K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Hãy lập bảng theo yêu cầu sau và điền những nội dung phù hợp:Nội dung Lãnh địa phong kiếnThành thị trung đạiThời gian xuất hiện   Thành phần cư dân chủ yếu   Hoạt động kinh tế chủ yếu   2. Dựa vào lược đồ hình 7 (trang 6), hãy :a) Trình bày các cuộc phát kiến lớn về địa lí trên lược đồ.b) Nhận xét về những tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với Châu Âu...
Đọc tiếp

1. Hãy lập bảng theo yêu cầu sau và điền những nội dung phù hợp:

Nội dung Lãnh địa phong kiếnThành thị trung đại
Thời gian xuất hiện   
Thành phần cư dân chủ yếu   
Hoạt động kinh tế chủ yếu   

2. Dựa vào lược đồ hình 7 (trang 6), hãy :
a) Trình bày các cuộc phát kiến lớn về địa lí trên lược đồ.
b) Nhận xét về những tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với Châu Âu và thế giới.
3. Lập bảng theo yêu cầu sau và điền những nội dung phù hợp.

Nội dung Chế độ phong kiến 
 Châu ÂuChâu Á
Thời gian hình thành và suy vong   
Nghề chính của cư dân   
Hai giai cấp chính trong xã hội   
Đứng đầu nhà nước   

Thông qua bảng thống kê, nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa chế độ phong kiến châu Âu và châu Á.
4. Hãy kể tên những thành tựu nổi bật về văn hóa, khoa học - kĩ thuật của các nước châu Âu và châu Á thời phong kiến mà em biết. Theo em, phải làm gì để gìn giữ, phát huy những di sản, văn hóa đó ?

5
29 tháng 10 2016
  1.  
Nội dung Lãnh địa phong kiến Thành thị trung đại
thời gian xuất hiệnGiữa thế kỉ VCuối thế kỉ XI
thành phần cư dân chủ yếu Nông nô, Lãnh chúa Thợ thủ công, Thương nhân
hoạt động kinh tế chủ yếu Nông nghiệp Thương Nghiệp, Thủ công nghiệp

2,

Nội dung chế độ phong kiến 
 Châu ÂuChâu Á
thời gian hình thành và suy vong VXVIIIII TCN XIX
nghề chínhThương nghiệp, Thủ công nghiệp và nông nghiệp Nông nghiệp
2 gia cấp chính Lãnh chúa, nông nôđịa chủ, tá điền
đứng đầu nhà nước hoàng đế( Vua)vua

 

29 tháng 10 2016

Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.

Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu):
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: Quân chủ.

bn vui lòng tự bổ sung vào bảng nha

12 tháng 10 2016
+Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).
+Chính trị và tư tưởng.
Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.
 
 
3 tháng 10 2017

Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III tr CN đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt ba thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.

Xã hội phong kiến châu Âu:
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau XH phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa .
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị : Quân chủ.

30 tháng 9 2016

 

Điền thời gian vào ô trống theo mẫu :

Thời gianPhương ĐôngPhương Tây
Hình ThànhThế Kỉ 3 Trước Công NguyênCuối Thế kỉ 5 Trước Công Nguyên
Phát triểnChậmNhanh ( XI - XIV )
Suy vongKéo dài ( XVI - XIX )Nhanh ( XV - XVI )

 

23 tháng 2 2017

Tên các cuộc khởi nghĩa Địa bàn hoạt động Diễn biến chính
Khởi nghĩa Trần Tuân Sơn Tây (Hà Nội) Nghĩa quân đã từng tiến về Từ Liêm (Hà Nội) uy hiếp kinh thành Thăng Long
Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng Nghệ An Đã phát triển ra Thanh Hóa
Khởi nghĩa Phùng Chương Tam Đảo Không có gì nổi bật
Khởi nghĩa Trần Cảo Đông Triều (Quảng Ninh) Nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa
23 tháng 9 2018

mik chưa hiểu lắm

16 tháng 10 2016
Triều đạiTóm tắt biểu hieenjc ảu sự phát triển
Nhà Tần (221-206 TCN)

- chia các nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.

- ban hành 1 chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất trong cả nước.

- gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phái bắn và phía nam.

- cho xây dựng nhiều công trình lớn.

Nhà Đường (618-907)

- bộ máy nước được củng cố, hoàn thiện.

- cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

- thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nhân dân (chế độ quân điền), sản xuất lao động phát triển.

- đem quân xâm chiếm các vùng khác, làm lảnh thổ mở rộng, trở thành 1 quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

Nhà Minh - Thanh(1368 -1644)

- xã hội phong kiến Trung Quốc lâm dần vào tình trạng suy thoái.

- mâu thuẫn dân tộc (giữa người Mãn và người Hán) gay gắt.

- công thương nghiệp phát triển, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng dần dần xuất hiện với những xưởng dệt, xưởng làm đồ gốm sứ lớn, chuyên môn hóa, thuê nhiều nhân công, ....

 

19 tháng 10 2016

ban pham thanh lam khac voi co day lop minh

20 tháng 3 2017

2.

Những cuộc khởi nghĩa lớn.

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng 1737 - Sơn Tây

- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770) tại Thanh - Nghệ.

- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751) tại Tam Đảo, Tây Sơn, Tuyên Quang.

- Khởi nghĩa của Quân He Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751), xuất phát từ Đồ Sơn , lên Kinh Bắc , uy hiếp kinh thành Thăng Long , xuống Sơn Nam , Thanh Hóa , Nghệ An.

- Khởi nghĩa: Hoàng Công Chất tại Sơn Nam , Tây Bắc (1739-1769).

20 tháng 3 2017

1.

VỀ KINH TẾ.

1.Kinh tế nông nghiệp:

*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.

*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

2.Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán

* Thủ công nghiệp:

+Thế kỷ XVII xuất hiện nhiều làng thủ công như :

-Dệt La Khê, Long Phượng.

-Gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà.

-Rèn sắt Nho Lâm, Hiền Lương.

-Làng làm đường mía ở Quảng Nam.

*Thương nghiệp: buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ , chợ làng, đô thị

*Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển và phồn thịnh .

*Thành thị: là trung tâm kinh tế lớn

-Thủ công nghiệp,thương nghiệp phát triển tạo điều kiện cho sự phồn hoa và phát đạt của thành thị.

+Đàng Ngoài : Thăng Long ( Kinh kỳ, Kẻ chợ) có 36 phố phường ,Phố Hiến ( Hưng Yên).

+Đàng Trong : Thanh Hà ( Thừa Thiên) ; Hội An ( Quảng Nam) ; Gia Định ( tp Hồ Chí Minh )

-Thương nhân châu Âu , châu Á buôn bán tấp nập ở Phố Hiến và Hội An, bán len dạ, đồ pha lê, mua tơ tằm , đường, trầm hương, ngà voi….

-Các Chúa cho họ vào buôn bán để nhờ mua vũ khí, nhưng thấy họ điều tra tình hình chính trị, xã hội phục vụ cho âm mưu xâm nhập, nên hạn chế ngoại thương, do vậy nửa sau thế kỷ XVIII Phố Hiến, Thanh Hà suy tàn, Hội An giảm sút.