Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề lao động và sản xuất.
Câu 2:
- Ba câu tục ngữ trên đều sử dụng phép tu từ nói quá
Người ta hay sử dụng phép nói quá nhằm mục đích:
+ Người nói có thể tạo ấn tượng cho câu nói.
+ Tăng tính chất, sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Các câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
Tác dụng của biện pháp tu từ ấy:
Nói quá là phép tu từ phóng đại quá mức cần thiết, quy mô, tính chất của sự việc vật, hiện tượng lạ được miêu tả để nhấn mạnh vấn đề, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm....
– Nói quá còn tồn tại tác dụng tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề, gây ấn tượng mạnh.
- Biện pháp tu từ: Nói quá
- Tác dụng: cảm nhận rõ sự thay đổi của các tháng trong các mùa, đặc biệt là tháng năm và tháng mười, thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo từng thời điểm.
Trong kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam. Tục ngữ ca dao được coi là thể loại văn học mang tính nhân văn giàu đẹp ý nghĩa và có tính triết lí nghệ thuật cao. Nó cho ta thấy những kinh nghiệm quý báu sâu xa của ông cha ta về con người, thiên nhiên. Đó hai câu thơ mang hàm chứa những kinh nghiệm sâu sắc. Thể hiện rõ nét tô đậm qua hai tục ngữ:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Hai câu thơ này đã thể hiện rõ những chuyển biến thời gian của thiên nhiên . Nếu hiểu theo lẽ vật lý tự nhiên đó là sự chuyển động quay quanh trục Trái Đất và xoay quanh mặt trời nên sinh ra hiện tượng tự nhiên dẫn đến sự trái lệch giữa hai nửa cầu và các mùa .
Bởi vậy vào tháng năm theo lịch âm theo cách tính của vòng quay lịch mặt trăng, do hướng nghiêng không đổi của Trái Đất, vậy nên ánh sáng của mặt trời chỉ có thể chiếu được một nửa của Trái Đất, vậy nên nửa cầu Bắc được nhận nhiều ánh sáng của mặt trời nhiều hơn so với nửa cầu Nam. Nên mới sinh ra hiện tượng tháng năm "Ngày ngắn đêm dài" khép lại mùa xuân se lạnh và bắt đầu và những tháng khởi đầu của mùa hè với cái nắng gay gắt.
Còn đến tháng mười âm lịch, do thời tiết chuyển sang cái se lạnh của khí trời mùa đông. Do nửa cầu Bắc bị chếch xa phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng nên nhận nguồn gió của khí lạnh từ áp cao thổi vào nước ta nên mang thời tiết lạnh khô vào mùa đông. Vậy nên mới thấy nước ta nằm ở nửa cầu Bắc nên " Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Vậy nên để đi sâu rõ hơn về quy luật chuyển biến thiên nhiên đối.
Câu thứ nhất “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Được hiểu rằng tháng năm là tháng bắt đầu của mùa hè nóng bức mang lại cái nắng, khiến cho bầu không khí trở nên oi ả. Thời gian sẽ chuyển biến một cách khác thường đêm ngắn ngày dài vì thế ông cha ta sau bao nhiêu năm sinh sống đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu và bài học ví von được thể hiện qua sự chảy trôi của thời gian đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Sự chuyển biến khoảng thời gian ban đêm trôi đi rất nhanh khiến cho con ta cảm nhận vừa mới chợp mắt nghỉ ngơi thì trời đã chuyển sang sáng mất rồi lại bắt đầu một ngày với những lo toan công việc. Cũng giống như theo cách nghĩ xưa thường hay có những câu nói liên tưởng sau một ngày dài vất vả muốn được nghỉ ngơi vắt tay lên trán suy nghĩ xem mai phải làm những việc gì thì trời đã sáng rồi.
Do đó câu tục ngữ vừa mang đến ý nghĩa chỉ quy luật tự nhiên lại vừa mang âm hưởng vui tươi của người dân lao động sản xuất mang màu sắc dân gian. Vậy đưa ra cho ta cơ sở thực tiễn về hai câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng thực tế về cơ sở khoa học đã nghiên cứu và khẳng định hai vị trí của Trái Đất quỹ đạo quay quanh Mặt Trời.
