c,Đ

d,Đ

e,S

f,S

g,Đ

Câu 11: Một máy cày hoạt động trong 30 phút máy đã thực hiện được một công là 1440J. Công suất của máy cày là:A. 48W;                                    B. 43200W;                            C. 800W;                    D. 48000W.Câu 12: Khi nào vật có cơ năng?A.    Khi vật có khả năng nhận một công cơ học.B .Khi vật có khả năng thực hiện một...
Đọc tiếp

Câu 11: Một máy cày hoạt động trong 30 phút máy đã thực hiện được một công là 1440J. Công suất của máy cày là:

A. 48W;                                    B. 43200W;                            C. 800W;                    D. 48000W.

Câu 12: Khi nào vật có cơ năng?

A.    Khi vật có khả năng nhận một công cơ học.

B .Khi vật có khả năng thực hiện một công cơ học.

C .Khi vật thực hiện được một công cơ học.

D .Cả ba trường hợp nêu trên.

Câu 13: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Vì khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên.
B. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
C. Một cách giải thích khác.
D. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.
Câu 14: Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 200cm3             B. 100cm3.                  C. Nhỏ hơn 200cm3                        D. Lớn hơn 200cm3
Câu 15: Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là m < m1 + m2
B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V > V1 + V2
C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V < V1 + V2
D. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V = V1 + V2
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất?
A. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.
B. Các phát biểu nêu ra đều đúng.
C. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử.
D. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
Câu 17: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ:
A. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.
B. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.
C. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
D. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.
Câu 18: Chọn câu sai. Chuyển động nhiệt của các phân tử của một chất khí có các tính chất sau:
A. Các vận tốc của các phân tử có thể rất khác nhau về độ lớn.
B. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn.
C. Sau mỗi va chạm độ lớn vận tốc của các phân tử không thay đổi.
D. Khi chuyển động các phân tử va chạm nhau.
Câu 19: Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
A. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công.
B. Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt.
C. Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công.
D. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.

Câu 20: Chọn câu sai.
A. Khi thực hiện một công lên miếng sắt, nhiệt năng của nó tăng.
B. Một chất khí thực hiện một công thì nhiệt năng của chất khí giảm.
C. Nhiệt năng, công và nhiệt lượng hoàn toàn giống nhau nên chúng có chung đơn vị là Jun (J).
D. Một hệ cô lập gồm hai vật nóng, lạnh tiếp xúc nhau, nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nóng sang vật lạnh

0
27 tháng 8 2016

1.Trong trường hợp trên nhiệt năng của gạo tăng
Nguyên nhân biến đổi nhiệt năng
+ Khi nấu cơm nhiệt năng của gạo tăng nhờ được truyền nhiệt 
+ Khi giã gạo nhiệt năng của gạo tăng nhờ được thực hiện công

Câu 2

Ở các xứ nóng người ta mặc áo dày quấn khăn dày để tránh mất nhiều nước trong cơ thể mà ở đó rất ít nước nên khó bổ sung lượng nước đã mất còn ở nước ta đâu cần như vậy
 
Câu 3

quạt mát là do sự đối lưu của không khí tạo thành ..
 
27 tháng 8 2016

1.1. Khi nấu cơm thì gạo nóng lên, khi rã gạo gạo cũng nóng lên. Trong trường hợp trên nhiệt năng của gạo tăng hay giảm, nguyên nhân biến đổi nhiệt năng

Trong trường hợp trên nhiệt năng của gạo tăng
Nguyên nhân biến đổi nhiệt năng
+ Khi nấu cơm nhiệt năng của gạo tăng nhờ được truyền nhiệt 
+ Khi giã gạo nhiệt năng của gạo tăng nhờ được thực hiện công

2. 2. Vào mùa hè ở các nơi sứ nóng thường mặc áo dài hoặc quấn khăn dày. Nhưng ở nước ta, khi hơi nóng thì ta mặc quần áo ngắn, vì sao?

Ở các xứ nóng người ta mặc áo dày quấn khăn dày để tránh mất nhiều nước trong cơ thể mà ở đó rất ít nước nên khó bổ sung lượng nước đã mất còn ở nước ta đâu cần như vậy

3. Tại sao quạt lại mát

Quạt mát là do sự đối lưu của không khí tạo thành