Trong câu tục đúc kết cho ta bài học kinh nghiệm quý báu nhằm răn đe giáo dục trong cuộc sống. Qua hai câu tục ngữ cho ta thấy mọi người nên bố trí lịch trình công việc sao cho hợp lý, sắp xếp thời gian một cách phù hợp với những tháng ngày dài đêm ngắn, ngày ngắn đêm dài nhất là ở nông thôn. Nó sẽ giúp người dân có một mùa màng bội thu.
Như vậy ta thấy rõ sự hiểu biết sâu rộng khi nhìn nhận thời gian qua cái kinh nghiệm vốn có trước sự thay đổi về thờ tiết, về các tháng, mùa trong năm và chuyển biến của thời gian không gian nhìn nhận sự việc bằng cái nhìn chân thực. Được ông cha ta chiêm nghiệm tìm tòi những lẽ sống đúng đắn.
Hai câu tục ngữ dân gian đã cho ta hiểu hết được những ta nghĩa sâu xa cao đẹp về tự nhiên hiểu và cảm nhận rõ bằng những vốn từ ngữ dân gian mộc mạc mà ông cha ta đúc kết được những ý nghĩa tốt đẹp bài học về thời tiết, thiên nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho con người, người dân trong trồng trọt, chăn nuôi, canh tác.
#Châu's ngốc
Ca dao tục ngữ là kho tàng trí tuệ của con người được tích lũy qua nhiều thế hệ. Người xưa thường tổng kết kinh nghiệm của mình bằng những câu nói ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Một trong những câu tục ngữ như thế đó là:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Trước hết, hãy hiểu hơn về thể loại văn học dân gian này. Ca dao, tục ngữ là những câu nói nhân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Kết tinh từ cuộc sống, tục ngữ trở lại bồi đắp thêm cho tâm hồn con người nhiều kinh nghiệm quý báu, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú.
Câu tục ngữ trên nghe có vẻ nghịch lý. Bởi vì thời gian của ngày và đêm làm sao có thể dài và ngắn khác nhau được. Nhưng nó lại hết sức đúng đắn theo sự quan sát của con người. Vào tháng năm, mùa hạ, ngày dài hơn đêm. Vào tháng mười, mùa đông, đêm dài hơn ngày.
Thứ nhất về kiến thức địa lí: Trái đất thì chuyển động quanh Mặt trời. Trục Trái đất luôn nghiêng về một phía không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía mặt trời còn nửa kia thì chếch xa. Bởi thế, khí hậu trên trái đất chia làm 4 mùa khác nhau. Hiện tượng tháng năm ngày dài đêm ngắn hay tháng mười ngày ngắn đêm dài cũng được lí giải dựa trên quy luật đó.
Sự kì diệu của tự nhiên vẫn còn là điều bí ẩn đối với con người. Càng đi xa vào vũ trụ, con người càng lí giải được nhiều điều mà trước đây vốn là bí mật.
Nước ta nằm ở Bắc bán cầu. Từ tháng 3 đến tháng 9, Bắc bán cầu ngả về phía mặt trời. Nghĩa là, Bắc bán cầu nhận nhiều ánh sáng hơn Nam bán cầu. Do vật mùa xuân và mùa hạ ở Bắc bán cầu ngày dài hơn đêm, Nam bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.
Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, Nam bán cầu ngả về phía mặt trời. Nghĩa là Nam bán cầu nhận được nhiều ánh sáng hơn Bắc bán cầu.Do vậy, mùa xuân hạ ở nam bán cầu ngày dài hơn đêm, bắc bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.
Ở xích đạo quanh năm ngày đêm dài bằng nhau, càng xa xích đạo độ dài ngày đêm càng lệch.
Đó là những kiến thức khoa học về những quy luật chuyển biến của thiên nhiên. Còn đối với những người làm nông dân chất phác thì họ chỉ dựa vào những kinh nghiệm đúc kết từ bao nhiêu năm để họ hình dung về những ảnh hưởng của thiên nhiên khí hậu đến với họ như thế nào .
Vào khoảng tháng 5 âm lịch, đó là những ngày hè oi bức thì đây cũng là mùa vụ của người nông dân. Người nông dân thường làm việc rất vất vả vào thời điểm này. Sau một ngày dài làm việc vất vả họ chỉ mong mau đến tối để được nghỉ ngơi, thư giãn nhưng chưa nghỉ được bao lâu thì trời lại sáng (chưa nằm đã sáng). Vậy là họ phải tiếp tục thức dậy để bắt đầu một ngày làm việc vất vả mới .
Tiếp tục vào khoảng tháng 10, 11 âm lịch, là mùa đông lạnh giá, thời tiết khắc nghiệt nên không thích hợp cho mùa vụ , trồng trọt. Đây là khoảng thời gian thảnh thơi nhất của người nông dân trong năm. Ai cũng muốn đi chơi , đi chào hỏi mỗi người nhưng thời tiết khắc nghiệt nên mọi người có xu hướng ở nhà. Nhưng chưa được bao lâu thì trời lại tối (chưa cười đã tối) lại tới thời gian nghỉ ngơi .
Sự chuyển động của thiên nhiên luôn thay đổi thất thường nhưng bên cạnh đó cũng có những quy luật nhất định. Và người nông dân chất phác của chúng ta không cần những kiến thức khoa học cao xa mà chỉ cần nhờ sự nhanh nhẹn, tinh tế, chăm chỉ và giàu kinh nghiệm đã tìm ra những quy luật đó. Nhờ đó mà mùa vụ được diễn ra thuận lợi bên cạnh đó câu tục ngữ còn có ý nghĩa giúp chúng ta quý trọng thời gian.
Nguồn vndoc
@@ Học tốt
Câu tục ngữ:
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Một mặt người bằng mười mặt của.
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Thành ngữ:
- Nước mắt cá sấu.
-Tứ cố vô thân
- Đánh trống bỏ dùi.
* Dựa vào khái niệm: Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục.
Tham khảo:
1,
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu tục ngữ trên nghe có vẻ nghịch lí. Bởi vì thời gian của ngày và đêm làm sao có thể dài và ngắn khác nhau được. Nhưng nó lại hết sức đúng đắn theo sự quan sát của con người. Vào tháng năm, mùa hạ, ngày dài hơn đêm. Vào tháng mười, mùa đông, đêm dài hơn ngày.
Về kiến thức địa lý, thì đó được hiểu là do sự chuyển động tịnh tiến của mặt trời đối với Trái Đất, tháng năm ở nước ta xảy ra đúng vào khi nửa cầu Đông nghiêng về phía mặt trời được chiếu sáng nhiều nên xảy ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn,do đó mới có câu:"đêm tháng năm chưa nằm đã sáng", đây cũng là thời điểm mùa hạ mùa nóng nực nhất trong năm, vì là lúc mà thời gian chiếu sáng dài nhất nên ta cảm giác rằng mặt trời nhanh đến, nhanh sáng.
2, Trong xã hội văn minh và phát triển như hiện nay có rất nhiều người thành công và để đạt đến thành công thì trong mỗi người cần đức tính khiêm tốn . Thật vậy , Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác . Người có lòng khiêm tốn luôn biết cách ăn nói , cư sử cho đúng mực , luôn được người khác kính trọng và luôn thể hiện sự hòa đồng , luôn biết tôn trọng người khác . Khiêm tốn giúp ta trau dồi thêm kiến thức , biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày . Nó còn giúp ta không kiêu căng khi gặp người yếu hơn và được người quí mến . Nó còn là người bạn tinh thần của ta giúp ta học hỏi thêm được nhiều , tiêu biểu như " Bác Hồ cho dù đã đi rất nhiều nước , học rất nhiều văn hóa , và hơn nữa là làm chủ một nước mà chỉ sống vào căn nhà sàn Gỗ bên ao ! " . Tuy thế , vẫn còn nhiều người , rất hay khoe khoang , luôn nói xấu những người thành công hơn mà không đặt họ vào mục tiêu phấn đấu để rồi thất bại . Tóm lại đực tính khiêm tốn là một văn hóa tốt đẹp của ta , ta cần biết giữ gìn , bảo vẹ nó .
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.
- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.
- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.
"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"
- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa
- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.
"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"
- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão
- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão
- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ
"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"
- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.
- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo
- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai
"Tấc đất tấc vàng"
- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng
- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ
- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.
"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"
- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng
- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó
- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa
- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.
"Nhất thì, nhì thục"
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.
- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác
1."Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng" - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".
2.Phân tích câu tục ngữ: Tấc đất tấc vàng
Việt Nam ta là một nước nông nghiệp, chính vì thế yếu tố đất đối với chúng ta là một yếu tố quan trọng. Không có đất thì không thể trồng trọt và đương nhiên là không có đất thì làm sao có thể sinh sống được. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” thể hiện rõ sự quý giá của đất đối với con người Việt Nam ta.
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng xét về mặt thể loại thì nó lại là một chỉnh thể thẩm mỹ. Nó chỉ có một câu bốn từ nhưng lại được các nhà nghiên cứu phê bình coi là một tác phẩm. Nó đứng ngang hàng với những bài thơ dài hay những tác phẩm truyện ngắn. Đất là đất còn vàng là vàng, bình thường vàng là thứ quý giá nhất, nó cũng là thứ tài nguyên mà ngày trước biết bao nhiêu đế quốc hùng mạnh đã xâm lược nước ta để cướp đi. Thế nhưng ở đây đát lại quý như vàng.
Bởi vì một tấc đất người nông dân Việt Nam cũng có thể canh tác, trồng trọt, ở. Một tấc đất ấy có thể làm nên sức khỏe, sinh sống, thức ăn cho con người. Có đất thì con người mới có nhà ở, có đất mới có trồng trọt để có thức ăn, có thức ăn mới có thể có sức khỏe và làm ra những thứ quý giá khác.
Chính vì thế, ta có thể khẳng định rằng câu tục ngữ của cha ông để lại hoàn toàn chính xác, nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc giáo dục các thế hệ mai sau phải biết quý trọng đất. Vì tấc đất là tấc vàng.
3
luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.
“Sách là người bạn tốt của con người”, câu nói này muốn nhấn mạnh vai trò, tính năng, tầm quan trọng của sách đối với con người, với sự tìm kiếm thông tin vô tận của con người. Khi nhắc đến “người bạn tốt”, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến người có thể chia ngọt sẻ bùi, người có thể đồng hành bên cạnh ta bất cứ lúc nào, dù là giai đoạn khó khan đầy thử thách thì người bạn đó vẫn sẽ không bỏ ta ở lại. ĐÚng vậy, con người chúng ta trên con đường đi tìm kiếm tri thức cho bản thân mình thì gặp phải rất nhiều chông gai, khó khan và thử thách. Sách chính là một người bạn tốt thực sự có thể giúp cho chúng ta tìm ra chân lí, tìm ra phương pháp, tìm ra đáp số cho điều mà bản thân mình cần làm.
Có thể nói sách là nơi lưu giữ thông tin lâu đời nhất. Thế giới tri thức bất tận ấy không bao giờ ngừng nghỉ, chúng ta cần tìm cách để khai phá các thông tin ấy cho riêng mình.
Rất nhiều nhà khoa học trên thế giới thành công cũng chính nhờ sách, nhờ những phát hiện mới từ trong sách và biến thành suy nghĩ, thành sang tạo của bản thân mình.
Sách là người bạn của con người, dù bạn muốn tìm đến sách với mục đích gì thì nó vẫn luôn đồng hành với chúng ta. Sách là kho tang tri thức, là nơi chúng ta tìm đến để giải trí, để giải tỏa căng thằng của bản thân mình, vun đắp, trau dồi nên đời sống tình cảm của bản thân mình.
Có thể nói Hồ CHí Minh là một người luôn coi sách là người bạn. Bác đã dành những thời gian rảnh rỗi để đọc sách, để học, để tìm hiểu những phong tục tập quán của các dân tộc khác trên thế giới để có thể đúc rút kinh nghiệm về xây dựng nên hệ thống luận điểm riêng của Việt Nam.
Khi đọc sách, chúng ta cũng cần phải có phương pháp học khoa học để mang lại hiệu quả cao nhất. Mỗi khi chúng ta tìm đến sách, chúng ta đều nhằm vào một mục đích nhất định. Sách sẽ là người bạn trong hành trình tìm kiếm tri thức và khám phá thế giới xung quanh mình.
Các bạn học sinh sẽ chọn sách theo nhu cầu của mình là để trau dồi kiến thức và giải trí. Những sách các em tìm đến sẽ đáp ứng nhu cầu ấy như sách văn học, toán học, sách truyện, sách thiếu nhi…Còn những người đã có tuổi, họ tìm đến những cuốn sách có thể khơi dậy quá khứ hào hung của lịch sử, có thể trau dồi đời sống tinh thần và có thể là những chuyện khoa học ở đâu đó trên thế giới. Như vậy, mỗi người sẽ có cách để lựa chọn những loại sách phù hợp hơn với bản thân mình.
Dù là loại sách nào, dù với mục đích gì thì sách vẫn luôn là người bạn thân thiết đồng hành cùng chúng ta trên từng chặng đường, từng bước đi. Hãy không ngừng trân trọng và giữ gìn những cuốn sách như những người bạn thân thiết.
Câu 1 :Nói tục ngữ thường dễ đọc ,dễ nhó và có tính thực tiễn cao vì :
Các câu tục ngữ thường ngắn gọn,dễ nhớ vì chúng thường ngắn gọn,àm súc ,cô đọng,có nhịp điệu,hình ảnh
Chúng có tính thực tiễn cao vì xuất phát từ những kinh nghiệm dân gian của nhân dân ta mọi mặt trong đời sống,được nhân dân sáng tạo dựa vào đời sống hằng ngày
Phân tích câu tục ngữ : Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Đối với câu thứ nhất “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Có thể thấy tháng năm là tháng của mùa hè. Vào khoảng thời gian này đêm ngắn ngày dài vì thế cha ông ta sau bao nhiêu năm tháng sinh sống đã đúc kết và ví von đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Thời gian buổi tối trôi đi nhanh khiến cho con người cảm tưởng vừa mới chợp mắt thì trời đã sáng mất rồi. Sang đến câu thứ hai “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Tháng mười là tháng của mùa đông. Vào khoảng thời gian này ngày sẽ ngắn đi còn tối sẽ dài thêm. Mọi người sẽ được ngủ nhiều hơn làm. Với cách nói vần “mười” với “cười” và sự biểu đạt ý nghĩa hóm hỉnh dí dỏm. Câu tục ngữ vừa mang đến ý nghĩa chỉ quy luật tự nhiên lại vừa mang âm hưởng vui tươi. Như vậy qua đây, ta có thể thấy được câu tục ngữ trên thể hiện được sự thay đổi của các tháng trong các mùa, thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau. Để đúc kết được câu tục ngữ đó, cha ông ta đã phải mất nhiều thời gian sinh sống và chiêm nghiệm mới có thể làm được.
Câu 2 :
Em ko đồng ý .Vì "Nghĩa bóng" được hình thành theo theo phương pháp biểu trưng và làm nên nghĩa biểu trưng của tục ngữ. "Nghĩa bóng" này được hình thành do cách nói chuyển nghĩa và do quá trình vận dụng đã tạo nên khả năng mở rộng nghĩa.
Phân tích ý nghĩa câu tục ngữ " Tấc đất tấc vang"
Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị cũ, đất đai, ruộng vườn… nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”.
“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.
Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.
Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:
“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh… là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.
Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:
“Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ”
Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.
Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý: “Tấc đất, tấc vàng”.
Câu 3 :
1. Khái niệm luận cứ
Theo định nghĩa sách giáo khoa, luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.
Theo lý thuyết, luận cứ là cơ sở, nền tảng còn luận điểm có tính kết luận.
2. Các yêu cầu của luận cứ
– Luận cứ cần phù hợp với yêu cầu của các luận điểm, có nghĩa là luận cứ phài hài hòa với nội dung của luận điểm.
– Luận cứ cần có tính chính xác, khi nêu lên các luận cứ các biết rõ các thông tin đó có tính xác thực hay không? ví dụ như luận cứ về thời gian, số liệu, nhân vật có tính lịch sử…
– Luận cứ cần tính tiêu biểu, chọn lọc những nội dung nổi bật, đặc trưng để nêu. Ví dụ nhà thơ có nhiều tác phẩm văn học hãy chọn các tác phẩm giá trị, nổi bật nhất.
– Luận cứ cần phải toàn diện, khi nêu lên luận cứ cần đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu đầy đủ, toàn diện cho luận điểm.
Xác định luận cứ cho luận điểm" Sách là người bạn lớn của con người"
Ngày nay,chúng ta ai cũng cần phải có kiến thức để nuôi sống mình và gia đình mình,nhưng kiến thức ở đâu ? Nó nằm trong những cuốn sách vì vậy sách là tài sản quý giá,là người bạn tốt của con người,chúng ta phải chăm chỉ đọc sách.
Sách là sản phẩm của trí tuệ con người,sách là tài sản vô cùng quý giá.Sách mang nhiều kiến thức phong phú,giúp ta có những kiến thức làm những cột mốc xuất phát để ta có thêm nhiều kiến thức khác.Sách lưu giữ nhiều kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau:những cuộc khởi nghĩa của ông cha ta được ghi trong sử sách,những bài văn hay có trong sách Ngữ Văn,những bài Toán khó nhưng có nhiều cách giải hay trong sách Toán và Bài tập Toán...Những kiến thức này đều xuất phát trong những cuốn sách từ cổ chí kim.Nếu chúng ta còn thắc mắc về những điều mà mình chưa rõ thì thì sách sẽ giúp chúng ta cập nhật thông tin một cách đơn giản mà nhanh nhất.Chúng ta còn có thể giải mã được thắc mắc của chính mình và tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức phong phú khác từ những cuốn sách hay mà quý giá.Sách đưa ta đến chân trời của kiến thức,một chân trời kiến thức vô tận,giúp ta mở rộng thêm hiểu biết,là chìa khoá mở ra tri thức giúp đỡ ta sau này khi chúng ta bước vào đời sống tự lập.Sách còn đưa ta đến nơi của những cảm xúc lãng mạn:những cảnh thiên nhiên rất đẹp và những nhân vật tốt bụng luôn cứu giúp người khi hoạn nạn;cho ta biết thêm những tình cảm tốt đẹp:đức tính trung thực,thuỷ chung...Sách giáo dục chúng ta trở thành người tốt.Ai cũng biết những người thành đạt,nổi tiếng trên thế giới như Bác Hồ,Lenin,Lê Quý Đôn...Họ là những con người rất ham đọc sách,luôn tìm tòi kiến thức từ sách vở.Rõ ràng sách luôn là tài sản quý báu,người bạn quan trọng của con người.
Có người hay hỏi rằng:"Đọc sách như thế nào để có hiệu quả cao ?".Chúng ta có thể đọc sách ở nhiều nơi:thư viện,nhà trường,vào thời gian rãnh rỗi khi đang ở nhà...Chúng ta phải lựa chọn sách để đọc,phù hợp với lứa tuổi mọi người.Có nhiều loại sách để chúng ta có thể lựa chọn nhưng phổ biến nhất là hai loại sách:loại thứ nhất là sách kiến thức phổ thông dùng cho học sinh và các học giả chuyên môn;loại thứ hai là sách có kiến thức chuyên môn,dùng để trau dồi cho chuyên môn.Khi đọc sách chúng ta phải vừa đọc,vừa ghi lại những ý quan trọng và những ý mà mình cần thiết nhất.Chúng ta nên ghi vào một cuốn sổ riêng để tiện sử dụng khi cần thiết chúng ta phải vận dụng những kiến thức học được trong sách vào cuộc sống hàng ngày,như vậy thì chúng ta có thể nhớ kĩ hơn những kiến thức học được trong sách.Chúng ta cần phải kiên trí đọc sách để tạo thành thói quen cho mình,phải đọc sách theo những điều trên đây thì mới cho ta hiệu quả cao của việc đọc sách.
Sách luôn là người bạn thân,luôn cần thiết đối với chúng ta dù cho khoa học,kĩ thuật phát triển cao đến đâu.Sách luôn là người bạn tri kỉ,cùng ta đi hết cuộc đời,sách luôn cần thiết đối với chúng ta cho dù khoa học,kĩ thuật phát triển thì sự phát triển của nó đều nhờ vào những kiến thức có trong sách.Chúng ta phải luôn nâng niu,bảo vệ sách,giữ gìn sách để chúng luôn luôn và mãi mãi là người bạn thân của chúng ta sau này.
Là người học sinh,chúng ta cần phải luôn luôn đọc sách vì nhờ vào việc đọc sách mà chúng ta mới có nhiều kiến thức về thế giới chúng ta đang sống và phát triển ra sao.Sách là tài sản quý giá,là người bạn thân tốt của con người.Chúng ta luôn luôn cần phải đọc sách cho dù khoa học,kĩ thuật phát triển đến đâu.
Sử dụng phép tu từ : nói quá, liệt kê
Vì sử dụng chúng để tạo ra lời khuyên quý giá và bài học sâu sắc.
b, Sử dụng phép tu từ : nói quá, liệt kê
Vì sử dụng chúng để tạo ra lời khuyên quý giá và bài học sâu sắc.
( chúc bạn học tốt)